Ông Tập Cận Bình giải thích với Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis, người cách đây một tháng tại hội nghị Shangri-La (Singapore) đã lên án Trung Quốc cho xây dựng cơ sở quân sự trái phép trên các đảo ở Biển Đông, là Bắc Kinh sẽ không lùi bước trong vấn đề này.
Những năm qua, Mỹ thường xuyên phê phán các hành vi của Trung Quốc ở Biển Đông, gần đây những phê phán này trở nên gay gắt và nguy hiểm hơn, có lúc hầu như đe dọa, sử dụng mọi cách để tấn công Trung Quốc. Một số chính khách ở Washington đặc biệt nhấn mạnh đến "mối đe dọa Trung Quốc", ra sức thúc giục Mỹ phải ra tay trả đũa.
Hiện nay, Trung Quốc đã ngày càng trở nên cứng rắn, hăm dọa trong việc đòi hỏi chủ quyền và tài nguyên. Trung Quốc đã vi phạm Tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Điều đáng lưu ý là Trung Quốc và Mỹ không có đồng thuận về rất nhiều quy tắc và quy phạm quốc tế. Mỹ muốn tăng cường hiện trạng với bản thân là người đóng vai trò chủ đạo và người bảo hộ của khu vực. Trung Quốc thì cho rằng trật tự này bị phương Tây chi phối. Trung Quốc muốn nhận được sự tôn trọng của bên ngoài đối với địa vị và lợi ích của họ.
Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis hôm nay (26/6/2018) bắt đầu chuyến thăm Trung Quốc trong 3 ngày. Ảnh: CBS News.
Đối với vấn đề "quân sự hóa", Trung Quốc và Mỹ cũng có cách giải thích khác nhau. Đối với Trung Quốc, những gì họ triển khai ở Biển Đông (tên lửa chống hạm YJ-12B, tên lửa phòng không HQ-9B, hệ thống tác chiến điện tử, radar cảnh báo sớm tầm xa…) là vũ khí "mang tính phòng ngự", không được gọi là quân sự hóa.
Nhưng Mỹ đã chỉ trích các hành động quân sự này của Trung Quốc là "quân sự hóa" Biển Đông, đe dọa các nước xung quanh Biển Đông.
Ngoài ra, Trung Quốc còn lên tiếng phê phán, cho rằng chính các hoạt động triển khai quân đội, tài sản và tuần tra ở tuyến đầu của quân đội Mỹ mới là "quân sự hóa khu vực".
Mỹ phê phán Trung Quốc không ngừng tiến hành quân sự hóa Biển Đông. Ảnh: Ifeng.
Mỹ kiên trì cho rằng tuyên bố tự do hàng hải ở Biển Đông là để bảo vệ tự do hàng hải khu vực và thương mại. Tuy nhiên, Trung Quốc luôn bao biện rằng họ không hề đe dọa tự do các tuyến đường thương mại trên biển, cho dù họ không ngừng tiến hành quân sự hóa Biển Đông.
Mỹ gắn tự do thương mại trên biển với tự do đi lại của máy bay và tàu thuyền (tình báo, giám sát, trinh sát). Trong khi đó, Trung Quốc phản đối "tự do đi lại" này của Mỹ, cho rằng Mỹ lạm dụng khái niệm, mục đích là bảo vệ ưu thế quân sự của Mỹ tại khu vực.
Nếu Mỹ gia tăng trạng thái đối đầu hải quân ở Biển Đông, Trung Quốc rất có thể sẽ từ chối các chuyến thăm của hải quân Mỹ trong tương lai, tiếp tục tăng cường quân sự hóa Biển Đông, đồng thời gia tăng trinh sát cự ly gần đối với các hoạt động tự do đi lại và các hoạt động tình báo, theo dõi và trinh sát của Mỹ.
Một số nhà phân tích và chính khách Mỹ đã tìm cách thúc đẩy áp dụng các hành động quân sự ở Biển Đông. Đưa ra những phương án cho tình huống xấu nhất thực sự là công việc của giới quốc phòng và tình báo Mỹ.
Trong bối cảnh quan hệ Trung - Mỹ có nhiều căng thẳng hiện nay trong các vấn đề như xung đột kinh tế thương mại, cạnh tranh quân sự, Đài Loan , Biển Đông , Triều Tiên …, dư luận quốc tế đang để ý đến chuyến thăm Trung Quốc của Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis trong thời gian từ ngày 26 - 28/6/2018.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un và Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un cócuộc hội đàm lịch sử tại Singapore ngày 12/6/2018. Ảnh: SCMP.
Có chuyên gia cho rằng chuyến thăm Trung Quốc lần này của ông James Mattis sẽ có tác dụng làm giảm bất đồng và khả năng xung đột tiềm tàng, tránh để cho đối đầu quân sự leo thang trong tương lai.Mỹ đang lo ngại Trung Quốc trở thành "Liên Xô thứ hai".
Ngoài tăng cường hiện diện quân sự ở Biển Đông, gia tăng rủi ro đối đầu quân sự với Mỹ, quân đội Trung Quốc còn đang tìm cách mở rộng hoạt động quân sự trên thế giới, đã mở căn cứ quân sự đầu tiên ở nước ngoài, đó là ở Djibouti.
Đầu năm 2018, Bộ Quốc phòng Mỹ đã công bố chiến lược quốc phòng mới với đặc điểm lớn nhất là nhấn mạnh "cạnh tranh chiến lược giữa các nước" là mối lo ngại hàng đầu của an ninh quốc gia Mỹ, xác định Trung Quốc và Nga là đối thủ cạnh tranh chủ yếu.
Sau chuyến thăm Trung Quốc, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ James Mattis đến thăm Hàn Quốc và Nhật Bản, thông báo tình hình có liên quan với các đồng minh Đông Bắc Á.