Biến nước biển thành nước uống - phát minh nhỏ này sẽ cứu giúp hàng triệu người trên thế giới

Gucci |

Các nhà khoa học Anh đã phát minh ra 1 loại màng lọc có thể biến nước biển thành nước uống - cứu giúp hàng triệu người trên thế giới.

Dưới tác động của môi trường sống và hiện tượng biến đổi khí hậu, nhiều quốc gia đang phát triển trên thế giới có thể phải đối diện với nguy cơ thiếu nước ngọt trên diện rộng.

Liên Hiệp Quốc dự báo đến năm 2025, 14% dân số thế giới sẽ gặp phải các vấn đề về thiếu nước.

Biến nước biển thành nước uống - phát minh nhỏ này sẽ cứu giúp hàng triệu người trên thế giới - Ảnh 1.

Bởi thế, có thể nói phát minh mới biến nước biển thành nước uống này của nhà khoa học thuộc Đại học Manchester (Anh) sẽ mở ra một trang mới cho loài người.

Cụ thể, giới chuyên gia đã phát minh ra 1 loại màng lọc graphene oxide có thể giúp lọc bỏ muối khỏi nước biển để chuyển thành nước uống.

Graphene là vật liệu kỵ nước - nó đẩy nước - nhưng các mao mạch hẹp làm từ graphene lại hút nước mạnh cho phép nó thấm qua nhanh chóng nếu như lớp nước chỉ dày một nguyên tử - có nghĩa là cũng mỏng như graphene.

Biến nước biển thành nước uống - phát minh nhỏ này sẽ cứu giúp hàng triệu người trên thế giới - Ảnh 2.

Tính chất kỳ lạ này đã thu hút được sự quan tâm mạnh mẽ của giới nghiên cứu với mục đích phát triển các công nghệ mới để lọc nước và khử muối.

Tuy nhiên, lọc muối khỏi nước đòi hỏi loại màng lọc nhỏ hơn và giới chuyên gia đã phải đau đầu để tìm ra giải pháp đó.

Tiến sĩ Rahul Nair - người đứng đầu nghiên cứu cùng đồng nghiệp đã khắc phục vấn đề khi tạo ra bức tường nhựa expoxy ở 2 bên màng graphene oxide giúp chúng không bị trương lên khi ở trong nước.

Do đó, họ có thể kiểm soát được kích thước lỗ cực nhỏ trong màng graphene oxide nhằm lọc muối ra khỏi nước biển.

Biến nước biển thành nước uống - phát minh nhỏ này sẽ cứu giúp hàng triệu người trên thế giới - Ảnh 3.

Điểm mấu chốt của vấn đề là việc các loại muối thông thường bị tan vào nước sẽ tạo thành 1 lớp vỏ gồm phân tử nước bao quanh chúng.

Các phân tử nước này dễ dàng đi qua nhưng natri clorua thì không thể - nó cần sự trợ giúp của phân tử nước. Nếu kích thước của lớp phân tử nước bao quanh muối lớn hơn lỗ màng lọc, chúng sẽ không đi qua được.

Mặc dù trên thế giới rất nhiều nhà máy khử muối đã "mọc" lên nhưng chi phí sử dụng màng lọc polyme khá tốn kém. Do vậy, phát minh này mang tầm quan trọng khi vừa đẩy nhanh quá trình lọc lại dễ dàng thực hiện, trên tất cả là với chi phí rẻ hơn nhiều.

Giới khoa học hi vọng, phát minh này sẽ làm tăng hiệu quả của nhà máy lọc nước, giúp giải quyết vấn đề thiếu nước sạch.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại