Big Spender: Tên trùm khủng bố đình đám đã nhiều lần bắt cóc tống tiền các tỷ phú Hồng Kông giàu nhất Châu Á

NEGRONI |

Băng đảng khét tiếng với Big Spender đứng đầu đã nổi danh khắp xứ Hương Cảng vào những năm 90 từ những cuộc trộm cắp và bắt cóc đòi tiền chuộc, đặc biệt tiếng tăm của băng đảng càng đi xa hơn khi chúng đã thành công ít nhất trong 2 vụ bắt cóc người nhà của các tỷ phú Hồng Kông.

Những phi vụ bắt cóc tống tiền

Vào ngày 23 tháng 5 năm 1996, Cheung Tze-keung và đồng bọn đã trang bị hai khẩu AK-47, bảy khẩu súng lục và bốn áo chống đạn, bắt cóc Victor Li, phó chủ tịch của Cheung Kong và cũng là con trai lớn của tỷ phú vận tải Hồng Kông Li Ka-shing, khi anh này từ văn phòng đi về nhà của mình ở đường Deep Water Bay.

Li bị còng tay, trói chân bằng dây xích thép và miệng bị bịt kín bằng băng dính đen. Anh được thả ra sau một ngày khi gia đình trả khoản tiền chuộc 1,3 tỷ đô la Hồng Kông.

Big Spender: Tên trùm khủng bố đình đám đã nhiều lần bắt cóc tống tiền các tỷ phú Hồng Kông giàu nhất Châu Á - Ảnh 1.

Victor Li trong vụ bắt cóc tống tiền năm 1996

Vào ngày 29 tháng 9 năm 1997, Kwok, cựu chủ tịch của Sun Hung Kai Properties bị bắt cóc trên đường trở về nhà của mình ở Repulse Bay sau khi rời văn phòng SHKP ở Wan Chai. Tuy nhiên, Kwok đã từ chối gọi cho gia đình và yêu cầu họ chuẩn bị tiền chuộc.

Cheung liền lột quần lót của ông trùm này và nhét vào một hộp gỗ nhỏ gửi đến cho gia đình ông. Sau đó vì không chịu nghe theo lời bọn bắt cóc nên ông Kwok đã bị chúng đánh đập. Ông được thả vào 6 ngày sau khi gia đình chấp nhận khoản tiền chuộc là 600 triệu đô la Hồng Kông.

Được biết, Cheung đã chi khoảng 3,4 triệu đô la Hồng Kông để lên kế hoạch cho hai vụ bắt cóc lớn vào năm 1996 và 1997, kiếm được về cho băng đảng 1,6 tỷ đô la Hồng Kông, trong đó Cheung đã bỏ túi 662 triệu đô la Hồng Kông. Phần còn lại được chia cho các thành viên trong băng đảng.

Lịch sử tội phạm và cái kết của ông trùm khét tiếng

Mặc dù các vụ bắt cóc chưa bao giờ được công khai trên các phương tiện truyền thông vào thời điểm đó bởi vì các gia đình không báo cáo vụ việc với cảnh sát, Big Spender đã giành được một vị trí trong ấn bản Guinness World Records năm 2000, vì yêu cầu tiền chuộc cao nhất trong lịch sử.

Báo chí Hồng Kông đã tuyên bố những hành vi phạm tội mà băng đảng này đã gây ra trong khoảng thời gian 8 năm. Ngoài ra, băng đảng này được cho là có liên quan đến vụ buôn lậu 800kg thuốc nổ từ lục địa sang Hồng Kông.

Big Spender: Tên trùm khủng bố đình đám đã nhiều lần bắt cóc tống tiền các tỷ phú Hồng Kông giàu nhất Châu Á - Ảnh 2.

Băng đảng này cũng góp phần trong các cuộc đột kích vào các cửa hàng trang sức ở Kwun Tong và Sham Shui Po vào tháng 6 năm 1991 và tháng 3 năm 1992, chúng cướp được khoảng 7 triệu đô la Hồng Kông.

Vào tháng 1 và tháng 11 năm 1995, băng đảng này đã thực hiện các vụ giết người và trộm cướp ở Thâm Quyến và Quảng Châu.

Năm 1998, tên trùm của băng đảng này đã bị bắt tại Quảng Đông cùng với 17 thành viên khác vì một loạt tội ác bao gồm giết người, bắt cóc, cướp và buôn lậu thuốc nổ.

Danh tính ông trùm băng đảng Cheung Tze-keung và "triết lý sống"

Cheung Tze-keung sinh ngày 7 tháng 4 năm 1955 tại tỉnh Quảng Đông, nhưng đã chuyển đến Hồng Kông cùng gia đình khi anh bốn tuổi. Cheung dành cả tuổi thanh xuân tham gia vào các băng đảng và chiến đấu trên đường phố trước khi bị kết án hình sự đầu tiên năm 16 tuổi.

Trước khi bắt đầu việc bắt cóc tống tiền, Cheung đã bị bỏ tù vì đóng vai trò trong vụ cướp tiền mặt lớn nhất Hồng Kông, trong đó 167 triệu đô la Hồng Kông đã bị đánh cắp từ một chiếc xe tải Guardforce bên ngoài sân bay Kai Tak ở thành phố Cửu Long năm 1991. Anh ta đã ở tù 3 năm và được tha bổng sau khi kháng cáo năm 1995.

Vào ngày 5 tháng 12 năm 1998, Cheung 43 tuổi khi bị xử tử tại Quảng Đông cùng với các thành viên băng đảng Hồng Kông Chin Hon-sau, 42 tuổi và Chan Chi-ho, 36 tuổi và các thành viên đại lục Ma Shangzhong, 33 tuổi và Liang Hui, 32 tuổi.

Big Spender: Tên trùm khủng bố đình đám đã nhiều lần bắt cóc tống tiền các tỷ phú Hồng Kông giàu nhất Châu Á - Ảnh 3.

Năm đó, một tờ báo ở đại lục đưa tin Cheung nói với các nhà điều tra rằng ông đã chia sẻ triết lý sống của mình với các nạn nhân bị bắt cóc rằng: "Quan điểm của tôi là tôi không thể cho phép mình nghèo đói.

Tôi không có thời gian và sự kiên nhẫn để kiếm sống bằng cách làm những công việc phù hợp. Tôi không thể làm việc chăm chỉ như những người khác. Cuộc sống rất ngắn ngủi và mong manh.

Tôi đã hơn 40. Nếu tôi muốn làm giàu, tôi phải làm theo những cách độc đáo. Tiền là thứ quan trọng nhất trên thế giới, không có tiền thì bạn không thể làm được gì. Nhưng chỉ có tôi là người có thể bắt cóc ông trùm. Không ai khác có thể làm những việc lớn như vậy."

Triều đại khủng bố của Big Spender kết thúc từ đó.

(Tổng hợp)

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại