*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Bản tin 6h ngày 3/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19. Đến hôm nay đã 17 ngày, Việt Nam không phát hiện ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng.
Ngày 3/5, Công an TP. Vinh (Nghệ An) cho biết, cơ quan này đã có quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Nguyễn Hoài Nam (SN 1976, trú xã Hưng Lộc, TP. Vinh) về tội "đưa hoặc sử dụng trái phép thông tin mạng máy tính, mạng viễn thông", theo điều 288 Bộ luật Hình sự 2015.
Trước đó, vào ngày 14/4, qua việc nắm tình hình dư luận trên mạng xã hội, Công an TP Vinh phát hiện tài khoản facebook có tên "Nam Hoài Nguyễn Trọng" đã đăng tải nhiều thông tin, bài viết có nội dung trái quy định của pháp luật, xuyên tạc thông tin không đúng sự thật về dịch Covid -19 như: "Việt Nam đã có ca chết vì Covid đầu tiên! Cam đoan chính xác", "Xác nhận đã có ca chết vì Corona đầu tiên tại Việt Nam. Là bệnh nhân tại Bạch Mai", "Theo nguồn tin bật mí, có 3 người VN chết vì Covid-19 mà chính quyền giấu nhẹm! 2 Hà Nội, 1 Nghệ An, quá xỏ lá"…
Khởi tố người đàn ông bịa chuyện có 3 người chết vì Covid-19dantri.com.vnBài viết được lược dẫn từ Dantri.com.vn
Trong chuyến thăm, làm việc và tham dự một số sự kiện khởi công, khánh thành các dự án trọng điểm của TP Hải Phòng, chiều 3-5, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội 4 tháng đầu năm; việc triển khai các nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm nhằm khắc phục ảnh hưởng của dịch Covid-19 và thúc đẩy sản xuất, kinh doanh bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu kinh tế - xã hội năm 2020.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Hải Phòng
Vui mừng khi biết Hải Phòng có mức tăng trưởng kỷ lục trong quý I/2020 (14,9%), Thủ tướng bày tỏ mong muốn không chỉ nghe về kết quả mà nghe về nguyên nhân của kết quả đó, về các biện pháp tháo gỡ khó khăn cho sản xuất kinh doanh, đầu tư công, triển khai gói hỗ trợ an sinh xã hội, bảo đảm an ninh trật tự. Thủ tướng cũng muốn nghe quyết tâm mới của Hải Phòng trong việc tổ chức thực hiện kế hoạch hậu Covid-19 tại TP.
"Hải Phòng cần quyết tâm đi đầu trong tổ chức thực hiện nhiệm vụ, kế hoạch Nhà nước năm 2020, đạt mục tiêu đề ra. Đó là bài toán, câu hỏi lớn đòi hỏi quyết tâm lớn, là "lửa thử vàng" đối với thành phố cảng"
Bài viết được lược dẫn từ nld.com.vn.
Thông tin từ Bộ Ngoại giao cho biết từ giữa tháng 4-2020, các Cơ quan đại diện Việt Nam tại Mỹ đã phối hợp liên hệ, lập danh sách để cơ quan có thẩm quyền trong nước tổ chức chuyến bay đưa các công dân Việt Nam tại Mỹ, chủ yếu là trẻ em, học sinh dưới 18 tuổi, du học sinh không có nơi lưu trú do ký túc xá đóng cửa, người cao tuổi, người có bệnh nền và các trường hợp đặc biệt khó khăn khác về nước.
Người Việt chuẩn bị lên chuyến bay từ Dubai (UAE) về Việt Nam hôm 2-5. Ảnh: Đại sứ quán Việt Nam tại UAE
Tuy nhiên, do thủ tục phía Mỹ liên quan đến nhiều cơ quan chức năng khác nhau nên Hãng Hàng không Quốc gia Việt Nam (Vietnam Airlines) chưa tiếp nhận đủ các giấy phép cần thiết để thực hiện chuyến bay theo thời gian dự kiến.
