*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại
Việc P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ tiến hành trinh sát gần Syria diễn ra chỉ vài ngày sau các cuộc tấn công gây thương vong cho lính Nga ở tỉnh Idlib được đánh giá là tín hiệu nguy hiểm về một hoạt động quân sự sẽ bất ngờ xảy ra.
Ngày 17/7, hãng Reuter đưa tin Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã ra tuyên bố phản ứng lại việc người đồng cấp Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi gặp gỡ đại diện các bộ lạc Libya đang tới Cairo để kêu gọi Ai Cập can thiệp vào cuộc nội chiến.
"Những bước đi đang được thực hiện bởi Ai Cập, đặc biệt là mối quan hệ của họ với lực lượng (của Tướng) Haftar cho thấy họ đang ở một vị thế bất hợp pháp".
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng mô tả "cách tiếp cận" Libya của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là "hành động của những tên cướp biển".
Khi được hỏi về phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ trước khả năng Ai Cập can thiệp quân sự vào Libya, ông Erdogan cho biết rằng Ankara sẽ tiếp tục duy trì sự ủng hộ cho Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) được quốc tế công nhận.
Thổ Nhĩ Kỳ đang hỗ trợ quân sự cho GNA trong cuộc xung đột Libya, trong khi đó Ai Cập, UAE và có thể là cả Nga đang ủng hộ đối thủ của GNA là Chính phủ Tobruk và cánh vũ trang là Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở miền đông.
Tổng thống Ai Cập Al-Sisi và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Ngày 17/7, hãng Reuter đưa tin Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Tayyip Erdogan đã ra tuyên bố phản ứng lại việc người đồng cấp Ai Cập Abdel Fattah al-Sisi gặp gỡ đại diện các bộ lạc Libya đang tới Cairo để kêu gọi Ai Cập can thiệp vào cuộc nội chiến.
"Những bước đi đang được thực hiện bởi Ai Cập, đặc biệt là mối quan hệ của họ với lực lượng (của Tướng) Haftar cho thấy họ đang ở một vị thế bất hợp pháp".
Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ cũng mô tả "cách tiếp cận" Libya của Các tiểu vương quốc Arab thống nhất (UAE) là "hành động của những tên cướp biển".
Khi được hỏi về phản ứng của Thổ Nhĩ Kỳ trước khả năng Ai Cập can thiệp quân sự vào Libya, ông Erdogan cho biết rằng Ankara sẽ tiếp tục duy trì sự ủng hộ cho Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) được quốc tế công nhận.
Thổ Nhĩ Kỳ đang hỗ trợ quân sự cho GNA trong cuộc xung đột Libya, trong khi đó Ai Cập, UAE và có thể là cả Nga đang ủng hộ đối thủ của GNA là Chính phủ Tobruk và cánh vũ trang là Quân đội Quốc gia Libya (LNA) ở miền đông.
Tổng thống Ai Cập Al-Sisi và người đồng cấp Thổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Ít phút trước, kênh truyền thông của Đơn vị Bảo vệ Nhân dân người Kurd (YPG) đã đăng tải một đoạn phim miêu tả đợt truy quét thứ hai nhằm vào tàn quân IS tại tả ngạn sông Euphrate thuộc tỉnh Deir Ezzor, miền đông Syria.
Phóng sự về hoạt động truy quét tàn quân IS được YPG đăng tải tối 17/7 (giờ Việt Nam0.
Trong ngày 17/7, Lực lượng Dân chủ Syria (SDF) và đặc nhiệm thuộc Liên minh chống khủng bố do Mỹ lãnh đạo đã tiến hành một hoạt động đặc biệt với sự tham gia của trực thăng vũ trang và xe cơ giới ở tả ngạn sông Euphrate thuộc tỉnh Deir Ezzor.
Các nhóm đặc nhiệm được cho là đã chia thành 2 mũi đột kích vào thị trấn Al-Shuhail và làng al-Zir, xông vào một số ngôi nhà trong thị trấn.
Hình minh họa.
Các hoạt động truy quét tàn quân IS vẫn được Mỹ và các đồng minh tiến hành tại tả ngạn sông Euphrate do SDF kiểm soát, tuy nhiên các hoạt động này được cho là chưa thể "nhổ tận gốc" nhóm khủng bố này.
