*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Cập nhật tình hình dịch Covid-19 ở Hà Nội, TP.HCM và các tỉnh thành trên cả nước ngày 1/9.
Hà Nội sẽ giảm 50% học phí cả năm học 2021-2022 cho học sinh các cấp với tổng nguồn kinh phí 900 tỷ đồng.
Chiều 1/9, tại lễ phát động phong trào thi đua đặc biệt cho năm học 2021-2022 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, ông Trần Thế Cương, Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, cho biết với tình hình dịch hiện tại, mức giảm học phí là 50%. Sang học kỳ II, nếu dịch bệnh vẫn diễn biến phức tạp, ngành sẽ tiếp tục tham mưu để có thể miễn giảm 100% học phí cho người học.
Trong thời gian tới, ngành giáo dục thủ đô cũng sẽ rà soát, hỗ trợ cán bộ, giáo viên, học sinh khó khăn do ảnh hưởng bởi Covid-19, đảm bảo mục tiêu "không để ai bị bỏ lại phía sau". Một số phong trào tiếp tục được đẩy mạnh như "Máy tính cho em" nhằm hỗ trợ học sinh về thiết bị học tập trực tuyến.
Bài viết dẫn nguồn từ:
19h ngày 1/9, hàng chục cán bộ, chiến sĩ thuộc nhiều lực lượng trên địa bàn thủ đô Hà Nội có mặt tại ngõ 328 Nguyễn Trãi để bắt đầu di dời người dân tại đây đến vùng an toàn là khu ký túc xá của Đại học FPT (khu công nghệ cao Hòa Lạc, huyện Thạch Thất).
Theo kế hoạch, quận Thanh Xuân di dời khoảng 1.187 người dân trong "ổ dịch" phường Thanh Xuân Trung đến vùng an toàn.
Đêm 1/9, 8 xe buýt đón người dân đưa đi cách ly tại trước ngõ 328 Nguyễn Trãi.
Đưa khoảng 1200 dân tại ổ dịch Thanh Xuân Trung, Hà Nội đi cách ly (Clip: Việt Hùng)
Bấm link để xem đầy đủ chùm ảnh:
Thông tin được thượng tá Lê Mạnh Hà, Phó phòng Tham mưu, Công an TP HCM nói tại buổi họp báo cung cấp thông tin về công tác phòng chống Covid-19 trên địa bàn chiều 1/9. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thành phố ghi nhận 221.254 ca nhiễm trong đợt dịch thứ tư, trải qua 10 ngày siết chặt giãn cách theo nguyên tắc "ai ở đâu yên đó".
Theo ông Hà, qua kiểm soát mã QR và đối chiếu dữ liệu F0 trên cơ sở dữ liệu dân cư, Bộ Công an thông báo có 43 người thuộc diện F0 di chuyển qua 43 chốt. Công an thành phố kiểm tra và phát hiện một số trường hợp bị trùng nên tổng số F0 qua chốt là 30.
Trong đó, 10 người có giấy đi đường, số còn lại thuộc nhóm miễn giấy đi đường như xe chở rác, đi xét nghiệm, đến khu cách ly tập trung. Hiện, 2 người khỏi bệnh, 8 người cách ly tập trung, một người chưa xác minh được, số còn lại cách ly tại nhà.
Bấm link để đọc bài viết nguồn tại đây:
Tối 1/9, trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận trong 2 ngày 31/8 và 1/9 tổng số 804 ca tử vong do COVID-19. Trong đó, ngày 31/8 là 440 ca tử vong và ngày 1/9 là 364 ca.
Cụ thể tại TP. Hồ Chí Minh (658), Bình Dương (78), Long An (14), Đồng Nai (12), Đồng Tháp (10), Tiền Giang (9), Đà Nẵng (4), Khánh Hòa (4), Bình Phước (3), Hà Nội (2), Ninh Thuận (2), Thừa Thiên Huế (2), Bà Rịa - Vũng Tàu (1), Bến Tre (1), Lào Cai (1), Tây Ninh (1), Trà Vinh (1), Vĩnh Phúc (1).
Tổng số ca tử vong do COVID-19 tại Việt Nam tính đến nay là 11.875 ca, chiếm tỷ lệ 2,5% so với tổng số ca mắc và cao hơn 0,4% so với tỷ lệ tử vong do COVID-19 trên thế giới (2,1%).
