Hoàng kỳ: "Người anh em" ít nổi tiếng của nhân sâm
Hoàng kỳ là một loại cây họ đậu (hay còn gọi là đậu ván dại) có nguồn gốc ở Mông Cổ.
Loài thực vật này cũng được xem là dược liệu quý vì chứa nhiều axit amin, choline, có chút vị đắng, betaine, chất nhầy, sucrose, acid glucuronic, axit folic, kali, canxi, natri, magiê, kẽm, đồng, selen và các thành phần khác.
Hoàng kỳ vị ngọt, tính ấm, có tác dụng bổ khí, săn chắc các cơ, lợi tiểu. Chữa trị bệnh khí huyết hư nhược, mồ hôi nhiều, tiêu chảy mãn tính, sa trực tràng, sa tử cung, viêm thận phù thũng, protein niệu, tiểu đường, viêm loét mãn tính, tắc mạch...
Trong những năm gần đây, hoàng kỳ còn được sử dụng trên lâm sàng để điều trị tăng huyết áp, viêm thận cấp và mãn tính.
Một trong những món ăn nổi tiếng để bổ huyết dưỡng khí chính là kết hợp hoàng kỳ với nhân sâm, bạch truật, thăng ma, tử hồ, cam thảo, bạch chỉ, trần bì để điều trị bệnh lá lách, dạ dày, tay chân mệt mỏi, hơi thở ngắn…
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, hoàng kỳ chứa glycosides và polysaccharides và các thành phần hóa học khác, có tác dụng dược lý với bệnh mạch máu não, có thể ức chế kết tập tiểu cầu, giảm độ nhớt máu và đông máu.
Ngoài ra, vị thuốc này còn có thể thư giãn cơ trơn, giãn nở mạch máu não, làm giảm sức cản mạch, cải thiện lưu thông máu, đặc biệt là vi tuần hoàn, có thể ức chế sự hình thành huyết khối động mạch.
Kết quả nghiên cứu cho thấy, thực vật này có hiệu quả trong việc làm giảm peroxy hóa lipid, loại trừ gốc tự do, giảm nhẹ hậu quả khi bị đột quỵ, thiếu máu cục bộ.
Khi bệnh nhân bị đột quỵ, dùng một ít hoàng kỳ sao rồi pha uống như trà, khoảng 30-50g/ngày, một chu kỳ uống 3 tuần, dừng 1 tuần rồi bắt đầu 1 chu kỳ mới, tùy vào tình trạng bệnh.
Sau đây là những tác dụng của hoàng kỳ, được Đông y ưu ái gọi là "anh em với nhân sâm".
1, Tăng cường chức năng miễn dịch
Hoàng kỳ có thể tăng cường chức năng thực bào của hệ lưới nội mô, do đó gia tăng đáng kể số lượng tế bào máu trắng, đại thực bào, miễn dịch tế bào, thúc đẩy sự hình thành hemolysin huyết thanh và cải thiện khả năng của tế bào mảng bám, giải phóng carbon, tăng cường vai trò của lá lách.
Các thành phần trong hoàng kỳ giúp tế bào ung thư bị ức chế và hồi phục nhanh chóng.
2, Ngăn chặn vi-rút xâm nhập
Hoàng kỳ có khả năng giúp cơ thể chống lại sự tấn công của vi – rút. Ví dụ vào mùa dịch cúm, nếu uống đều đặn hoàng kỳ có thể giảm nguy cơ mắc bệnh, hoặc nếu mắc rồi uống cũng có thể làm giảm triệu chứng, rút ngắn thời gian nhiễm bệnh.
3, Đẩy lùi chứng thiếu oxy máu, giảm căng thẳng
Hoàng kỳ có tác dụng chống mệt mỏi, làm giảm chứng thiếu oxy trong máu hiệu quả.
4, Thúc đẩy sự trao đổi chất
Hoàng kỳ có thể tăng cường sự trao đổi chất của tế bào, thúc đẩy tăng trưởng và làm mới huyết thanh, protein gan, phát huy vai trò trao đổi protein trong toàn cơ thể.
5, Cải thiện chức năng tim mạch
Hoàng kỳ có tác dụng cải thiện khả năng co thắt tim một cách bình thường, giải phóng sự mệt mỏi hoặc nhiễm độc do suy tim, làm tăng biên độ co bóp tim, tăng lưu lượng máu.
Hoàng kỳ có thể cải thiện viêm cơ tim do virus ở những bệnh nhân có vấn đề chức năng thất trái, chống loạn nhịp tim.
6, Hạ huyết áp
Các nghiên cứu cho thấy hoàng kỳ có tác dụng hạ huyết áp đáng kể.
7, Dưỡng gan tốt
Nghiên cứu cho thấy hoàng kỳ có thể ngăn ngừa và giảm lượng đường trong gan, mang lại tác dụng bảo vệ gan khá tốt.
Ngoài ra, hoàng kỳ còn có tác dụng chống lại vi - rút tấn công lên bề mặt ngoài của gan.
8, Điều chỉnh lượng đường trong máu
Chất polysaccharide có trong hoàng kỳ có vai trò điều chỉnh hai chiều lượng đường trong máu, làm cho lượng đường trong máu giảm đáng kể.
9, Chống vi khuẩn và ức chế virus hiệu quả
Hoàng kỳ có vai trò diệt virus cúm và virus Sendai, các vi khuẩn gây bệnh răng miệng.
10, Tác dụng như kích thích tố
Hoàng kỳ có tác dụng tương tự như kích thích tố, nghiên cứu trên chuột cho thấy hoàng kỳ làm cho quá trình động dục kéo dài, có tác dụng tốt trong duy trì và phát triển sinh dục ở chuột.
*Theo Trung dược