Bài viết được lược dẫn từ nld.com.vn
Tối 3/5, Trung tâm kiểm soát bệnh tật TP.HCM phát đi thông báo mới về việc lấy mẫu xét nghiệm các trường hợp nhập cảnh vào thành phố.
Theo đó, do đánh giá nguy cơ của các trường hợp nhập cảnh trong giai đoạn này cao hơn giai đoạn trước, ngành Y tế TP.HCM quyết định các trường hợp cách ly tập trung sau khi nhập cảnh sẽ được lấy mẫu xét nghiệm 4 lần vào ngày đầu tiên, ngày thứ 5, ngày thứ 10 và ngày cuối cùng trước khi hoàn tất đủ 14 ngày cách ly.
Như vậy, số lần xét nghiệm COVID-19 cho những người nhập cảnh vào TP.HCM nhiều gấp đôi so với quy định của Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống COVID-19 (2 lần vào ngày đầu và ngày cuối).
Bệnh nhân 271 đang điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi.
Bài viết được lược dẫn từ VTCNews.
Số công dân này gồm 8 nam, 22 nữ, hầu hết là người dân tộc Mông ở xã Hố Mít, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, vượt biên qua Trung Quốc lao động "chui" làm thuê cho các nông trại trồng chuối, cao su ở châu Văn Sơn (tỉnh Vân Nam – Trung Quốc) từ tháng 11/2019.
Biên phòng Việt Nam tiếp nhận công dân về nước.
Sau khi phát hiện, lực lượng chức năng phía Trung Quốc đã tổ chức trao trả công dân cho Việt Nam.
Song song với việc ký biên bản bàn giao – tiếp nhận, lực lượng bảo vệ biên giới 2 bên cũng thống nhất trong thời gian tới sẽ tiếp tục phối hợp tuyên truyền cho nhân dân 2 bên biên giới không xuất nhập cảnh trái phép; tất cả các trường hợp vi phạm về xuất nhập cảnh trái phép đều phải trao trả qua cửa khẩu để đảm bảo hiệu quả quản lý, cách ly về người trong phòng, chống Covid-19.
Số công dân này gồm 8 nam, 22 nữ, hầu hết là người dân tộc Mông ở xã Hố Mít, huyện Than Uyên, tỉnh Lai Châu, vượt biên qua Trung Quốc lao động.
Ngay sau khi tiếp nhận công dân, Đồn Biên phòng cửa khẩu quốc tế Lào Cai đã phối hợp với kiểm dịch y tế tiến hành lấy lời khai y tế, khám sàng lọc, kiểm tra thân nhiệt, xác định tất cả đều không có dấu hiệu bất thường về sức khỏe; đồng thời tổ chức đưa công dân đi cách ly tập trung theo quy định.
Theo VOV
Theo Bộ Y tế tính đến 18h ngày 3/5 Việt Nam ghi nhận thêm ca 1 mắc Covid-19 mới nâng tổng số ca mắc lên 271 trường hợp.
Bệnh nhân 271 (BN271): Bệnh nhân nam, 37 tuổi, quốc tịch Anh, là chuyên gia của Tập đoàn Dầu khí được nhập cảnh để thực hiện dự án kinh tế. Ngày 28/4, bệnh nhân bay từ Anh tới Sân bay Tân Sơn Nhất trên chuyến bay riêng mang số hiệu AXY 2504 (không phải chuyến bay chở khách thương mại).
Cùng đi với bệnh nhân có 12 chuyên gia khác, tất cả đã được quản lý, cách ly tập trung ngay sau khi nhập cảnh tại huyện Cần Giờ (TP Hồ Chí Minh), nên không lây ra cộng đồng. Xét nghiệm lần 1 ngày 28/4 của tất cả 13 người đều cho kết quả âm tính. Ngày 2/5 họ được lấy mẫu xét nghiệm lần 2: 12 người có kết quả âm tính, riêng BN271 có kết quả dương tính với SARS-CoV-2. Hiện BN271 đang được cách ly và điều trị tại Bệnh viện Dã chiến Củ Chi (TP. Hồ Chí Minh).
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 30.530, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 246
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 5.748
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 24.192
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch Covid-19:
- Số ca âm tính lần 1 với SARS-CoV-2: 12 ca.
- Số ca âm tính lần 2 trở lên với SARS-CoV-2: 9 ca.
Hàng chục nghìn tỷ được chi cho phòng chống đại dịch Covid-19, trong đó không ít là danh cho mua sắm trang thiết bị y tế. Nếu không kiểm soát chặt, tình trạng chi tiêu vô tội vạ, gây lãng phí ngân sách sẽ xảy ra.
Trong cơ chế cấp bách, nhiều gói thầu hàng chục tỷ đồng đã được các đơn vị chi ra để mua trang thiết bị, vật tư y tế bằng hình thức chỉ định thầu. “Chỉ định thầu” là một trong những lý do khiến không ít cán bộ thời gian qua, kể cả lãnh đạo từng nắm chức quyền rất cao dính vào vào lao lý.
Ông Nguyễn Nhật Cảm và đồng phạm trong vụ việc ở CDC Hà Nội.
Sau khi Bộ Công an có báo cáo, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chỉ đạo Bộ Y tế, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc TƯ khẩn trương rà soát, chấn chỉnh, thẩm định lại và thanh tra việc thực hiện các gói thầu mua sắm trang thiết bị y tế, vật tư tiêu hao, thuốc chữa bệnh... phục vụ công tác phòng, chống dịch COVID-19, nhất là các gói thầu mua sắm máy xét nghiệm sinh hóa, máy thở, khẩu trang y tế, hóa chất vật tư tiêu hao; nếu có dấu hiệu vi phạm pháp luật thì chuyển hồ sơ, tài liệu cho cơ quan điều tra để điều tra làm rõ, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Trong các ngày nghỉ lễ 2 và 3.5, thầy cô ở Hà Nội vẫn bận rộn tới trường hoặc tham gia các buổi họp trực tuyến để chuẩn bị đón học sinh trở lại sau dịp nghỉ tránh Covid-19.
Giáo viên toàn trường được phân công cụ thể về việc tham gia kiểm tra thân nhiệt của học sinh. Theo đó, các học sinh được kiểm tra theo vị trí đặt biển tên của lớp mình. Ảnh: NVCC
Theo đúng quy định, mỗi học sinh sẽ được kiểm tra thân nhiệt 2 lần/ngày.
Chia đôi lớp, bố trí ra về lệch giờ tan học
Bà Lê Kim Anh, Hiệu trưởng Trường THCS Cầu Giấy cho biết trường chia lớp làm đôi để đảm bảo đúng yêu cầu về cự ly giãn cách. Theo đó, bố trí mỗi học sinh 1 bàn, ngồi theo hình chữ Z, giữ khoảng cách tối thiểu 1m theo quy định.
Khối 8, 9 sẽ học buổi sáng; khối 6, 7 học buổi chiều. 15 phút đầu giờ dành để đo thân nhiệt tại lớp.
Bài viết được lược dẫn từ Vietnamnet.vn.
Ngày 3-5, UBND tỉnh Khánh Hòa ra văn bản chính thức cho tắm biển và các hoạt động có liên quan trên tuyến công viên bờ biển, mặt nước ven biển trên toàn tỉnh được hoạt động trở lại từ ngày 4-5.
UBND các huyện, thị xã, thành phố có biển được yêu cầu triển khai công tác quan sát, cứu hộ bờ biển; bố trí lực lượng tuyên truyền, vận động, kiểm tra, kiểm soát, đôn đốc, nhắc nhở người dân và du khách tuân thủ nghiêm việc giãn cách.
Cũng theo văn bản này, tuy cho hoạt động tắm biển trở lại nhưng toàn bộ người dân vẫn phải đeo khẩu trang và đặc biệt không tụ tập quá 30 người tại công viên bờ biển, bãi biển công cộng.
Bài viết được lược dẫn từ Tuoitre.vn.