Trong một diễn biến liên quan, ngày hôm nay lực lượng Ashayish (cảnh sát người Kurd) thuộc SDF cũng đã phá vỡ một âm mưu lén lút đưa gia quyến của các tay súng IS chạy trốn khỏi trại tị nạn al-Hawl thuộc tỉnh al-Hasakah.
Hoạt động của lực lượng Ashayish tại trại tị nạn al-Hawl.
Theo Liveuamap, trong ngày 17/7 một máy bay trinh sát - săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ đã thực hiện một phi vụ trinh sát gần lãnh hải Syria.
Cụ thể, chiếc trinh sát cơ đã "quần vòng" nhiều lần trong khu vực đông Địa Trung Hải nằm giữa Cyprus và tỉnh Latakia của Syria - nơi có các căn cứ hải quân Tartous và căn cứ không quân Khmeimim của Quân đội Nga.
Các chuyến trinh sát của P-8A gần Syria thường là "tín hiệu cực xấu" báo trước một đợt không kích của Israel vào các mục tiêu Iran ở các tỉnh Hama - Homs, hoặc một đợt tấn công bằng các máy bay không người lái (UAV) nhằm vào căn cứ Khmeimim.
Dữ liệu về hành trình của chiếc trinh sát cơ P-8A của Hải quân Mỹ gần lãnh hải Syria.
Máy bay trinh sát - săn ngầm P-8A Poseidon của Hải quân Mỹ.
Mới đây, tờ al-Monitor dẫn tuyên bố của Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Robert O'Brien đối với cáo buộc của Paris về việc khinh hạm Thổ Nhĩ Kỳ "uy hiếp" tàu Pháp tại Địa Trung Hải như sau:
"Các đồng minh trong NATO không nên hướng radar dẫn bắn tên lửa vào nhau. Chúng tôi rất thông cảm với những quan ngại của Pháp".
Ông O'Brien cho biết thêm rằng Thổ Nhĩ Kỳ đã miêu tả hoàn toàn khác về sự kiện nói trên và đề xuất Tổng thống Mỹ Trump sẽ ra mặt để hòa giải mâu thuẫn giữa Tổng thống Pháp Macron và người đồng cấpThổ Nhĩ Kỳ Erdogan.
Vào tháng 6/2020, một tàu chiến Pháp đang cố gắng tiếp cận một tàu chở hàng mang cờ Tanzania nghi ngờ vi phạm lệnh cấm vận vũ khí của Liên Hiệp Quốc với Libya đã bị 3 tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ "quấy rối" bằng việc bật radar dẫn bắn tên lửa chống hạm tại Địa Trung Hải.
Vụ việc đã khiến Pháp rút khỏi hoạt động của NATO nhằm thực thi lệnh cấm vận nói trên vào đầu tháng 7/2020 sau khi đánh giá cuộc điều tra của tổ chức này "không đúng sự thật".
Khinh hạm FS Courbet (F712) của Hải quân Pháp cùng khu trục hạm mang tên lửa dẫn đường USS Jason Dunham (DDG 109) ở Vịnh Ba Tư năm 2018. Theo cáo buộc của Pháp, Courbet bị một tàu chiến Thổ Nhĩ Kỳ "chiếu" radar dẫn hướng tên lửa chống hạm gần bờ biển Libya vào ngày 10/6/2020 (Ảnh: Hải quân Mỹ).
Ngày 17/7, trang Southfront dẫn nguồn phát ngôn viên của Quân đội Quốc gia Libya (LNA) Ahmed al-Mesmari cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ đang đưa thêm lính đánh thuê Syria và vũ khí vào Libya để chuẩn bị "đè bẹp" lực lượng LNA phòng thủ Sirte.
Liên quan tới các thông tin về việc lực lượng LNA rút lui khỏi thành phố cảng chiến lược và bàn giao nó cho Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) được Thổ Nhĩ Kỳ "chống lưng", ông al-Mesmari cho rằng đây là "tin đồn vô căn cứ"..
Phát ngôn viên LNA nhấn mạnh rằng không quân và phòng không LNA đang sẵn sàng chiến đấu trên toàn bộ lãnh thổ Libya.
