Một đợt nấc cụt thường chỉ diễn ra vài phút, hoặc cũng có thể kéo dài vài giờ hoặc 1-2 ngày.
Nguyên nhân gây nấc chủ yếu do dạ dày bị căng trướng gây kích thích thần kinh phế vị và cơ hoành. Nấc cụt cũng có thể do tâm lý thường gặp ở những người bị stress, thần kinh căng thẳng hoặc cảm xúc quá mạnh.
Bên cạnh đó, nấc có thể là do các bệnh lý đi kèm trong lồng ngực, các bệnh ở ổ bụng như bộ máy tiêu hóa, gan, thận; viêm màng phổi thể khu trú ở cơ hoành, bệnh ở các cơ quan trong ổ bụng như: viêm dạ dày, thực quản. Nấc cũng có thể do sử dụng một số thuốc điều trị bệnh lý như: thuốc an thần, thuốc điều trị Parkinson, thuốc kháng sinh, thuốc giảm đau...
Một số biện pháp đơn giản điều trị nấc
Nấc tạm thời sẽ khỏi khi bạn thực hiện một trong số các biện pháp cơ học đơn giản. Cơ chế của các biện pháp này là làm tăng nồng độ khí CO2 trong máu hoặc ức chế dây thần kinh phế vị để cắt đứt xung động thần kinh gây nấc. Dưới đây là một số biện pháp điển hình, dễ thực hiện để bạn đọc tham khảo và áo dụng:
Nín thở: Khi bị nấc, có thể dùng tay bịt mũi trong vài giây để ngăn cơn nấc. Khi bịt mũi, miệng ngậm lại để không khí không thoát ra ngoài, giống như chuẩn bị nhảy xuống bể bơi. Ngay khi cơn nấc dừng lại, hãy hít một hơi thật sâu rồi thở đều để kích thích máu lưu thông lên não.
Nín thở: Khi bị nấc, có thể dùng tay bịt mũi trong vài giây để ngăn cơn nấc.
Há miệng hít thở sâu, lấy đầy hơi vào lồng ngực nhưng giữ khí lại mà không thở ra trong vòng 10 - 15 giây. Làm lại mấy lần như vậy.
Bịt chặt lỗ tai (tiện nhất là dùng hai ngón tay trỏ hai bàn tay nhét chặt vào hai lỗ tai) trong khoảng 3 phút, sau đó uống vài ngụm nước lạnh. Cách làm này khá hiệu quả bởi kích thích các dây thần kinh phế vị và làm hết nấc cụt.
Dùng hai ngón tay ấn - ép vào hai động mạch ở vùng cổ (động mạch cảnh) gây ức chế dây thần kinh quặt ngược dẫn đến giảm co thắt cơ hoành hết nấc: lúc đầu ép nhẹ, sau tăng dần đến khi có cảm giác nặng và tức thì giảm lực đi.
Nghiêng người ra phía trước và uống nhanh một ly nước ở tư thế ấy.
Ngồi và cố gắng hít thở thật sâu, sau đó thở ra mạnh hết sức có thể. Làm đi làm lại khoảng 10 lần.
Uống nước nhanh: Uống một hơi 10 ngụm nước. Khi nuốt nước, các cơn co thắt nhịp nhàng của thực quản đè lên co thắt của cơ hoành làm hết nấc cụt.
Nuốt 1 thìa giấm hay 1 thìa đường cát khô, nhai và nuốt bánh mì khô kèm với nín thở. Cách này kích thích niêm mạc vùng hầu họng.
Nhắm hờ hai mắt, dùng hai ngón tay trỏ ấn nhẹ, sâu vào hai nhãn cầu 1-2 giây rồi nhấc hờ hai ngón tay trỏ ra. Làm như vậy từ 15-20 lần.
Che hai bên tai bằng ngón tay và áp nhẹ tai trong vài phút hoặc bóp mũi, che 2 tai và uống nước qua một ống hút trong 20 giây.
Kéo thẳng tóc về phía đỉnh đầu, giữ trong vài phút.
Ấn mạnh vào lòng bàn tay: Sử dụng ngón tay cái của một tay để ấn vào lòng bàn tay còn lại, ấn càng mạnh càng tốt. Một cách nữa là dùng ngón cái và ngón trỏ của tay phải vặn ngón trỏ của tay trái. Cách này gây phân tâm, tác động đến hệ thần kinh và có thể giúp ngưng nấc cụt.
Đối với trẻ sơ sinh: Bế trẻ lên rồi dùng ngón tay gãi nhẹ trên môi hoặc mang tai của bé khoảng 60 cái để làm thay đổi sự tập trung của trẻ hoặc gây cho trẻ khóc hoặc vỗ hay vuốt lưng cho trẻ ợ; cho trẻ nhấp vài ngụm nước, hoặc gây động tác mút cho trẻ.
Với trẻ lớn hơn, cho trẻ uống nước, hướng dẫn trẻ cách hít thở sâu, ngồi gập người trên đầu gối hoặc làm động tác như đối với người lớn.
Phòng tránh nấc cụt
Để ngăn ngừa cơn nấc, bạn nên ăn chậm, nhai kỹ, nuốt từ từ để làm giảm lượng khí đi vào dạ dày; Không ăn các gia vị cay, nóng. Hạn chế đồ uống có cồn và chất kích thích tạo sự khó chịu từ thực quản xuống dạ dày và trào lên thực quản, gây nấc. Nếu biện pháp cơ học không đỡ, nấc vẫn kéo dài thì bạn cần đến bác sĩ khám tìm nguyên nhân gây nấc.