Trong bối cảnh đất nước đang gồng mình chống đại dịch COVID-19, vừa "chống dịch như chống giặc", vừa nỗ lực sản xuất, kinh doanh, Thủ tướng nhấn mạnh, một lần nữa cho thấy người dân Việt Nam chúng ta có tinh thần yêu nước nồng nàn; ý chí quyết tâm sắt đá; kết hợp được sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
Chính từ những khó khăn, thách thức về dịch bệnh chưa từng có này, ngay chính ở nơi hồn thiêng sông núi, chúng ta vô cùng tự hào về truyền thống nghìn năm dựng nước, giữ nước, khẳng định trí tuệ và sức mạnh của dân tộc ta.
"Tôi muốn nhấn mạnh lại rằng, người Việt Nam chúng ta với lòng yêu nước nồng nàn, trí tuệ và sức mạnh đoàn kết vì một đất nước Việt Nam phát triển hùng mạnh, thịnh vượng; nhất định chúng ta sẽ tiếp tục chiến thắng trên tất cả các mặt trận, không chỉ trên mặt trận chống dịch bệnh COVID-19, mà còn chiến thắng trên lĩnh vực kinh tế, ngày càng nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân; xây dựng và bảo vệ vững chắc Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa, sánh vai cùng các cường quốc năm châu như Bác Hồ kính yêu hằng mong muốn",
Vì vậy, nhiệm vụ phát triển kinh tế, giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân, khẳng định vị trí Việt Nam trên trường quốc tế là nhiệm vụ của tất cả chúng ta, trước hết đối với lịch sử dân tộc và trách nhiệm đối với gần 100 triệu dân.
Tờ Sức khỏe đời sống đưa tin, theo báo cáo của hệ thống giám sát bệnh COVID-19, đến sáng ngày 03/5/2020, tổng số trường hợp mắc COVID-19 ghi nhận tại TP. Hồ Chí Minh là 54 trường hợp. Đã 26 ngày không ghi nhận thêm trường hợp nhiễm mới. Tổng số trường hợp nghi nhiễm tới thời điểm hiện tại là 398, đều có kết quả xét nghiệm âm tính.
Triển khai các hoạt động giám sát, chống dịch, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật TP. Hồ Chí Minh tiếp tục tiến hành theo dõi, lấy mẫu xét nghiệm các bệnh nhân xuất viện sau điều trị COVID-19. Thực hiện các biện pháp phòng chống lây nhiễm với các bệnh nhân dương tính trở lại sau xuất viện.
Đồng thời, giám sát COVID-19 đối với toàn bộ tổ bay của các chuyến bay quốc tế có lưu trú tại TP. Hồ Chí Minh. Đã lấy mẫu xét nghiệm 266 người, 235 có kết quả âm tính, còn lại đang đợi kết quả.
Hiện, số người đang được cách ly tại các điểm cách ly tập trung của TP. Hồ Chí Minh là 90 người. Số người đang được cách ly tại nhà/lưu trú là 178 người.
Tích cực triển khai các hoạt động giám sát, chống dịch COVID-19. Ảnh minh họa.
Liên quan đến tình hình bệnh nhân nặng số 91, Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh cho biết, bệnh nhân 91 đang được điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới TP. Hồ Chí Minh, hiện tại, tình trạng bệnh nhân ổn định, không sốt, mạch và huyết áp ổn định, tràn khí màng phổi phải đã dẫn lưu, tiếp tục thở máy, tiên lượng còn nặng.
Ngày 30/4, Việt Nam đại diện cho Văn phòng WHO Tây Thái Bình Dương chia sẻ kinh nghiệm phòng chống dịch bệnh COVID-19, lý giải nguyên nhân vì sao trong vòng 14 ngày qua Việt Nam không ghi nhận ca mắc mới ngoài cộng đồng.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế Nguyễn Thanh Long cho biết, kinh nghiệm khống chế dịch COVID-19 của Việt Nam là có sự lãnh đạo của cả hệ thống chính trị, sự vào cuộc quyết liệt của Chính phủ với chiến lược: Chủ động phòng ngừa - phát hiện sớm - cách ly triệt để và điều trị tích cực.Ngoài ra, Việt Nam kêu gọi sự vào cuộc của các cấp chính quyền và huy động mọi nguồn lực tại chỗ với phương châm: Chỉ đạo tại chỗ, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại chỗ, vật tư và hậu cần tại chỗ.