Trong một diễn biến liên quan, một số nguồn tin thân LNA mới đây đã công bố các bức ảnh cho thấy lực lượng này đã nhận các xe bọc thép chở quân (APC) mới và pháo binh LNA và GNA đã đấu pháo gần thành phố Misrata - đông bắc Sirte.
Hai hình ảnh selfie (tự sướng) đối lập nhau ở Libya trong ngày 17/7 là các xe bọc thép chống mìn (MRAP) và xe bọc thép chở quân (APC) mà LNA mới nhận được và lựu pháo M101 của GNA được Thổ Nhĩ Kỳ viện trợ khai hỏa tại Misrata, Libya.
Theo Liveuamap, một cuộc biểu tình đang diễn ra ở thành phố Idlib, thủ phủ tỉnh cùng tên hiện do nhóm khủng bố Hayyat Tahrir al-Sham (HTS) kiểm soát thông qua cái gọi là Chính phủ Cứu rỗi Syria.
Những người biểu tình đang giương cao biểu ngữ kêu gọi các nhóm vũ trang đối lập giải trừ quân bị và thực thi công lý theo ý chí của người dân (các vụ án ở Idlib chủ yếu được các phán quyết bởi hội đồng các giáo sĩ "cứng rắn").
Idlib được cho là "thành trì cuối cùng" của các nhóm khủng bố ở Syria sau các chiến dịch quân sự của Quân đội Arab Syria (SAA) với không yểm của Không quân Vũ trụ Nga (VKS) trong liên tiếp 2 năm 2018 - 2019 và những tháng đầu năm 2020.
Cuộc biểu tình tại thành phố Idlib chiều ngày 17/7 (giờ địa phương).
Chiều 17/7, trang Liveaumap đưa tin Bộ trưởng Quốc phòng Israel Benny Gantz đã có một cuộc điện đàm với người đồng cấp Nga Sergei Shoigu.
Đây cũng là cuộc trao đổi đầu tiên giữa hai người đứng đầu quân đội Nga và Israel và chủ đề được cho là liên quan tới Syria và các nỗ lực "bám rễ" tại quốc gia này của Iran.
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu và người đồng cấp Israel Benny Gantz.
Theo dữ liệu hàng không của trang Itamilradar, một vận tải cơ Lockheed C-130E của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ từ Căn cứ không quân Konya ở vùng Trung Anatolia, Thổ Nhĩ Kỳ đã hạ cánh ít giờ trước tại căn cứ không quân al-Watiya phía tây Libya.
Ít giờ sau khi bốc dỡ hàng hóa, chiếc C-130E nói trên đã cất cánh và hiện đang trong hành trình trở về Thổ Nhĩ Kỳ.
Dữ liệu chuyến bay của chiếc C-130E.
Trong hai tháng vừa qua, các vận tải cơ C-130 và A-400 của Không quân Thổ Nhĩ Kỳ đã thực hiện ít nhất 30 chuyến bay tới Libya nhằm bổ sung vũ khí và trang thiết bị quân sự cho lực lượng Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) tại đây.
Các vũ khí và khí tài quân sự của TAF tại căn cứ al-Watiya cũng là các mục tiêu chính của "máy bay lạ" bị Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) cáo buộc là Mirage-2000 trong cuộc tập kích hôm 5/7.
Căn cứ quân sự al-Watiya ở miền tây Libya.
Theo trang tin ISW News, các cuộc đụng độ giữa lực lượng Houthi (còn có tên khác là Ansar Allah) và Liên minh do Arab Saudi dẫn đầu vẫn đang tiếp diễn ra ở khu vực Jaze và al-Waal ở phía nam Marib và mặt trận quận al-Abdiyah.
Tuy nhiên, trái với dự đoán về việc duy trì sức ép tại Marib, lực lượng Houthi được cho là đã rút lui khỏi khu vực Jaze và đập al-Hajla và các khu vực này hiện nằm dưới sự kiểm soát của liên minh.
Cuộc rút lui của Houthi nhiều khả năng liên quan tới xung đột giữa các nhóm vũ trang đồng minh của tổ chức này tại quận al-Abdiyah nằm ở phía nam của chiến tuyến.
Bản đồ chiến sự phía nam Marib, Yemen (Nguồn: ISW News).