Bộ Y tế cho biết theo thống kê sơ bộ, số bệnh nhân nặng đang điều trị là 6.334 ca, trong đó: thở ô xy qua mặt nạ: 4.032; thở ô xy dòng cao HFNC: 1.227; thở máy không xâm lấn: 144; thở máy xâm lấn: 907; ECMO: 24.
Bấm link đọc bài viết nguồn:
Tính từ 17h ngày 31/8 đến 17h ngày 01/9, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 11.434 ca nhiễm mới, trong đó 05 ca nhập cảnh và 11.429 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (5.368), Hà Nội (51)...
Trên Hệ thống Thông tin thu dung điều trị bệnh nhân COVID-19 ghi nhận trong ngày 31/8 là 433 ca tử vong và trong ngày 01/9 là 364 ca tử vong tại TP. Hồ Chí Minh (658), Bình Dương (78)...
Ngày 1-9, Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa đã ban hành quyết định về việc áp dụng các biện pháp giãn cách xã hội toàn TP Thanh Hóa với trên 600.000 dân trong 7 ngày theo Chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ, bắt đầu từ 0 giờ ngày 2-9.
Bí thư Tỉnh ủy Thanh Hóa Đỗ Trọng Hưng (giữa) đi kiểm tra công tác phòng chống dịch Covid-19 tại TP Thanh Hóa sáng nay 1-9 - Ảnh: Hoàng Đông
Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa giao Công an tỉnh, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh, Sở Y tế và các cơ quan, đơn vị liên quan chỉ đạo, phối hợp và hướng dẫn TP Thanh Hóa khẩn trương thực hiện phong tỏa toàn bộ địa bàn TP; yêu cầu tất cả mọi người dân thực hiện nghiêm nguyên tắc "ai ở đâu ở đấy", tuyệt đối không để người dân và các phương tiện di chuyển ra khỏi địa bàn TP từ 0 giờ ngày 2-9 (trừ các hoạt động công vụ, y tế và các trường hợp được cấp có thẩm quyền cho phép).
Bấm link đọc bài viết nguồn chi tiết:
Chiều 1/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, các ca mắc mới phân bố theo quận/huyện gồm Hà Đông (4), Thanh Xuân (2), Thanh Trì (2), Gia Lâm (1). Cả 9 ca này đều thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng.
Như vậy, trong ngày 1/9, Hà Nội ghi nhận tổng cộng 59 ca, trong đó, có 31 ca khu cách ly, 27 ca tại khu vực phong tỏa và 1 ca tại cộng đồng. Số ca phát hiện hôm nay so với các ngày trước đó đã giảm mạnh.
Đáng chú ý, tính từ 12 - 18h ngày 1/9, "ổ dịch" Thanh Xuân Trung chỉ ghi nhận thêm 2 ca mắc mới. Đây là con số phát hiện ca mới rất thấp trong những ngày qua.
Thông tin cụ thể 9 ca dương tính mới như sau:
Ngày 1/9, Cơ quan CSĐT Công an quận 7, TP HCM đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can với Hồ Hữu Nhân để điều tra về hành vi giả mạo chức vụ, cấp bậc, vị trí công tác.
Ông Hồ Hữu Nhân là người đã dùng thẻ xưng là "ban chỉ đạo phòng chống dịch quận 7" rồi tranh cãi với nhân viên ở siêu thị trên đường Tôn Dật Tiên, phường Tân Phong gây xôn xao dư luận.
Theo điều tra ban đầu, khoảng 16h ngày 29/8, ông Nhân lái ô tô chở theo vợ từ chung cư đến siêu thị trên để mua sữa cho con.
Đến gần siêu thị, ông Nhân dừng xe đưa thẻ "ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận 7" cho vợ đi vào bên trong siêu thị. Tại đây, vợ ông Nhân được nhân viên siêu thị hướng dẫn đặt hàng online vì siêu thị không bán hàng trực tiếp cho khách.
Sau đó vợ ông Nhân xin gặp quản lý siêu thị thì nhân viên báo cho quản lý của siêu thị là ông Phạm Hoàng Tâm ra gặp.
Ông Tâm giải thích cho khách hàng hiểu tình hình dịch diễn biến phức tạp nên siêu thị chỉ bán hàng online. Sau đó, vợ ông Nhân gọi điện cho người này đến để đón đi về.
Bực tức, ông Nhân xuống xe cầm thẻ công vụ "ban chỉ đạo phòng chống dịch Covid-19 quận 7" do vợ đang cầm để vào siêu thị nói chuyện.
Bấm link để đọc thông tin chi tiết:
Theo thông tin mới nhất, từ 20h tối 1/9 đến 3/9, quận Thanh Xuân dự kiến di dời khoảng 1.200 người dân ra khỏi ngõ 328 và 330 đường Nguyễn Trãi, đến ở ký túc xá của Đại học FPT (Hòa Lạc).
Ngày 1/9, quận Thanh Xuân đã ra quyết định thành lập ba tổ công tác làm nhiệm vụ đưa người dân di dời. Chính quyền gửi thư ngỏ cũng như phiếu đăng ký về việc đảm bảo giãn cách tới các hộ dân.
"Đề nghị công dân ở khu vực phong toả đồng thuận, sẵn sàng tư thế, chủ động chuẩn bị tư trang cá nhân của thành viên trong gia đình, khi nhận được thông báo của phường Thanh Xuân Trung cần chấp hành đi cách ly tập trung", thư ngỏ của quận Thanh Xuân viết.
Cùng với việc giãn dân tại ổ dịch Thanh Xuân Trung, quận Thanh Xuân cũng sẽ duy trì kiểm soát chặt chẽ các chốt trực theo mô hình "3 lớp", lắp camera theo dõi để đảm bảo nguyên tắc "người cách ly với người, gia đình cách ly với gia đình".
Phường Thanh Xuân Trung đã đề nghị và được quận đồng ý bổ sung lực lượng chống dịch, trong đó có 20 công an, 20 chiến sĩ quân đội, 10 đoàn viên thanh niên...
Quận cũng đã thành lập trạm y tế lưu động tại các phường để hỗ trợ y tế, điều trị F0 theo chỉ đạo của cấp trên.
Bài viết dẫn nguồn từ:
Ngày 1/9, Bộ Y tế đã phát đi "Thông điệp 5T" gồm: Tuân thủ 5K - Test Covid-19 - Tiêm chủng - Thực phẩm đủ tại nhà - Thầy, thuốc đến tận gia.
Lực lượng chức năng đang tuyên truyền, gửi thư ngỏ, phát thông báo, gửi phiếu đăng ký về việc đưa người dân ở 'ổ dịch' trên địa bàn phường Thanh Xuân Trung (quận Thanh Xuân) đi giãn cách tại khu Ký túc xá ĐH FPT (Thạch Thất, Hà Nội).
Chiều 1/9, theo thông tin từ quận Thanh Xuân (Hà Nội), quận đang triển khai nhiều biện pháp để thực hiện công tác phòng, chống dịch trên địa bàn, đặc biệt tại khu vực "ổ dịch" ở phường Thanh Xuân Trung sau chuyến thị sát của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính.
Theo thông tin từ quận Thanh Xuân, tại khu vực dân cư ngõ 328 và 330 Nguyễn Trãi, phường Thanh Xuân Trung, có 690 hộ và 1.304 nhân khẩu. Tính đến ngày 1/9/2021, tại ổ dịch đã phát sinh 373 trường hợp F0 (trong đó 2 ca ngoài cộng đồng, 74 ca tại khu cách ly tập trung, 297 ca tại khu vực đã khoanh vùng cách ly).
Quận cho biết, về công tác khoanh vùng, truy vết, dập dịch, đã tổ chức truy vết các F0, F1 để đưa đi điều trị và cách ly tập trung tại các cơ sở của thành phố và quận; lấy mẫu xét nghiệm sàng lọc 3 lần với hơn 5.000 mẫu cho toàn bộ người dân tại khu vực phong tỏa và 10.000 mẫu xét nghiệm diện rộng cho người dân giáp ranh khu vực phong tỏa.
Trước tình hình dịch bệnh dự đoán còn tiếp tục có nhiều diễn biến phức tạp, tiếp thu ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Quận đã xây dựng phương án và được UBND thành phố chấp thuận: cho phép đưa người dân trong khu vực phong toả tại phường Thanh Xuân Trung (chưa phải là F1) được đi cách ly giãn dân, tập trung như các trường hợp F1 tại khu Ký túc xá Đại học FPT(Khu công nghệ cao Hoà Lạc- Thạch Thất).