Thứ trưởng Nguyễn Thanh Long cũng đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Mỹ với các nước trong khối ASEAN, đặc biệt trong việc chia sẻ thông tin, các chiến lược ứng phó dịch bệnh, hợp tác nghiên cứu về vaccine, thuốc điều trị và xây dựng mô hình kiểm soát bệnh tật trong khu vực.
GS. TS. Nguyễn Thanh Long, Thứ trưởng thường trực Bộ Y tế chia sẻ kinh nghiệm chống COVID-19 của Việt Nam Ảnh: Chinhphu.vn
Bài viết được lược dẫn từ Tienphong.vn.
Bước sang ngày thứ 3 dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5, bãi biển Quất Lâm đông kín du khách tắm biển, vui chơi nhưng nhiều người cảm thấy ngao ngán khi lượng bèo, rác dạt vào bờ biển nhiều.
Ngày nghỉ thứ 3 trong đợt nghỉ lễ 30/4 và 1/5, bãi tắm Quất Lâm (thị trấn Quẩt Lâm, huyện Giao Thuỷ, tỉnh Nam Định) trong chiều 2/5, bất chấp dịch Covid -19, có rất đông người dân địa phương và du khách tới vui chơi, tắm biển.
Gần về cuối chiều, lượng người đổ về khu bãi tắm Quất Lâm ngày một đông.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây.
Chủ tịch UBND tỉnh Quảng Nam Lê Trí Thanh giao Thanh tra tỉnh tiến hành thanh tra toàn bộ việc mua sắm hệ thống xét nghiệm Real-time PCR tự động, báo cáo trước ngày 20/5/2020.
Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam, ông Nguyễn Văn Hai khẳng định việc mua máy xét nghiệm là cấp thiết, và được thực hiện đúng theo quy định.
Ông Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam xin trả máy cho đơn vị cung ứng
Lãnh đạo Sở Y tế cho hay trước khi mua thiết bị này đã dựa vào thông tin những đơn vị mua sắm trước đó, tham khảo báo giá của 3 đơn vị cung ứng, trong đó báo giá của Công ty CP TM & Đầu tư Giải pháp Việt là thấp nhất 7,56 tỷ.
"Nhận thấy mức giá của công ty đưa ra là chấp nhận được, máy móc tương đối đáp ứng được các yêu cầu cùng với chi phí vận chuyển và mức độ cấp thiết cần phải trang bị máy, không cần chừ được. Do vậy lựa chọn giá đó là hợp lý".
Ông Nguyễn Văn Hai - Giám đốc Sở Y tế Quảng Nam
Ông Phan Văn Chín - Giám đốc Sở Tài chính Quảng Nam: “Chưa thực hiện chuyển tiền mua máy xét nghiệm nên nếu có thất thoát cũng chưa xảy ra”
Liên quan đến trách nhiệm quản lý ngân sách nhà nước và thẩm định, ông Phan Văn Chín – Giám đốc Sở Tài chính Quảng Nam cho hay: Ngày 16/3/2020, Sở Tài chính nhận được tờ trình của Sở Y tế về việc thẩm định, phân bổ kinh phí mua sắm hệ thống xét nghiệm Realtime PCR tự động và kế hoạch lựa chọn nhà thầu, đấu thầu.
“Tôi không bình luận giá này đắt hay rẻ. Giá là cung - cầu, giá cả xoay quanh giá trị theo quan hệ cung-cầu.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
TS Đỗ Tuấn Đạt, Chủ tịch Công ty TNHH MTV Vắc xin và sinh phẩm số 1 (VABIOTECH - Bộ Y tế) cho biết ngay từ khi Việt Nam ghi nhận các ca mắc Covid-19 đầu tiên, các nhà khoa học của công ty đã hợp tác cùng các nhà khoa học của Đại học Bristol (Anh) để nghiên cứu vắc xin phòng virus SARS-CoV-2 dựa trên công nghệ vector virus. Nghiên cứu đã thành công trong việc tạo chủng mang vùng kháng nguyên đặc hiệu của virus này.