Theo Asharq al-Awsat, Thủ đô Sanaa, Ibb và Dhamar (các khu vực do Houthi kiểm soát) đã nổ ra cuộc giao tranh giữa các nhóm vũ trang liên kết với Houthi khiến ít nhất 38 người thiệt mạng và 66 người khác bị thương.
Theo các nguồn tin của Asharq Al-Awsat, 19 cuộc đụng độ ở 7 thành phố trong 35 ngày qua là dấu hiệu căng thẳng gia tăng giữa các chỉ huy Houthi.
Các nhà phân tích của ISW News nhận xét rằng đụng độ đang tiếp diễn "trong lòng" Houthi là một trong các chiến thuật của Liên minh nhằm sử dụng các nhóm vũ trang như như bộ lạc Murad làm giảm năng lực tấn công của lực lượng này.
Đụng độ tại khu vực quận al-Abdiyah, Yemen (Nguồn: Houthi).
Theo AMN, các binh sĩ Anh hoạt động trong Liên minh chống khủng bố quốc tế do Mỹ dẫn đầu ở Iraq đã rút quân khỏi căn cứ quân sự Taji, phía bắc thủ đô Baghdad.
Theo một tuyên bố của Bộ Quốc phòng Anh, tuy lực lượng Anh rời khỏi căn cứ Taji nhưng họ vẫn chưa rút hoàn toàn khỏi Iraq do mối đe dọa của IS vẫn tồn tại.
Căn cứ quân sự Taji được biết đến là một trong các căn cứ của Liên minh chống khủng bố và cũng là căn cứ của Lực lượng An ninh Iraq. Nó cũng đang được sử dụng để huấn luyện Không quân Iraq.
Cuộc tấn công bằng rocket tháng 3/2020 nhằm vào căn cứ Taji đã khiết 2 người Mỹ và một lính Anh thiệt mạng.
Căn cứ Taji thường xuyên là mục tiêu của các cuộc tập kích bằng rocket ở Iraq.
Hình minh họa.
Theo hãng tin Nga Interfax, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cảnh báo rằng họ có thể thực hiện "một cuộc tấn công chính xác" vào nhà máy điện hạt nhân Metzamur ở phía tây Armenia nếu Yerevan quyết định tấn công vào các "mục tiêu chiến lược" của Baku.
Nhận xét về các mối đe dọa của Armenia nhằm vào nhà máy thủy điện Mingchevir ở phía bắc Azerbaijan, người phát ngôn của Bộ Quốc phòng Azerbaijan, Đại tá Waqif Dargankhali nhấn mạnh:
"Phía Armenia không nên quên rằng các hệ thống tên lửa mới nhất của quân đội chúng tôi có khả năng tấn công chính xác vào Nhà máy điện hạt nhân Metzamur và đây sẽ là thành thảm kịch lớn cho Armenia".
Một hệ thống tên lửa đạn đạo chiến thuật OTR-21 Tochka-U của Quân đội Azerbaijan trong cuộc duyệt binh tại Baku năm 2013.
Tuyên bố nói trên được đưa ra trong bối cảnh đối đầu quân sự tiếp diễn ở khu vực biên giới giữa Armenia và Azerbaijan kể từ ngày 17/7.
Theo AMN, trong lúc Nga và Iran đều đã xác nhận rằng sẽ "làm hết sức mình" để giảm căng thẳng giữa hai nước thì Thổ Nhĩ Kỳ được cho là có quan điểm ủng hộ Azerbaijan và tuyên bố "sẽ khiến Armenia phải trả giá khi đụng độ với Azerbaijan".
Nhà máy điện hạt nhân Metzamur của Armenia.
Theo hãng tin IRNA của Iran, ông Abbas Mousavi, phát ngôn viên Bộ Ngoại giao nước này cho biết rằng Tehran sẵn sàng đóng vai trò trung gian hòa giải và giải quyết tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan.
"Iran tin rằng các vấn đề khu vực, đặc biệt là tranh chấp giữa Armenia và Azerbaijan, cần được giải quyết thông qua đối thoại và chúng tôi sẵn sàng chấp nhận vai trò hòa giải cho cuộc xung đột".
Cùng với việc kêu gọi sự kiềm chế của cả hai phía, ông Mousavi đưa ra gợi ý rằng "nỗ lực đưa quan điểm của hai phía gần nhau hơn là cách tốt nhất để giảm bớt căng thẳng và giải quyết hòa bình các tranh chấp".
