*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Theo truyền thông Iran, sau khi ám sát tướng Soleimani, Washington đã "khẩn cầu" Tehran không thực hiện các hành động tấn công trả đũa nhằm vào Mỹ.
Bộ Chỉ huy Quân đội Li-băng vừa thông báo cho biết các tay súng đã nã đạn vào một số vị trí đóng quân và nhóm tuần tra của họ tại khu vực Baalbek trên thung lũng Beqa’a vào rạng sáng nay, và giết chết 1 binh sĩ.
Thông báo có đoạn" "Vào lúc khoảng 00h45 sáng nay, một số tay súng lạ mặt đã bất ngờ khai hỏa vào một nhóm tuần tra và các đồn quân sự tại Talia, Brital, Al-Khader và Douris, kết quả vụ tấn công này là có một binh sĩ thiệt mạng. Hiện chưa có thêm thông tin chi tiết về vụ việc này.
Các binh sĩ Quân đội Li-băng.
Các lực lượng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ đã thiết lập hoàn toàn quyền kiểm soát vùng núi Khamtir giáp biên giới với Iraq.
Dãy núi Khamtir được đánh giá là một vị trí chiến lược bao quát tất cả mọi địa bàn xung quanh và nó đã bị chiếm giữ bởi quân đội Thổ Nhĩ Kỳ sau một loạt vụ không kích dữ dội.
Chính quyền thành phố Dohuk ở miền Bắc Iraq tuyên bố rằng các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ đã phát động một đợt không kích và tập kích bằng hỏa lực pháo binh vào 2 làng biên giới tại thị trấn Barwari Bala thuộc quận Batiwah.
Lực lượng Kataib Hezbollah ở Iraq vừa ra tuyên bố "đã sẵn sàng hành động quân sự quy mô lớn để buộc các lực lượng Mỹ phải rời khỏi đất nước".
Chỉ huy an ninh của Kataib Hezbollah, Abu Ali Al-Askari, tuyên bố "Hãy để người Mỹ biết rằng quyết định đánh đuổi lực lượng xâm lược là kiên định, không gì cản nổi, không ai có thể đảm bảo hay bảo vệ cho họ".
Tổng Thư ký Tổ chức Hiệp ước an ninh tập thể (CSTO) đã bày tỏ quan ngại về giao tranh ở biên giới Armenia - Azerbaijan ngày càng trầm trọng.
Thông cáo trên trang web của tổ chức này cho biết: “Liên quan đến tình trạng gia tăng căng thẳng trên biên giới Armenia- Azerbaijan, do các vụ đụng độ thực hiện từ vùng Tavush ngày 12/7, Tổng Thư ký CSTO Stanislav Zas đã đề xuất triệu tập một cuộc họp khẩn cấp của Hội đồng Thường trực CSTO”. Dự kiến cuộc họp sẽ diễn ra trong ngày 13/7.
Ngày 13/7, người phát ngôn liên quân Arab do Saudi Arabia dẫn đầu, Đại tá Turki al-Maliki, cho biết các lực lượng liên quân đã đánh chặn 6 máy bay không người lái chứa thuốc nổ và 2 tên lửa đạn đạo, tất cả đều do các tay súng Houthi tại Yemen phóng đi nhằm vào Saudi Arabia.
Hãng thông tấn chính thức SPA của Saudi Arabia dẫn lời người phát ngôn liên quân Arab nêu rõ các lực lượng liên quân đã đánh chặn và phá hủy thành công 2 tên lửa đạn đạo phóng đi từ thủ đô Sanaa của Yemen (đang bị Houthi đánh chiếm) theo hướng tới Saudi Arabia, nhằm mục tiêu vào dân thường và các cơ sở dân sự.
Ngoài ra, liên quân Arab còn đánh chặn 6 máy bay không người lái chứa thuốc nổ cũng do Houthi phóng đi từ Sanaa.
Kênh thông tin Al Masirah của Houthi cũng xác nhận liên quân Arab cùng ngày đã tiến hành các cuộc không kích tại nhiều khu vực nằm dưới sự kiểm soát của nhóm phiến quân này.