Thời gian dự kiến thực hiện từ 18h00 ngày 1/9/2021.
Bài viết trích dẫn từ nguồn:
Tại cuộc họp báo về công tác phòng chống dịch diễn ra ngày 1/9, Đại tá Trần Văn Chính, Phó giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, cho biết cơ quan CSĐT đã xác định dấu hiệu vi phạm liên quan vụ người đàn ông tử vong vì 5 cơ sở y tế không tiếp nhận.
Theo đại tá Trần Văn Chính, có 6 cơ sở liên quan vụ việc (thêm phòng khám đa khoa Phúc Tâm 2). Trong đó, cơ quan điều tra đã xác định dấu hiệu vi phạm của từng cơ sở y tế.
Đại tá Trần Văn Chính, Phó Giám đốc Công an tỉnh Bình Dương, trả lời báo chí sáng 1/9. Ảnh: Người Lao Động.
Phòng khám đa khoa Ngọc Hồng đã tiếp nhận ca bệnh cấp cứu nhưng cho rằng vượt quá phạm vi chuyên môn nên đã yêu cầu người nhà chuyển bệnh nhân đến tuyến trên, không lập hồ sơ bệnh án, không thực hiện giấy chuyển viện, chuyển tuyến và không chuyển bệnh nhân lên tuyến trên bằng xe cấp cứu chuyên dụng.
Cụ thể, đối với Bệnh viện Quân y 4, sau khi tiếp nhận ca bệnh cấp cứu đã không tổ chức cấp cứu, không lập hồ sơ bệnh án, không thực hiện giấy chuyển viện, chuyển tuyến theo quy định mà yêu cầu người nhà tự chuyển bệnh nhân, không chuyển bệnh nhân lên tuyến trên bằng xe cấp cứu chuyên dụng. Hành vi này vi phạm quy định tại các điều 32, 52, 53, 54 của Luật khám chữa bệnh.
Bấm link để đọc bài viết nguồn:
Sáng 1.9, Công an Đồng Nai cho biết đang tạm giữ hình sự Trịnh Đình Hải (33 tuổi, ngụ P.Tam Hiệp, TP.Biên Hòa), giả danh Vụ trưởng Thanh tra Chính phủ.
Trước đó, khoảng 16 giờ 30 ngày 31.8, tại chốt kiểm soát cầu Săn Máu (P.Trảng Dài, TP.Biên Hòa), Hải cùng với Lê Hữu Linh (40 tuổi, ngụ cùng phường) đi trên ôtô BS 60A-623.09 để qua chốt.
Khi lực lượng tại chốt kiểm soát yêu cầu xuất trình giấy tờ thì Hải xưng là Vụ trưởng Thanh tra Chính phủ và đưa một bảng tên Vụ trưởng Thanh tra Chính phủ cùng một thẻ thanh tra mang tên Trịnh Đình Hải. Nghi ngờ giả mạo , lực lượng tại chốt đã giữ lại làm rõ. Qua đấu tranh, Hải khai nhận đã giả mạo lãnh đạo Thanh tra Chính phủ với mục đích để đi qua các chốt kiểm dịch.
Bấm link để đọc bài viết nguồn:
Ngày 1/9, một nguồn tin cho biết AstraZeneca vừa chuyển thêm 3 lô vaccine gồm 2.016.460 liều về Việt Nam.
Hai lô với tổng cộng hơn 1,4 triệu liều được đưa về sân bay Tân Sơn Nhất (TP.HCM) hôm 30/8. Sáng nay, thêm 576.300 liều AstraZeneca tiếp tục về đến TP.HCM.
Đến nay, hợp đồng của Công ty cổ phần Vaccine Việt Nam (VNVC) mang về hơn 10,1 triệu liều AstraZeneca trong tổng số khoảng 19,1 triệu liều vaccine này tại Việt Nam. VNVC cho biết sẽ sớm chuyển giao phi lợi nhuận số vaccine này cho Bộ Y tế để kịp thời đưa về các địa phương tiêm phòng cho người dân.
Qua nhiều nguồn khác nhau, Việt Nam đã tiếp nhận hơn 29 triệu liều vaccine Covid-19 từ các nguồn khác nhau, gồm: Hơn 19 triệu liều vaccine AstraZeneca, hơn 5 triệu liều vaccine Moderna, khoảng 3 triệu liều vaccine Pfizer, 2,5 triệu liều vaccine Sinopharm và 12.000 liều vaccine Sputnik V. Bộ Y tế đã phân bổ hầu hết số vaccine đã tiếp nhận về các địa phương, đơn vị.