Hình minh họa.
Bình luận về dự thảo hợp tác chiến lược giữa Iran với Trung Quốc, ông Mousavi nói rằng nó đã được lên kế hoạch từ năm 2016 và vào năm 2019 ngoại trưởng Iran đã trình bày dự thảo cho phía Trung Quốc.
Lưu ý rằng tài liệu này là một lộ trình, ông Mousavi cho rằng nếu tài liệu này được các quan chức hai nước chấp thuận, nhiều bản ghi nhớ (MoU) chi tiết hơn sẽ được ký kết.
Bên cạnh quan hệ với Trung Quốc mà Iran coi là "toàn diện và chiến lược", ông Mousavi cũng cho biết thêm rằng Tehran sẵn sàng để ký các thỏa thuận dài hạn với các nước khác.
Liên quan tới việc Mỹ và đồng minh nỗ lực gia hạn cấm vận vũ khí đối với Iran (dự kiến hết hạn vào cuối năm), phát ngôn viên BNG Iran tiết lộ rằng Tehran đã đưa ra các tiên liệu và sẽ có các "phản ứng kiên quyết" nếu Iran tiếp tục bị áp đặt cấm vận.
Phát ngôn viên Bộ Ngoại giao Iran Abbas Mousavi (Nguồn: IRNA).
Ít phút trước, tờ Jerusalem Post dẫn tuyên bố của Lực lượng Vũ trang Cộng hòa Hồi giáo Iran về việc sẽ tiến hành hoạt động quân sự chống lại Israel nếu Tel Aviv tiếp tục chiến dịch ném bom vào các "mục tiêu Iran" ở Syria.
"Nếu các Israel tiếp tục dối trá về các vụ ném bom giết hại cố vấn quân sự Iran ở Syria, chúng tôi sẽ cho họ thấy "we have the upper hand" (tạm dịch: thế thượng phong)".
Mặc dù tờ báo Israel không bình luận thêm về tuyên bố nói trên, đây có thể là tín hiệu về các cuộc tấn công nhằm vào các mục tiêu của Lực lượng phòng vệ Israel (IDF) của Lực lượng Quds thuộc Vệ binh Cách mạng Hồi giáo Iran (IRGC) trong thời gian tới.
Tướng Esmail Qaani (người thay thế Tướng Soleimani trong vai trò Tư lệnh Lực lượng Quds) gặp các chỉ huy dân quân Shia Syria tại Aleppo.
Mohamed Al-Mesbahi, người đứng đầu Hội đồng tối cao các bộ lạc Libya cho biết họ đã cử một phái đoàn đã đến Cairo để xác nhận yêu cầu của Quốc hội Libya (ở miền đông) về can thiệp quân sự nhằm "đánh đuổi những kẻ chiếm đóng Thổ Nhĩ Kỳ".
Ông Al-Mesbahi cho biết thêm rằng phái đoàn đến Ai Cập đại diện cho toàn bộ người dân bao gồm miền tây Libya (được kiểm soát bởi Chính phủ Hiệp định Quốc gia (GNA) đồng minh của Thổ Nhĩ Kỳ) và người tị nạn.
Tổng thống Ai Cập Abdel-Fattah Al-Sisi hiện đang gặp gỡ phái đoàn để thảo luận về cuộc khủng hoảng ở Libya.
Tổng thống Ai Cập Al-Sisi tiếp phái đoàn các bô lão bộ tộc Libya.
Trong một tuyên bố sau cuộc họp với phái đoàn, Tổng thống Ai Cập El-Sisi khẳng định Cairo sẽ "không đứng yên" trước các mối đe dọa trực tiếp đối với an ninh quốc gia, không chỉ Ai Cập, Libya, mà cả khu vực và quốc tế.
"Mục tiêu chính của các nỗ lực của Ai Cập đối với Libya là ủng hộ ý chí tự do của người dân Libya, vì một tương lai tốt đẹp hơn cho đất nước của họ và cho con em họ".
Tổng thống Ai Cập giải thích rằng "lằn ranh đỏ" ở Sirte và al-Jufra mà ông tuyên bố trước đây là "lời kêu gọi hòa bình và chấm dứt xung đột ở Libya".
