Rất ít thành công được trải trên hoa hồng. Đại đa số đều giẫm lên vô số thất bại và khó khăn, trầy da tróc vẩy, thương tích đầy mình mới đi đến bước đường ngày hôm nay. Đó chính là một loại chi phí chìm mà dù bạn lựa chọn con đường nào thì cũng phải trải qua.
Chỉ có những người biết đứng dậy sau thất bại và vững vàng bước tiếp về phía trước mới có thể chạm tới thành công.
Winston Churchill cũng nói: “Thành công là khả năng đi từ thất bại đến thất bại mà không mất đi sự nhiệt tình”.
Con người không sống dựa vào những gì được cha sinh mẹ đẻ, mà còn phải dựa vào tất cả vốn liếng trong quá trình học hỏi, tích lũy và xây dựng bản thân sau này. Đằng sau phong thái thoải mái, tự tin trước mặt mọi người, chắc chắn là rất nhiều sự kiên trì và nỗ lực ở nơi mà người ngoài không thể thấy.
Tự nhận thấy sự thiếu sót của bản thân là điều cơ bản nhất
Làm thế nào để bạn không ngừng học tập lâu dài và hình thành thói quen ?
Thứ nhất: Cần có động cơ mạnh mẽ
Ví dụ như, bản thân bạn muốn trở thành một nhà văn xuất sắc, vậy thì việc đọc sách có ý nghĩa rất lớn. Việc liên kết học tập với với mục tiêu và ý nghĩa cuộc sống, như vậy, bạn đã có một nguồn động lực ổn định.
Thứ hai: Nhận ra sự thiếu sót của bản thân
Có một câu nói rằng: "Vũ trụ thì bao la vô tận, con người thì nhỏ bé quá. Có bao nhiêu tài năng tuyệt diệu trên đời, chúng ta chẳng sánh bằng một nửa. Cuộc đời là vô tận, phấn đấu là không ngừng!"
Cái hay của việc đọc sách chính là càng đọc, bạn sẽ càng nhận ra hiểu biết của bản thân vẫn còn rất hạn hẹp. Đồng thời, bạn cũng sẽ nhận ra, ý thức này chính là động lực cơ bản nhất để thúc đẩy bản thân xây dựng một thói quen tích lũy tốt hơn.
Thứ ba: Cố định một thời gian để học tập và phát triển thành thói quen
Cơ thể con người có một đồng hồ sinh học, việc lặp đi lặp lại một hành động vào thời điểm nhất định sẽ tạo thành sự ỷ lại, dẫn đường về tâm trí, góp phần hình thành thói quen.
Thời gian cố định và quy trình cố định sẽ cho phép não bộ của chúng ta ghi nhớ một vấn đề tốt hơn. Một khi quy trình bị lệch, chúng ta sẽ cảm thấy bứt rứt, khó chịu giống như thiếu đi một mắt xích trong cuộc sống. Đây là tâm lý rất có lợi để củng cố các thói quen tốt của chúng ta.
Phải phát hiện vấn đề mới có thể giải quyết vấn đề
Bạn nghĩ gì về mối quan hệ giữa những cám dỗ ngắn hạn và các vấn đề dài hạn, và làm thế nào để bạn cân bằng chúng?
Thứ nhất: Sự cám dỗ ngắn hạn có thể cản trở các mục tiêu dài hạn và ăn mòn chúng;
Thứ hai: Mục tiêu lâu dài vững chắc có thể củng cố ý chí loại bỏ cám dỗ;
Thứ ba: Đôi khi, một số cám dỗ ngắn hạn thích hợp có thể làm giảm bớt phản ứng trì trệ trong quá trình thực hiện các mục tiêu dài hạn, gia tăng cảm hứng.
Để cân bằng mâu thuẫn giữa cám dỗ ngắn hạn và các vấn đề dài hạn, trước hết chúng ta phải tìm ra vấn đề. Ví dụ như, khi bạn liên tục lướt Facebook trong nhiều giờ, bạn phải thực sự thấy rằng mình đang lãng phí thời gian và nhận thức về hậu quả, nếu sử dụng thời gian đó có ý nghĩa, bạn sẽ làm được những gì.