Tính đến trưa 1.9, tại ổ dịch xã Tân Lập (H.Đan Phượng, Hà Nội) phát hiện thêm 5 ca nhiễm Covid-19 , đều có nguồn lây từ trường hợp bà N.T.Th , là F0 về từ (Q.Đống Đa, Hà Nội).
Ổ dịch Covid-19 xã Tân Lập (H.Đan Phượng, Hà Nội) dự báo vẫn còn gia tăng ca nhiễm ẢNH TRẦN CƯỜNG
Trao đổi với Thanh Niên, ông Nguyễn Hữu Hoàng, Chủ tịch UBND H.Đan Phượng, cho biết từ trưa 31.8 đến sáng 1.9, tại ổ dịch xã Tân Lập có thêm 5 ca nhiễm Covid-19, gồm: N.N.K (52 tuổi, ở cụm 8 xã Tân Lập) là F1 của bà N.T.Th - người về từ khu phố Trần Quang Diệu, Q.Đống Đa, Hà Nội; T.V.K (10 tuổi) và N.H.D (7 tuổi), đều ở cụm 9 xã Tân Lập; N.N.G (11 tuổi) và N.T.O (16 tuổi), là hai chị em ruột, cũng ở cụm 9, xã Tân Lập.
Bài viết trích dẫn từ nguồn:
Theo ông Khổng Minh Tuấn - phó giám đốc CDC Hà Nội, với tình hình dịch hiện tại, việc TP nới lỏng giãn cách xã hội sau ngày 6-9 sẽ rất khó. Vì vậy, đơn vị đang nghiên cứu và đề xuất tiếp tục thực hiện giãn cách nửa chu kỳ.
Hôm nay 1-9, còn hơn 5 ngày nữa Hà Nội sẽ kết thúc thực hiện giãn cách xã hội đợt 3 theo chỉ thị 16 của Thủ tướng Chính phủ.
Liệu sau ngày 6-9, Hà Nội có tiếp tục giãn cách xã hội? Nếu tiếp tục giãn cách thì sẽ theo nguyên tắc nào, nới lỏng thì sẽ nới lỏng ra sao?
Trả lời Tuổi Trẻ Online về vấn đề trên, ông Khổng Minh Tuấn - phó giám đốc CDC Hà Nội - cho biết với số lượng ca F0 trong cộng đồng vẫn tăng và ý thức chấp hành giãn cách của người dân như hiện nay, thì việc thực hiện giãn cách xã hội có thể sẽ phải tiếp tục sau thời điểm 6-9.
"Người dân, doanh nghiệp ra đường nhiều quá. Từ nay đến ngày 4-9, chúng tôi sẽ tiếp tục đánh giá nguy cơ trên kết quả xét nghiệm, tuy nhiên từ nay đến ngày 6-9 cứ tình hình như thế này thì chắc sẽ phải kéo dài thời gian giãn cách xã hội, ít nhất là nửa chu kỳ", ông Tuấn nói.
Trước câu hỏi đối với các quận huyện "vùng xanh" hoặc một số địa phương đã hơn 30 ngày không phát hiện ca nhiễm mới, liệu TP có nới lỏng giãn cách đối với các địa phương trên sau ngày 6-9? Ông Tuấn cho biết, các quận ngoại thành hiện nay cơ bản đã "sạch", tuy nhiên việc giãn cách một nửa là vấn đề lớn.
Thực hiện giãn cách một nửa rất là khó, giãn cách toàn TP dân còn không chấp hành, bây giờ chia nửa thì nguy cơ rất lớn. Tuy nhiên đó cũng là một ý kiến tốt, cần xem xét nhưng cái này tùy thuộc vào ý thức người dân. Ví dụ nội thành đang giãn cách mà người dân lại ra khu vực nới lỏng, nếu là F0 thì rất nguy hiểm
Bài viết được dẫn nguồn từ:
Qua tổ chức lấy mẫu sàng lọc, nhiều giáo viên và người nhà của giáo viên tại huyện Hải Hậu (Nam Định) được xác định dương tính SARS-CoV-2, Chủ tịch huyện này đã ban hành công điện khẩn, hoãn tựu trường các cấp học trên địa bàn.