Ông Al-Sisi không quên bổ sung rằng nếu lực lượng Ai Cập tiến vào Libya, "lá cờ lãnh đạo Libya sẽ được dẫn dắt bởi những bô lão từ các bộ tộc" và không quên nhấn mạnh rằng Ai Cập sở hữu đội quân mạnh nhất trong khu vực và lục địa châu Phi, có thể thay đổi tình thế chiến trường ở Libya "nhanh chóng và dứt khoát" nếu muốn.
Hình minh họa.
Mới đây, trang Liveaumap đăng tải hình ảnh do nhiếp ảnh gia Oleg Blokhin ghi lại tại mặt trận Jabal al-Jawiya, đông nam Idlib, cho thấy đặc nhiệm Nga đã sử dụng lựu pháo D-30 122mm khai hỏa vào vị trí phiến quân.
Việc đặc nhiệm Nga thay thế đồng minh Quân đội Arab Syria (SAA) trực tiếp vận hành pháo ở Idlib và việc máy bay Nga tăng cường không kích ở Latakia và Aleppo được cho là tín hiệu nguy hiểm về một hoạt động quân sự sắp diễn ra trong khu vực.
Lựu pháo D-30 có trọng lượng chiến đấu 3,21 tấn, dài 5,4m, rộng 1,9m, kíp pháo thủ 8 binh sĩ. Đặc biệt nhờ vào một bệ pháo 3 chân, D-30 có thể xoay 360 độ cho phép pháo thủ chuyển hướng bắn chỉ trong tích tắc.
Theo lý thuyết, pháo D-30 có thể chuyển trạng thái hành quân sang chiến đấu chỉ trong 2,5 phút, nó có tầm bắn hiệu quả 15,4 km, tốc độ bắn cao nhất là 10-12 phát/phút hoặc trung bình 5-6 phát/phút.
Ngoài các loại đạn thông thường, D-30 có thể khai hỏa đạn pháo tăng tầm lên tới 21,9 km.
Đầu đạn và liều phóng của đạn pháo D-30 được nạp riêng, điều này được thể hiện trong những bức ảnh cho thấy một người trong kíp pháo thủ phải sử dụng một "thanh nạp đạn".
Theo Thiếu tướng Yehia Rasool, phát ngôn viên của Bộ tư lệnh các lực lượng vũ trang Iraq, đặc nhiệm thuộc Tình báo Iraq đã tiến hành một chiến dịch tiêu diệt Omar Shallal Ubaid al-Kartani "Emir (Tiểu vương) Baghdad" của nhóm khủng bố IS.
Thiếu tướng Rasool tiết lộ thêm rằng ít nhất 2 chỉ huy IS là "phó vương Baghdad" Qital al-Muhajir và Abu Abu al-Bara'a (tên thật là Laith Jamal), phụ trách truyền thông cũng đã bị tiêu diệt.
Al-Kartani là đã thay thế vị trí Emir Baghdad của Ahmad Issa (còn gọi là Abu Abu Talha), kẻ đã bị diệt trong một chiến dịch của lực lượng an ninh Iraq trước đây.
Thời gian gần đây tàn quân IS hoạt động khá tích cực tại khu vực lân cận Baghdad. Tuy nhiên, các hoạt động của nhóm khủng bố trong thủ đô được cho là hạn chế trong vài năm gần đây do các hoạt động truy quét của chính phủ.
Mặc dù cái chết của al-Kartani là một đòn giáng mạnh vào tàn quân IS ở Iraq, nhưng điều đó không đồng nghĩa với "dấu chấm hết" cho sự hiện diện của chúng ở Baghdad.
Các ổ "địch ngầm" của IS vẫn tiếp tục là một mối đe dọa ở Baghdad cũng như các khu vực khác của quốc gia Trung Đông.
Omar Shallal Ubaid al-Kartani, kẻ mới đây đã bị lực lượng an ninh Iraq tiêu diệt (Nguồn: Southfront).
Trong một cuộc phỏng vấn của kênh truyền hình al-Mayadeen của Lebanon, Mousa Abu Marzook, Cục trưởng Cục Chính trị của Hamas ở Dải Gaza đã xác nhận việc lực lượng này đã tiến hành bắt giữ một số kẻ tình nghi làm "chỉ điểm" cho tình báo Israel.
Abu Marzook bổ sung thêm rằng một trong những kẻ tình nghi đã tìm cách trốn sang Israel nơi người này hi vọng sẽ nhận được "sự chào đón nồng nhiệt".
Trước đó, một số nguồn tin địa phương lan truyền thông tin cho rằng kẻ đào tẩu nói trên là Tư lệnh Hải quân của Hamas, Mohammed Omar Abu Ajwa.
Hình minh họa.
Tuy nhiên trong cuộc phỏng vấn của al-Mayadeen, Abu Marzook phủ nhận trong số những kẻ tình nghi có thành thành viên của Hamas hoặc cánh quân sự của tổ chức, Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam.
"Một số người đã bị bắt và đang bị điều tra, nhưng (cáo buộc) rằng họ là lãnh đạo Hải quân Hamas như kẻ thù (truyền thông Israel) đã đề cập... là không chính xác".
Mặc dù Abu Marzook nhấn mạnh phủ nhận cáo buộc nói trên, đại diện của Hamas không nhắc tới tên của Abu Ajwa.
Viên chỉ huy này vẫn đang "mất tích" và điều này cho thấy nhiều khả năng ông ta là gián điệp và đã trốn sang Israel.
Hoạt động tình báo của Israel ở Dải Gaza không phải là việc mới xảy ra.
Tuy nhiên, nếu thông tin về việc một chỉ huy cấp cao của Hamas như Abu Ajwa là điệp viên của Israel được xác thực, đây sẽ là một "đòn đau" nhắm vào nhóm vũ trang Palestine nổi tiếng bí mật.
Các lãnh đạo Hamas trong một buổi lễ.
Rạng sáng 17/7 (giờ Việt Nam), trang Liveuamap dẫn nguồn tin địa phương cho biết nhóm phiến quân Firqat al-Hamza thuộc Quân đội Quốc gia Syria (SNA) do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn đã rút lui khỏi thị trấn chiến lược Ras al-Ain ở đông bắc Syria.
Hành động rút quân và bàn giao quyền kiểm soát thị trấn cho lực lượng an ninh (của chính phủ lưu vong do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn) của nhóm phiến quân nói trên được cho là hậu quả của chuỗi giao tranh giữa các nhóm phiến quân SNA tại khu vực.
Kể từ sau khi chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" do Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ lãnh đạo tạm ngưng, phiến quân SNA đã liên tục "cắn xé" lẫn nhau tại đông bắc Syria trong nhiều tháng. Giao tranh "nội bộ" cũng đã gây thương vong lớn cho lực lượng này.
Hình minh họa (Nguồn: Twitter).
Ras al-Ain (vòng tròn đỏ) nằm ở cực đông của "vùng đệm" mà Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) và phiến quân Quân đội Quốc gia Syria (SNA) chiếm được sau chiến dịch "Mùa xuân Hòa bình" cuối năm 2019.
Theo South Front, binh sĩ Nga tiếp tục trở thành mục tiêu tấn công của các nhóm khủng bố trong một tập kích bằng máy bay không người lái (UAV) vào cuối ngày 16/7 (giờ địa phương) gần thị trấn al-Darbasiyah, đông bắc Syria.
Đọc toàn bộ bài viết tại đây
Binh sĩ Nga - Syria tại al-Hasakah thương vong sau vụ tấn công.
Theo trang Liveuamap, vào rạng sáng ngày 17/7 một nhóm máy bay Nga đã di chuyển trên bầu trời khu vực Afrin do lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ kiểm soát ở tây bắc Syria.
Gần như cùng thời điểm với thông tin nói trên, một đoàn xe quân sự của Quân đội Thổ Nhĩ Kỳ (TAF) bao gồm xe tăng và xe cơ giới khác đã di chuyển từ một căn cứ tại tỉnh Hatay hướng về biên giới Syria.
Tình hình ở "chảo lửa" tây bắc Syria đột ngột nóng lên trong những ngày gần đây kể từ vụ tấn công bằng thiết bị nổ tự chế (IED) nhằm vào đoàn xe tuần tra Nga - Thổ trên đường cao tốc M4, phía Nam Idlib, vào sáng ngày 14/7.