Vị trí mới nhất của các tàu sân bay Mỹ trên khắp thế giới
Theo syria.liveuamap, Quân đội Syria (SAA) nối lại các cuộc pháo kích vào phòng tuyến của phiến quân tại Nam Idlib sau nhiều ngày tạm ngưng.
Vào sáng nay 13/7 (theo giờ địa phương), cả hai thị trấn thị trấn Qafqin và Ain Aruz đều bị trở thành mục tiêu bắn phá của pháo binh SAA. Hiện chưa rõ thương vong của quân khủng bố sau cuộc pháo kích trên.
Armenia và Azerbaijan ngày 12/7 đã cáo buộc lẫn nhau về việc tấn công bằng pháo tại khu vực biên giới chung giữa 2 nước mà phía Azerbaijan cho biết đã khiến hai binh sỹ nước này thiệt mạng.
Theo Bộ Quốc phòng Azerbaijan, cuộc tấn công của quân đội Armenia thực hiện từ vùng Tavush, miền Bắc nước này đã vấp phải "cuộc phản công" và bị đẩy lui.
Ngoài hai binh sỹ thiệt mạng còn có thêm 5 binh sỹ khác của nước này bị thương.
Theo Phát ngôn viên Văn phòng báo chí Bộ Quốc phòng Armenia, các lực lượng vũ trang Azerbaijan sáng 13/7 đã nối lại việc pháo kích nhắm vào các vị trí của Armenia ở khu vực biên giới thuộc tỉnh Tavush của nước này. Ảnh: EPA.
Trong khi đó, về phía Armenia, chính phủ nước này đã cáo buộc Azerbaijan sử dụng pháo trong cuộc tấn công nói trên để chiếm giữ các vị trí của Armenia.
Theo Bộ Quốc phòng nước này, cuộc tấn công đã bị đẩy lùi và các binh sỹ Armenia không phải chịu bất cứ thương vong nào.
Đây là cuộc đối đầu trực tiếp được cho là hiếm khi xảy ra giữa hai quốc gia thuộc vùng Caucasus.
Khu vực xảy ra cuộc tấn công nói trên nằm cách xa khu vực xảy ra tranh chấp kéo dài hàng thập kỷ qua giữa Armenia và Azerbaijan là Nagorny Karabakh.
Azerbaijan và Armenia vướng vào cuộc xung đột dai dẳng kéo dài hàng thập kỷ liên quan tới khu vực tranh chấp Nagorny Karabakh.
Ngày 13/7, bình luận về quan hệ Nga - Mỹ nói trên kênh Russia 1, Thư ký Văn phòng Tổng thống Nga Dmitry Peskov cho biết: "Quan hệ của chúng tôi gần như đang ở điểm thấp nhất. Tình hình rất tồi tệ - cả về quan hệ song phương và trách nhiệm của hai nước về các vấn đề đa phương. Đặc biệt là vấn đề kiểm soát vũ khí và ổn định chiến lược".
Theo ông Peskov, hai bên đã có liên hệ ở cấp độ chuyên gia trong vấn đề này. "Nhưng điều đó không đưa chúng tôi đến gần nhau hơn trong việc giữ gìn bất kỳ thỏa thuận hiện có nào, trước hết là Hiệp ước cắt giảm vũ khí chiến lược mới (New START), thỏa thuận duy nhất có thể đảm bảo kiểm soát vũ khí trên quy mô toàn cầu".
Ông Peskov nhắc lại, cả Nga và Mỹ có khả năng hạt nhân lớn nhất thế giới. "Không ai trong số các quốc gia khác, kể cả Trung Quốc có thể so sánh kho vũ khí hạt nhân của Mỹ hay của chúng tôi".
Trước đó, cuối năm 2019, Washington và Moscow cùng tuyên bố rút khỏi Hiệp ước các lực lượng vũ khí hạt nhân tầm trung (INF) và đổ lỗi cho nhau về sự sụp đổ của thỏa thuận này.
Theo như tuyên bố của phiến quân Houthi, lực lượng này vừa phát động một cuộc tấn công mới bằng máy bay tấn công không người lái (UAV) và tên lửa tầm ngắn nhằm vào một cơ sở dầu mỏ của Saudi Arabia tại thành phố cảng Jizan.