Ngày 31-8, ông Đỗ Hải Điền, Chủ tịch UBND huyện Hải Hậu, tỉnh Nam Định đã ban hành Công điện khẩn số 12/CĐ-UBND, về việc thực hiện các biện pháp cấp bách phòng chống dịch Covid-19 khi trên địa bàn ghi nhận 10 trường hợp dương tính SARS-CoV-2 qua khám sàng lọc.
Theo công điện, trong ngày 31-8, Trung tâm Y tế Hải Hậu tổ chức lấy mẫu xét nghiệm nhanh (test) sàng lọc cho đội ngũ viên chức quản lý, giáo viên các trường học, đã phát hiện 23 mẫu dương tính SARS-CoV-2.
Ngành y tế tỉnh Nam Định thực hành lấy mẫu xét nghiệm lên phương án phòng chống dịch Covid-19 trong trường học trên địa bàn - Ảnh: Báo Nam Định
Kết quả xét nghiệm RT-PCR sau đó đã khẳng định có 10 trường hợp mắc Covid-19, là một số giáo viên và người nhà của giáo viên đang sinh sống tại tổ dân phố số 2, 3, 4 thị trấn Yên Định và tại xóm 17 xã Hải Hưng. Đây đều là những ca mắc Covid-19 từ trong cộng đồng.
Trước tình hình trên, Chủ tịch UBND huyện yêu cầu các địa phương khẩn trương thực hiện nghiêm các biện pháp cấp bách, thần tốc truy vết triệt để tất cả những trường hợp có liên quan để phân loại các trường hợp F1, F2, kịp thời cách ly y tế theo quy định.
Sau khi lây nhiễm Covid-19 từ Bệnh viện đa khoa Hợp Lực, bệnh nhân về quê tổ chức đám tang cho chồng và đã lây nhiễm cho 10 người khác, khiến toàn H.Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) phải giãn cách xã hội theo Chỉ thị 16.
Đã có 10 người nhiễm Covid-19 từ đám tang ở H.Nga Sơn - Ảnh: PHÚC NGƯ
Sáng 1.9, thông tin từ UBND H.Nga Sơn (tỉnh Thanh Hóa) cho biết, tính đến hết ngày 31.8, huyện này đã ghi nhận tổng cộng 11 ca nhiễm Covid-19, trong đó có 10 ca lây nhiễm từ đám tang của một gia đình ở tiểu khu Long Khang (TT.Nga Sơn, H.Nga Sơn).
Nguồn lây bệnh xuất phát từ một phụ nữ bệnh nhân (61 tuổi, ngụ tại tiểu khu Long Khang, TT.Nga Sơn) đi chăm sóc chồng tại phòng 303, Khoa Ung bướu, Bệnh viện đa khoa Hợp Lực (ổ dịch tại bệnh viện được phát hiện vào ngày 29.8) và bị nhiễm bệnh.
Đến ngày 26.8, chồng bệnh nhân mất, đám tang được tổ chức tại nhà. Trong quá trình tổ chức đám tang, có nhiều người ở nhiều địa phương tham gia.
Ngành y tế đã truy vết được 109 F1 và 690 F2 liên quan đến ổ dịch trong đám tang này. Tiến hành lấy mẫu xét nghiệm, kết quả đến hết ngày 31.8 ghi nhận 10 ca lây nhiễm từ nữ bệnh nhân trên (tổng cộng là 11). Những người bị lây nhiễm đều tham dự đám tang, hoặc có tiếp xúc gần với nữ bệnh nhân.
Bài viết được trích dẫn từ nguồn:
Sau 8 ngày xu hướng giảm, hôm qua số ca tử vong do Covid-19 tại TP HCM tăng trở lại với 335 ca, nhiều hơn 90 ca so với ngày trước.
Thông tin được ông Phạm Đức Hải, Phó ban chỉ đạo phòng chống Covid-19 TP HCM nói tại buổi họp báo cung cấp thông tin về công tác chống dịch trên địa bàn chiều 31/8. Cuộc họp diễn ra trong bối cảnh thành phố ghi nhận gần 216.000 ca nhiễm, trải qua ngày thứ 9 siết chặt giãn cách với yêu cầu "ai ở đâu yên đó".