Hoặc ví dụ như, bạn ngồi đọc sách nhưng không hoàn toàn tập trung, dòng chảy con chữ lướt qua tầm mắt mà không được suy ngẫm và đọng lại giá trị, như vậy, bạn cũng đang lãng phí thời gian.
Khi đối mặt với vấn đề, nhận ra sai sót thì kịp thời dừng lại chính là một sự tiến bộ. Sau đó mới cẩn thận suy nghĩ và tìm kiếm giải pháp thay đổi. Có thể nói, trong thời đại hiện nay thì không ngừng chủ động thay đổi, tích lũy kiến thức để đối phó với sự thay đổi từ bên ngoài chính là cách duy nhất để chúng ta phát triển thêm.
Để làm được điều này, cần bỏ ra chi phí chìm thiết yếu để liên tục mở rộng vòng tròn năng lực và cải thiện các nguồn tài nguyên. Đó có thể là công sức, là nỗ lực, là rất nhiều giờ phải nâng cao kỹ năng và chuyên môn hoặc kiến thức của mình, làm giàu cho bản thân.
Thay đổi và thoát khỏi vùng an toàn cũng đồng nghĩa với rủi ro, do đó, hãy làm điều này với đôi cánh đầy đủ.
Tận dụng chi phí chìm một cách hiệu quả
Rất nhiều người đưa ra quyết định dựa trên việc tính toán hiệu quả hay lợi nhuận dựa trên chi phí chìm đã bỏ ra. Đây là chi phí phát sinh không thể tránh được dù lựa chọn cuối cùng là gì.
Ví dụ, chúng ta có thể thấy rằng tiền thuê nhà xưởng là khoản chi phí chìm đối với trường hợp doanh nghiệp sử dụng nhà xưởng và tiền thuê nhà sẽ luôn tồn tại dù doanh nghiệp sử dụng nhà xưởng để tiến hành sản xuất sản phẩm gì.
Các chi phí chìm mặc dù có thật, nhưng chúng không được đề cập đến mà cần phải loại ra khi tính toán hiệu quả kinh tế của những dự án trong tương lai.
Nếu không, bạn rất dễ rơi vào cái bẫy ngụy biện về chi phí chìm. Lấy ví dụ như, bạn vừa mua vé xem một buổi ca nhạc rất quý giá nhưng đến ngày lại bị ốm. Vừa tiếc tiền, vừa tiếc công nên bạn vẫn cố sức quyết định tới buổi diễn. Đó là lúc bạn không thể tận dụng tốt chi phí chìm mà ngược lại, vì tư duy quá lệ thuộc vào nó, dẫn tới mất cả chì lẫn chài.
Vì sao? Vì tiền vé đã bỏ ra, dù bạn có quyết định đi hay không thì số tiền cũng chẳng thể lấy lại được. Nhưng nếu bạn đi trong tình trạng như vậy, vừa không tận hưởng được buổi diễn, vừa có thể khiến bệnh tình nặng hơn. Như vậy, bạn không chỉ tốn tiền, mà còn tốn thêm sức khỏe.
Để tránh thoát cái bẫy này, bạn cần thực sự hiểu rõ về bản thân mình, có như vậy mới hiểu được những gì mình thực sự cần. Việc này không chỉ giúp bạn sử dụng tốt những giá trị đã bỏ ra mà còn hỗ trợ xác định mục tiêu sống sau cùng.
Trong lý thuyết tảng băng trôi của Freud có nói: "Ý thức của con người giống như một tảng băng trôi trên mặt nước. Những gì bạn có thể nhìn thấy chỉ là góc nhỏ lộ ra trên mặt nước, còn phần lớn hơn thì ẩn dưới nước và tưởng chừng vô hình ”.
Khi nhìn vào những con người thành công, người ngoài chỉ nhìn thấy khía cạnh hào nhoáng của họ chứ không thể nhìn thấy bao đêm họ đã thầm lặng nỗ lực đằng sau.