Houthi cũng tuyên bố tiêu diệt một số sĩ quan của Saudi trong một cuộc tấn công khác tại thành phố Marib của Yemen.
Về phần mình liên quân Ả Rập do Saudi dẫn đầu lại cho biết, lực lượng phòng không của họ đã đánh chặn thành công 6 UAV và hai tên lửa tầm ngắn của Houthi trong các cuộc tấn công gần đây.
Hiện vẫn chưa rõ thiệt hại của Saudi hay liên quân sau vụ tấn công vừa qua.
Trong một tuyên bố mới đây, Tư lệnh Tư lệnh Bộ Chỉ huy Trung tâm của Quân đội Mỹ (CENTCOM) - Đại tướng Kenneth Mckenzie cho biết, Lầu Năm Góc đang thảo luận với các chỉ huy của lực lượng dân chủ Syria (SDF) do người Kurd lãnh đạo về một chiến dịch quân sự mới ở Đông Bắc Syria.
Mục tiêu của chiến sự quân sự trên là nhằm truy quét tàn quân còn lại của IS đang hoạt động ở một số khu vực ở Đông Bắc Syria.
Theo một video được đăng tải trên mạng xã hội Twitter cho thấy, một sĩ quan thuộc Quân đội Syria (SAA) trong khi chặn đoàn xe tuần tra của Quân đội Mỹ ở Al-Hasakah đã tuyên bố sẽ đốt trụi xe bọc thép Mỹ nếu còn dám quay lại.
Viên sĩ quan SAA đã hét vào mặt người phiên dịch của đoàn xe tuần tra Mỹ rằng:
"Anh có nhiều những tôi nói với anh hay không? Nếu họ dám trở lại đây vào ngày mai, tôi sẽ đốt đoàn xe của họ."
Trước thái độ gây gắt của viên sĩ quan Syria, đoàn xe của Mỹ đã buộc phải quay đầu, rất may đã không có cuộc đụng độ nào xảy ra.
Đoạn phim nói trên ngay lập tức tạo thành một hiện tượng trên Twitter, có nhiều ý kiến cho rằng vụ việc diễn ra ở vùng nông thôn Tel Tamr gần làng Mansef Al-Tahtani.
Được biết, đây không phải là lần đầu tiên Quân đội Syria thực hiện việc chặn đường các đoàn xe tuần tra của Mỹ ở Al-Hasakah, cũng như một số khu vực ở vùng Đông Bắc.
Sĩ quan Syria chặn đường đoàn xe tuần tra của Quân đội Mỹ ở gần thị trấn Tel Tamr, Al-Hasakah.
Truyền thông Ả Rập đưa tin ngày 12/7 cho biết, chỉ huy lực lượng hải quân của phong trào Hồi giáo Hamas, Mohammed Omar Abu Ajwa đã đảo tẩu sang Israel dưới sự hỗ trợ của Tel Aviv.
Các thông tin ban đầu cho thấy, Abu Ajwa và anh trai của y đã trốn khỏi dải Gaza tới Israel bằng thuyền, với sự hỗ trợ của tình báo Israel. Tất nhiên, khi đi Abu Ajwa còn mang theo nhiều tài liệu nhạy cảm liên quan đến các cánh quân sự của Hamas, nhất là về Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam.
Hình ảnh hiếm hoi về một đơn vị người nhái thuộc lực lượng Hải quân Hamas. Ảnh: teleSUR English
Theo kênh truyền hình Al-Arabiya của UAE, Abu Ajwa đã quyết định trốn sang Israel khi các chỉ huy khác của Hamas bắt đầu nghi ngờ Abu Ajwa làm việc cho tình báo Israel.
Các nguồn tin địa phương cho biết, Hamas đã tiến hành bắt giữ ít nhất 16 thành viên của Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam ngay sau khi Abu Ajwa bỏ trốn.
Hiện phong trào này vẫn chưa đưa ra bất cứ bình luận này về thông tin trên.