Tiếp sau đó là vụ pháo kích vào vị trí quân chính phủ Syria tại Tal Rifaat, Aleppo bị pháo kích sáng 15/7 (cáo buộc pháo binh Thổ tiến hành) và ít nhất 2 vụ không kích của máy bay chưa xác định tại al-Bab, Aleppo do lực lượng Thổ kiểm soát tối 15/7 (cáo buộc máy bay Nga tiến hành).
Không quân Vũ trụ Nga (VKS) cũng tiến hành không kích các vị trí của phiến quân tại Latakia song song với pháo kích của Quân đội Arab Syria (SAA) nhằm vào Jabal al-Jawiya ở đông nam Idlib.
Đánh giá về tình hình tại tây bắc Syria, trang Bulgarian Military cho rằng đây là các hành động thẳng tay đáp trả của phía Nga và Syria nhằm vào các vi phạm lệnh ngừng bắn của phiến quân và các nhóm khủng bố, đặc biệt là vụ đánh bom hôm 14/7.
Máy bay Nga tiến hành không kích các vị trí phiến quân tại tây bắc Syria.
Mới đây, trang tin Avia.Pro của Nga đưa tin khu trục hạm USS Pinckney (DDG 91) thuộc lớp Arleigh Burke của Hải quân Mỹ đã tiến hành "xâm nhập lãnh hải" Venezuela vào ngày 15/7.
"USS Pinckney đã xâm phạm lãnh hải của Venezuela, bằng cách tiến sâu ít nhất một hải lý và hoàn toàn phớt lờ các cảnh báo của quân đội Venezuela. Tàu chiến này sau đó đã quay đầu trở lại vùng biển quốc tế.
Đây là cuộc xâm nhập thứ hai kể từ sau hành động tương tự ngoài khơi Venezuela của khu trục hạm USS Nitze (DDG 94) vào ngày 23/6", Avia.Pro bổ sung và cho biết chưa rõ lý do của các hành động nói trên.
Khu trục hạm USS Pinckney.
Phản ứng trước vụ xâm nhập mới nhất,Venezuela đã gửi một thông cáo lên án hành động của tàu chiến Mỹ.
Bình luận về vụ việc, trang tin Primer Informe (chống chính phủ Venezuela) cho rằng các tàu chiến Mỹ đang thách thức "yêu sách phi lý" của Caracas về việc mở rộng kiểm soát thêm 3 hải lý ngoài lãnh hải (rộng 12 hải lý tính từ bờ biển).
Primer Informe cho biết thêm rằng USS Pinckney, cũng như các tàu chiến khác của Hải quân và Tuần duyên Mỹ đang hoạt động tại vùng biển Caribbean trong hoạt động chống ma túy do đích thân Tổng thống Donald Trump yêu cầu.
Vào đầu tháng 7/2020, Venezuela tuyên bố bắn rơi một máy bay được cho là của Mỹ tham gia buôn lậu ma túy.
Căng thẳng giữa Caracas và Washington đang ở mức cao nhất trong vòng 10 năm nay, khi chính quyền Mỹ yêu cầu Tổng thống Nicholas Maduro từ chức và giải tán chính phủ Venezuela.
Thông cáo báo chí của Venezuela về vụ xâm nhập của khu trục hạm USS Pinckney.
Ít phút trước, trang AMN đưa tin phòng không Syria đã đánh chặn một máy bay không người lái (UAV) chưa xác định đang bay qua vị trí của họ ở khu vực lân cận thị trấn Al-Salamiyah.
Theo các nguồn tin tại hiện trường, lực lượng phòng không Syria cho rằng chiếc UAV này đã bị đánh chặn trước khi nó có thể gây nguy hiểm cho thị trấn đông dân Al-Salamiyah và các khu dân cư lân cận.
Mặc dù nguồn gốc của chiếc UAV nói trên chưa được làm rõ nhưng theo suy đoán của AMN, nó có thể thuộc về các nhóm phiến quân và khủng bố ở Idlib,
Khu vực lân cận Al-Salamiyah cũng là nơi mà vào tháng 6/2020, Bộ Quốc phòng Syria đã tuyên bố đáp trả một cuộc tấn công của Israel nhằm vào một số vị trí quân sự ở Al-Salamiyah và Al-Sabbourah gần đó.
Hình minh họa (Nguồn: AMN).