Tiến sĩ Giovanni Strona thuộc Trung tâm nghiên cứu chung của Ủy ban châu Âu có trụ sở tại Ispra, miền bắc Italy là Tác giả chính của nghiên cứu được công bố trên Báo cáo khoa học cho biết: “Ngay cả những loài linh hoạt nhất chắc chắn sẽ trở thành nạn nhân của sự tuyệt chủng theo hiệu ứng domino".
Các nhà nghiên cứu sử dụng ví dụ về hoa của cây được thụ phấn. Hoa được thụ phấn bởi loài ong. Nếu con ong bị tuyệt chủng thì cây cũng sẽ dần dẫn đến tuyệt chủng. Sự tuyệt chủng của một loài có thể tác động thay đổi môi trường cũng như đời sống của rất nhiều loài.
Cụ thể, các chuyên gia phân tích khi những loài nhỏ hơn chết đi dẫn đến sự tuyệt chủng của động vật hoặc thực vật cao hơn trong chuỗi thức ăn và cuối cùng là sự tuyệt chủng trên toàn Trái Đất.
Nhóm nghiên cứu đã đi đến kết luận này sau khi chạy 2.000 mô phỏng “trái đất ảo”. Ở mô phỏng này đã nghiên cứu sự liên kết của thực vật, động vật và sự tác động sự tuyệt chủng của loài này đến loài khác.
Sự tác động lớn nhất mà các nhà khoa học mô phỏng là sự nóng lên toàn cầu, bên cạnh đó là kịch bản về "mùa đông hạt nhân" sau nhiều vụ nổ bom nguyên tử, sự va chạm của tiểu hành tinh lớn với Trái Đất.
Đồng tác giả Corey Bradshaw của Đại học Flinders ở Nam Úc cho biết: "Chúng tôi đang cố gắng thử nghiệm để tìm ra về mức nhiệt nóng lên hoặc mát cực đoan đến mức nào để gây ra sự tuyệt chủng.
Tất cả các loài đều có sự liên kết, ngay cả khi có sự biến đổi dẫn đến tuyệt chủng của từng loài thì loài cuối cùng dù có sức chịu đựng thế nào cũng không thể sống khi các loài liên quan đã chết".
Tiến sĩ Strona nói thêm rằng nó sẽ xảy ra nhanh chóng khi biến đổi khí hậu dẫn đến một sự chết chóc khổng lồ trên toàn cầu.
Ông nói: "Một phát hiện quan trọng khác là trong trường hợp nóng lên toàn cầu từ 5-6 độ là đủ để quét sạch phần lớn sự sống trên hành tinh của con người".
Giáo sư Bradshaw nói rằng, bước tiếp theo của nghiên cứu sẽ tập trung vào việc nghiên cứu sự ấm lên của khí hậu tạo ra các đợt tuyệt chủng theo cách tồi tệ nhất có thể.
Nhiệt độ tăng, thời tiết cựu đoan và biến đổi khí hậu trở thành mối đe dọa sức khỏe toàn cầu lớn nhất của thế kỷ 21.
Trong một báo cáo được tạp chí y khoa Lancet công bố, các nhà khoa học và chuyên gia y tế cho biết tác động của biến đổi khí hậu từ sóng nóng đến những cơn bão, lũ lụt và hỏa hoạn đang ngày càng cao không chỉ đe dọa con người mà còn cả hệ thống y tế.
Ví dụ, bão lụt không chỉ gây thương tích trực tiếp cho con người mà còn có thể càn quét gây hư hỏng bệnh viện. Ngoài ra còn gây ra dịch bệnh, các vấn đề về sức khỏe tâm thần kéo dài khi người ta mất nhà cửa.
Cháy rừng cũng tương tự như vậy, làm tổn thương con người và cũng làm ô nhiễm không khí ở các khu vực rộng lớn.
Báo cáo Lancet, được các bác sĩ, học giả và chuyên gia chính sách từ 27 tổ chức trên khắp thế giới sản xuất, kêu gọi hành động nhanh chóng để hạn chế biến đổi khí hậu và chuẩn bị các hệ thống y tế toàn cầu đối phó với những thách thức ngày càng gia tăng.
(Theo Dailymail, Express)