Trong một tuyên bố mới đây, Bộ Ngoại giao Thổ Nhĩ Kỳ nhấn mạnh, Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) sẽ không tham gia bất cứ thảo thuận ngừng bắn này, trừ khi Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của tướng Khalifa Haftar rút khỏi thành phố chiến lược Sirte và căn cứ Al-Jafra.
Thông tin này cũng được Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu xác nhận trong một cuộc phỏng vấn mới đây với tờ Financial Times của Anh, khi được hỏi về cơ hội nào cho một thỏa thuận ngừng bắn ở Libya hiện tại.
Ngoại trường Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu. Ảnh: The Caspian Times.
Cũng theo ông Cavusoglu, cuộc nội chiến ở Libya đang biến thành một cuộc chiến tranh ủy nhiệm giữa các nước lớn.
Liên quan đến cuộc tập kích bí ẩn vào căn cứ không quân Al-Watiyah, Ngoại trưởng Cavusoglu cho biết một vụ điều tra đang được tiến hành, đồng thời khẳng định thủ phạm phải chịu hoàn toàn trách nhiệm cho hành động tấn công vô cớ này.
Phát biểu trên của ông Cavusoglu cũng ngầm thừa nhận Thổ Nhĩ Kỳ đã có những thiệt hại nhất định trong cuộc tấn công ở Al-Watiyah hôm 2/7 vừa qua.
Hãng tin bán chính thức Farnews tại Iran ngày 12/7 đưa tin sau khi sát hại Thiếu tướng Qasem Soleimani - Tư lệnh lực lượng đặc nhiệm Quds bị sát hại, Washington đã "khẩn cầu" Tehran không thực hiện vụ tấn công trả đũa nhằm vào Mỹ.
"Mỹ đã gửi một bức điện thông qua Đại sứ Thụy Sĩ (nước đại diện cho lợi ích của Mỹ tại Tehran), yêu cầu Iran không có phản ứng đáp trả, nhưng đề nghị này đã bị từ chối ngay lập tức", Farnews dẫn lời Thứ trưởng Ngoại giao Mohsen Baharvand.
Tướng Qassem Soleimani khi còn đảm nhận cương vị Tư lệnh lực lượng đặc biệt Quds. Ảnh: Reuters
Tướng Soleimani là mục tiêu chính trong vụ máy bay không người lái của Mỹ tấn công đoàn xe ở sân bay quốc tế Baghdad ngày 3/1/2020. Tổng cộng, có 5 người Iran và 5 người Iraq thiệt mạng trong vụ tấn công này.
Để trả đũa, ngày 8/1, Iran đã phóng một loạt tên lửa đạn đạo từ lãnh thổ nước này nhằm vào một cơ sở quân sự của Mỹ tại thành phố Erbil ở miền Bắc Iraq và căn cứ không quân Al Asad ở miền Tây Iraq.
Trong một cuộc họp báo vào hôm qua 12/7, Chuẩn đô đốc Alexander c, người đứng đầu Trung tâm hòa giải Nga ở Syria cho biết, quân khủng bố đã cố gắng thực hiện một cuộc tấn công bằng máy bay không người lái (UAV) tự chế vào căn cứ không quân Khmeimim vào tối 11/7, tuy nhiên âm mưu này đã bị ngăn chặn.
Cũng theo Chuẩn Đô đốc Shcherbitsky, hai UAV của phiến quân đã cố gắng tiếp cận căn cứ Khmeimim từ phía Đông Bắc và bị lực lượng phòng không bắn hạ khi chỉ còn cách căn cứ khoảng 5km.
Trong điểm vàng là vị trí căn cứ không quân Khmeimim của Nga ở Syria.
Đại diện Bộ Quốc phòng Nga cũng cho biết, không ghi nhận bất cứ thương vong về người hay cơ sở hạ tầng nào sau vụ tấn công.
Căn cứ không quân Khmeimim - cơ quan đầu não của các lực lượng vũ trang Nga ở Syria từ lâu đã trở thành mục tiêu tấn công của các nhóm phiến quân Syria, mặc dù phòng không Nga đã nhiều lần ngăn chặn các cuộc tập kích bằng UAV vào căn cứ nhưng quân khủng bố chưa bao giờ từ bỏ ý định tấn công Khmeimim.
