Trước đó, chủ nhân biệt thự đã thuê một đội chuyên gia nước ngoài tham gia khảo sát gần 3 năm nhằm mục đích đánh giá toàn diện nguồn gốc các vật liệu, kiến trúc xây dựng. Từ đó, đưa ra kế hoạch sửa chữa cho các cơ quan chức năng thẩm định.
Dự kiến đầu năm 2019 việc trùng tu sẽ chính thức bắt đầu. Theo kế hoạch, nhóm kỹ sư sẽ tháo bỏ dãy nhà phía sau biệt thự nằm tại mặt tiền đường Nguyễn Thị Diệu - đây là hạng mục được xây dựng thêm sau 1975 không mang dấu ấn biểu trưng.
Để đưa ra đánh giá cuối cùng nhóm chuyên gia đã mất 3 năm khảo sát.
Vật liệu để xây biệt thự này được đặt hàng từ châu Âu.
Bước tiếp theo nâng cấp hàng rào và 3 cổng nằm ở 2 mặt tiền đường Võ Văn Tần và Bà Huyện Thanh Quan. Cuối cùng, trùng tu hội trường âm nhạc, nhà chính và mái nhà.
Thời gian hoàn thành sớm nhất sẽ là năm 2021.
Kiến trúc sư (KTS) Nicolas Viste (Chuyên gia bảo tồn Pháp) – Trưởng nhóm trùng tu biệt thự 110-112 Võ Văn Tần, cho biết ông đã mất nhiều thời gian đánh giá về biệt thự nhằm mục đích nghiên cứu toàn diện.
"Gần 100 năm tồn tại chắc chắn căn nhà sẽ phải thay thế, sửa chữa một số vật liệu. Vì thế, chúng tôi phải tìm hiểu rõ mỗi viên gạch, thanh dầm, khung cửa sổ là nguyên gốc hay đã thay đổi rồi", KTS Nicolas Viste cho biết.
Căn biệt thự này được đánh giá có kiến trúc rất độc đáo, vị trí năm tiếp giáp 3 mặt tiền.
Một trong 3 cổng ra vào biệt thự đã xuống cấp.
Theo ông, chủ nhân khi xây dựng đã lựa chọn những nguyên liệu đến nay rất khó tìm kiếm. Cụ thể, gạch loại ceramic được đặt hàng riêng cho khí hậu ở Đông Dương; Khung sắt ở lan can đặt tại Pháp, Đức và vận chuyển đường biển về Việt Nam lắp đặt; Kính thông gió, cửa kính cũng sản xuất những năm 1920 từ Châu Âu; Tranh tường do hoạ sĩ chuyên nghiệp vẽ…
Chưa kể, phần mái nhà hiện đã hỏng, chủ nhà sau này phải dùng các tấm tôn, kim loại che lại. Mỗi cơn mưa đổ xuống nước thấm sâu vào làm hư hỏng thêm một số kiến trúc như tường, gạch, cửa… Khắc phục được phải mất nhiều công sức.
Trong khi đó, trong email gửi đến phóng viên Báo Người Lao Động, bà Andrea Teufel, Chuyên gia phục chế, Giám đốc các dự án Bảo tồn văn hoá của CHLB Đức nhận định cần làm mọi cách giữ nguyên hiện trạng ban đầu của căn biệt thự nói trên.
Đây là công trình độc nhất vô nhị và hiếm hoi còn tồn tại ở TP HCM. Qua khảo sát trực tiếp căn nhà này, bà thấy từ kiến trúc đến các bức tranh được vẽ từng căn phòng rất đặc biệt.
Theo tìm hiểu, căn biệt thự này xây dựng vào những năm 1920-1930 và chúng được đặt tên "Biệt thự Phương Nam".
Số nhà được làm bằng nhôm có tuổi thọ 100 năm tuổi.
Cổng chính vào bên trong biệt thự
Một thời gian sau đó, căn biệt thự do cụ Đặng Kim Chi (SN 1938) và Nguyen Kim Sa Dang (SN 1934, định cư tại Mỹ) sở hữu.
Năm 2015, cụ Chi và cụ Dang đã chuyển nhượng quyền sở hữu nhà ở và quyề sử dụng đất và toàn bộ nội thất bên trong cho Công ty cổ phần MINERVA với giá trị 35 triệu USD (khoảng 700 tỉ đồng).