Cụ thể, ngày 22/8 trước khi thành phố siết chặt giãn cách số ca tử vong là 340, đến ngày 23/8 còn 292 ca, ngày 24/8 giảm xuống còn 266, ngày 25/8 con số này là 242, ngày 26/8 số ca tử vong nhích lên 287, 27/8 con số này giảm xuống 271, ngày 28/8 còn 256 ca tử vong , số trường hợp tử vong vào ngày 29/8 còn 245 và ngày 30/8 là 335 ca. Như vậy, tính từ đầu năm đến nay, TP HCM ghi nhận 9.204 ca tử vong do Covid-19, trung bình mỗi tháng hơn 1.150 ca tử vong.
Số ca tử vong cũng như nhập viện sẽ có độ trễ so với đỉnh dịch của TP HCM. Do đó, ngành y tế thành phố cũng nhận định rằng có thể một tuần nữa, số ca tử vong mới hy vọng được cải thiện và giảm đi
Bài viết trích dẫn từ nguồn:
Sáng 1/9, Trung tâm kiểm soát bệnh tật (CDC) Hà Nội cho biết, tính đến 6h sáng cùng ngày, thành phố ghi nhận thêm 30 ca dương tính SARS-CoV-2 trong đó 8 ca tại khu cách ly và 22 ca tại khu vực phong tỏa.
Phân bố theo quận/huyện gồm Thanh Xuân (23), Đống Đa (3), Hà Đông (2), Đan Phượng (2). 30 trường hợp đều thuộc chùm F1 của các trường hợp ho sốt cộng đồng.
Thông tin cụ thể 30 ca dương tính mới ghi nhận như sau:
Tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch trên địa bàn TP HCM chiều 31-8, Phó giám đốc Sở Y tế TP Nguyễn Văn Vĩnh Châu cho biết tính đến sáng 31-8, TP HCM có hơn 59.000 F0 được cách ly tại nhà. Đây là những người không có bệnh nền và không thuộc nhóm nguy cơ. Tỷ lệ chuyển tuyến của các F0 cách ly tại nhà từ 0,4 đến 0,5%.
Song song đó, TP đang có 312 trạm y tế phường, xã và có 414 trạm y tế lưu động để theo dõi, điều trị F0 cách ly tại nhà. Cơ quan chức năng cũng cấp 64.000 túi thuốc chăm sóc F0 tại nhà.
Bác sĩ thăm khám cho bệnh nhân tại Bệnh viện dã chiến thu dung điều trị Covid-19 Phú Nhuận số 1.
Cũng tại cuộc họp báo cung cấp thông tin tuyên truyền về công tác phòng chống dịch Covid-19 tại TP HCM vào chiều 31-8, bác sĩ Châu cho biết nếu tính trên tổng số ca điều trị tại bệnh viện là 158.262 thì tỉ lệ tử vong là 5,8%. Nhưng nếu cộng thêm hơn 59.000 F0 đang điều trị tại nhà thì tỉ lệ này trong khoảng 4,2%.
Số ca mắc mới phát hiện nhiều thì số ca hồi sức cũng tăng lên, ảnh hưởng đến chất lượng điều trị của hệ thống điều trị dẫn đến khả năng tử vong sẽ tăng. Số ca tử vong cũng như nhập viện sẽ có độ trễ so với đỉnh dịch của TP HCM. Sở Y tế nhận định có thể trong một tuần tới số ca tử vong mới có hy vọng cải thiện và giảm
Cuối buổi chiều 31.8, sau khi thăm Bệnh viện dã chiến hồi sức tích cực bệnh nhân Covid-19 nặng và nguy kịch tại P.Yên Sở (Q.Hoàng Mai) và kiểm tra công tác phòng, chống dịch Covid-19 tại "điểm nóng" P.Thanh Xuân Trung (Q.Thanh Xuân), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã họp với lãnh đạo TP.Hà Nội và các quận, huyện, xã, phường về công tác phòng, chống dịch trên địa bàn thành phố.
Phát biểu tại đây, Thủ tướng ghi nhận, biểu dương thành tích phòng chống dịch, vừa phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội và cho rằng đó "thành quả của nhân dân".
Tuy nhiên, Thủ tướng nhìn nhận rằng, người dân ở Hà Nội ra đường vẫn đông, cho thấy "việc thực hiện Chỉ thị 16 chưa đạt hiệu quả".
Theo người đứng đầu Chính phủ, nếu tình hình như hiện nay thì Hà Nội vẫn kiểm soát được, nhưng nếu diễn biến phức tạp như các tỉnh phía nam thì rất dễ lúng túng.
Bấm link đọc bài viết nguồn chi tiết tại đây:
Chiều 31/8, sau khi đi thị sát Bệnh viện dã chiến tuyến cuối điều trị Covid-19 tại miền Bắc tại Hoàng Mai (Hà Nội), Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp tục đến kiểm tra đột xuất tại "ổ dịch" ở phường Thanh Xuân Trung (Thanh Xuân). Đây là "ổ dịch" nóng nhất ở Hà Nội hiện nay, với 348 ca dương tính.
Tại đây, Thủ tướng Phạm Minh Chính trực tiếp trao đổi, nắm tình hình với nhiều người dân, trong đó có cả một shipper đang vận chuyển. Với người giao hàng này, Thủ tướng đề nghị được xem giấy đi đường, giấy chứng nhận tiêm vaccine.
Thủ tướng cũng kiểm tra 4 cửa hàng bán hàng thiết yếu trên đường Nguyễn Tuân và 1 cửa hàng điện thoại di động trên đường Nguyễn Trãi.
Thủ tướng xem giấy đi đường của một shipper ở Thanh Xuân. Ảnh: Nhật Bắc.
Bấm link để đọc bài viết chi tiết tại đây:
Tối 31/8, tỉnh Nghệ An cho biết đơn vị này vừa ghi nhận thêm 54 ca nhiễm SARS-CoV-2, trong đó có nhiều người bị nhiễm là nhân viên y tế và có một số ca nhiễm cộng đồng.
Các địa phương có ca nhiễm SARS-CoV-2 gồm: Diễn Châu: 17, TP Vinh: 15, Nghĩa Đàn: 8, Đô Lương: 5, Yên Thành: 4, Nam Đàn: 3, Nghi Lộc: 1, Cửa Lò: 1.
Đặc biệt, trong số các ca bệnh mới, có 8 bệnh nhân làm việc tại Bệnh viện Dã chiến số 2 gồm: bệnh nhân C.P.P.T. (SN 1995. trú xã Diễn Phong, Diễn Châu). Bệnh nhân có 2 lần xét nghiệm âm tính vào ngày 21/8, 26/8. Ngày 29/8, bệnh nhân có triệu chứng sốt, mệt mỏi và có kết quả dương tính với vi rút SARS-CoV-2 ngày 31/8.
Bên trong phòng điều trị bệnh nhân nhiễm Covid-19 ở Bệnh viện Dã chiến Nghệ An.
Bấm link để đọc chi tiết các ca dương tính:
Nhiều tuyến đường tại TP.HCM đông đúc hơn khi shipper và một số nhóm liên quan hoạt động cung ứng hàng hóa được hoạt động trở lại.
TP.HCM cho phép shipper được hoạt động tại 8 quận, huyện, TP thuộc vùng đỏ. Đồng thời, Công an TP.HCM cấp thêm 20.000 giấy đi đường cho hệ thống bán lẻ, lực lượng đóng gói combo...
TP.HCM cho phép shipper được hoạt động tại 8 quận, huyện, TP thuộc vùng đỏ. Đồng thời, Công an TP.HCM cấp thêm 20.000 giấy đi đường cho hệ thống bán lẻ, lực lượng đóng gói combo...
Hệ thống giao hàng hoạt động trở lại khiến lượng phương tiện lưu thông trên một số tuyến đường trong ngày 31/8 đông hơn so với tuần trước. Trên đường 3/2 (quận 10), xe cộ nối đuôi nhau lúc đầu giờ chiều.
Đường Nguyễn Tri Phương (quận 5) cũng ghi nhận lưu lượng giao thông đông hơn so với những ngày đầu siết chặt giãn cách xã hội.
Bấm link đọc bài viết nguồn chi tiết:
Tính từ 17h ngày 30/8 đến 17h ngày 31/8, trên Hệ thống Quốc gia quản lý ca bệnh COVID-19 ghi nhận 12.607 ca nhiễm mới, trong đó 16 ca nhập cảnh và 12.591 ca ghi nhận trong nước tại TP. Hồ Chí Minh (5.444) và Hà Nội (77).