Theo Al-Masdar news, Không quân Nga có thể sẽ phát động một cuộc tấn công mới nhằm vào các cơ sở của phiến quân ở Idlib trong 48 giờ tới nhằm trả đũa cuộc tấn công hôm 11/7.
Theo các báo cáo ban đầu, lửa bùng cháy trên tàu USS Bonhomme Richard (LHD-6) vào lúc 8h30 sáng 12/07 theo giờ địa phương (tức gần sáng nay theo giờ Việt Nam) khi đang neo đậu tại căn cứ hải quân San Diego. Sau đó một tiếng nổ cực lớn được ghi nhận. Dường như điều đó khiển ngọn lửa bùng cháy dữ dội và lan rộng hơn...
Khói từ đám cháy bao chùm lên tháp điều khiển của tàu USS Bonhomme Richard bất chấp nỗ lực khống chế ngọn lửa từ lực lượng cứu hỏa. Ảnh: KSBY.com.
Quân đội Iraq, được máy bay không người lái của liên quân quốc tế yểm trợ, đã tiêu diệt 4 kẻ đánh bom tự sát, trong khi kẻ thứ 5 tự sát bằng bom khiến một sỹ quan và một binh sỹ Iraq thiệt mạng.
Ngày 12/7, quân đội Iraq cho biết 5 phần tử đánh bom liều chết thuộc tổ chức khủng bố Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng và một vài nhân viên an ninh Iraq đã thiệt mạng khi các lực lượng của Iraq và máy bay chiến đấu của liên quân do Mỹ đứng đầu tấn công một nơi ẩn náu của IS gần thủ đô Baghdad.
Dựa trên các báo cáo tình báo, một lực lượng Iraq có liên hệ với cơ quan tình báo nước này đã bao vây ngôi nhà nơi 5 phần tử IS ẩn náu tại một ngôi làng tại phía Tây Nam Baghdad, văn phòng truyền thông của Trung tâm chỉ huy các hoạt động chung Iraq (JOC) nói trong một thông báo nhưng không cung cấp thêm chi tiết về thời điểm chính xác diễn ra vụ việc.
Thông báo cho hay quân đội, được máy bay không người lái của liên quân quốc tế yểm trợ, đã tiêu diệt 4 kẻ đánh bom tự sát, trong khi kẻ thứ 5 tự sát bằng bom khiến một sỹ quan và một binh sỹ Iraq thiệt mạng.
Dựa trên một số hình ảnh được chia sẻ trên mạng xã hội Twitter cho thấy, Quân đội Quốc gia Libya (LNA) vừa tăng cường thêm số lượng lớn binh sĩ và phương tiện cơ giới tới thành phố chiến lược Sirte vào hôm 11/7. Trong đoàn xe của LNA đang tiến về Sirte có cả hệ thống phòng không Pantsir-S1.
Điều này cho thấy, thông tin LNA triển khai các hệ thống Pantsir-S1 đến sân bay Sirte trước đó là hoàn toàn có cơ sở.
Đoàn xe quân sự của LNA tiến vào Sirte vào hôm 11/7 dẫn đầu là một hệ thống phòng không Pantsir-S1.
Điều khiến giới quan sát quan tâm là hệ thống Pantsir-S1 trong đoạn video trên sử dụng khung gầm KAMAZ-6560 8×8, khác hoàn toàn các với hệ thống Pantsir-S1 trên khung gầm MAN của Đức được UAE chuyển giao cho LNA trước đó.
Bản thân hệ thống Pantsir-S1 này cũng được sơn ngụy trang màu sa mạc và được trang bị hệ thống radar cũ hơn. Quốc gia duy nhất ở Trung Đông sở hữu các hệ thống Pantsir-S1 như vậy chỉ có Quân đội Syria (SAA).
Các nhà quan sát nhận định nhiều khả năng SAA đã chuyển một phần các hệ thống phòng không Pantsir-S1 của họ cho LNA, dưới sự hỗ trợ của Nga.