Kháng nguyên của SARS-CoV-2 trong thành phần vắc xin khi tiêm sẽ giúp cơ thể sinh ra kháng thể chủ động chống lại SARS-CoV-2, tránh nguy cơ nhiễm bệnh. Đây là nguyên liệu quan trọng cho sản xuất vắc xin.
Với việc bước đầu phát triển thành công dự tuyển vắc xin phòng Covid-19 ở quy mô phòng thí nghiệm trong các tuần qua, các nhà khoa học Việt Nam đã tiêm thử nghiệm trên chuột, đánh giá khả năng sinh kháng thể chống lại virus SARS-CoV-2.
Bài viết được lược dẫn từ Zing.vn
Bản tin 6h00 sáng ngày 3/5 của Ban Chỉ đạo Quốc gia Phòng chống dịch COVID-19 cho biết, không có ca mắc mới COVID-19. Đến hôm nay đã 17 ngày, Việt Nam không phát hiện ca mắc mới COVID-19 trong cộng đồng.
Số ca mắc
Tính từ 6h ngày 16/4 đến 6h ngày 3/5, đã 17 ngày Việt Nam không có ca mắc mới do lây nhiễm trong cộng đồng.
Tính đến 6h ngày 3/5: Việt Nam có tổng cộng 130 ca mắc được cách ly ngay sau khi nhập cảnh.
Tính từ 18h ngày 2/5 đến 6h ngày 3/5: 0 ca mắc mới.
Như vậy, đến sáng 3/5, Việt Nam vẫn ghi nhận 270 trường hợp mắc COVID-19.
Số người cách ly: Tổng số người tiếp xúc gần và nhập cảnh từ vùng dịch đang được theo dõi sức khỏe (cách ly): 30.530, trong đó:
- Cách ly tập trung tại bệnh viện: 246
- Cách ly tập trung tại cơ sở khác: 5.748
- Cách ly tại nhà, nơi lưu trú: 24.192
Tình hình điều trị: Theo báo cáo của Tiểu ban Điều trị- Ban chỉ đạo Quốc gia phòng, chống dịch COVID-19, đến thời điểm này đã có 219/270 bệnh nhân COVID-19 được công bố khỏi bệnh/xuất viện.
51 bệnh nhân mắc COVID-19 còn lại hiện đang được điều trị, theo dõi sức khoẻ tại 8 cơ sở khám, chữa bệnh, trong đó riêng tại bệnh viện tuyến trung ương điều trị, theo dõi sức khoẻ cho 40 bệnh nhân; bệnh viện tuyến tỉnh điều trị, theo dõi cách ly 10 bệnh nhân và tuyến huyện là 01 bệnh nhân. Đa số các bệnh nhân có sức khoẻ ổn định;
Tính đến sáng ngày 3/5, trong số các bệnh nhân COVID-19 đang điều trị, theo dõi sức khoẻ, hiện đã có 12 bệnh nhân có kết quả xét nghiệm âm tính lần 1 với virus SARS-CoV-2 và 9 bệnh nhân có kết quả âm tính 2 lần trở lên với virus SARS-CoV-2
Về tình trạng sức khoẻ của 3 bệnh nhân mắc COVID-19 diễn biến nặng (số 19,91,161), Tiểu ban Điều trị cho biết, trong đó bệnh nhân số 19 và 161 điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Trung ương cơ sở Đông Anh hiện đều không sốt, đang tập cai thở máy, tập phục hồi chức năng. Riêng bệnh nhân 91 đang điều trị tại Bệnh viện Bệnh Nhiệt đới Thành phố Hồ Chí Minh dù tiếp tục có kết quả xét nghiệm âm tính với virus SARS-CoV-2, tuy nhiên tiên lượng về trường hợp này còn rất nặng.