Trong vài tuần trở lại gần đây, máy bay vận tải quân sự Il-76 của Syria liên tiếp có những chuyến bay tới Libya, đây là bằng chứng cho thấy Damascus đang âm thầm vận chuyển vũ khí cho LNA. Rất có thể các chuyến bay trên là để chuyển Pantsir-S1 từ Syria đến Libya.
Đoàn xe quân sự của LNA tiến về thành phố Sirte trong hôm 12/7, dẫn đầu là một hệ thống phòng không Pantsir-S1.
Chuyên trang hành không Avia.Pro dẫn các nguồn tin riêng cho biết, một máy bay vận tải quân sự An-124 của Nga đã thực hiện một chuyến bay bí mật từ Arkhangelsk đến căn cứ không quân Khmeimim ở Syria vào vài ngày trước.
Cũng theo nguồn tin này, chiếc An-124 trên rất có thể mang theo các chiến đấu cơ mới cho Quân đội Syria. Tuy nhiên, thông tin này vẫn chưa được các bên liên quan xác nhận.
Hành trình bay của chiếc An-124 đến Syria được Flightradar24 ghi lại.
Dựa trên các dữ liệu hàng không từ trang Flightradar24, chiếc An-124 cất cánh từ một sân bay ở Arkhangelsk, quá cảnh ở Krymsk, sau đó bay thẳng đến căn cứ Khmeimim ở Syria. Chiếc An-124 bay trở về Nga chỉ vài giờ sau đó.
Hành trình bay về Nga của chiếc An-124 chỉ sau vài giờ đến Khmeimim.
Dù vẫn chưa rõ chiếc An-124 mang theo những gì nhưng với một lịch trình bay ngắn như trên thì khả năng lớn nó vừa chuyển thêm vũ khí hoặc các thiết bị quân sự mới tới Syria. Bản thân An-124 cũng có thể được sử dụng để chuyên chở máy bay chiến đấu.
Trước đó, vào cuối tháng 5, Nga đã chuyển thêm số lượng lớn chiến đấu cơ MiG-29 và tiêm kích bom Su-24 cho Không quân Syria, quá trình chuyển giao được giữ kín và chỉ được truyền thông nhà nước Syria xác nhận sau đó.
Theo Topwar, các cuộc tập trận quy mô lớn của Quân đội Ai Cập gần biên giới Libya trong cuối tuần vừa qua được xem như một "phát súng cảnh cáo" mà Cairo muốn gửi tới cho Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan, Ankara nên biết cách kiềm chế các hành động quân sự của họ ở Libya.
Hiện tại Thổ Nhĩ Kỳ đang đứng sau hỗ trợ lực lượng Chính phủ đoàn kết dân tộc Libya (GNA) trong cuộc chiến đối đầu với Quân đội Quốc gia Libya (LNA) của tướng Khalifa Haftar được Ai Cập và một số quốc gia Ả Rập hậu thuẫn.
Ankara cũng can thiệp sâu vào cuộc chiến ở Libya bằng cách đưa hàng ngàn lính đánh thuê từ Syria tới Libya giúp GNA đánh bại quân của tướng Haftar tại nhiều trận chiến quan trọng ở Tây Nam Libya.
Quân đội Ai Cập tuyên bố cuộc tập trận mang mật danh “Decisive 2020” vẫn đang được tiến hành ở một số khu vực chiến lược thuộc miền Tây nước này, các lực lượng vũ trang của Cairo luôn sẵn sàng cho một cuộc xung đột quân sự với Thổ Nhĩ Kỳ tại Libya.
Điều này được thể hiện rõ qua kịch bản của cuộc tập trận là Quân đội Ai Cập ngăn chặn một cuộc xâm lược từ các nhóm khủng bố và lính đánh thuê gần biên giới Libya.
Trước đó, Ai Cập cũng tuyên bố sẵn sàng đưa quân đến Libya nếu GNA và lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ vượt qua "lằn ranh đỏ" Sirte, vốn được xem là thành trì cuối cùng của LNA ở vùng duyên hải Tây Bắc Libya.
Hải quân Ai Cập bắn tên lửa chống hạm tiêu diệt một mục tiêu giả định trong cuộc tập trận Decisive 2020 gần bờ biển Libya.