Biến dầu ăn từ lẩu Trung Quốc thành nhiên liệu máy bay

An Ngọc |

Ở thành phố Thành Đô, tỉnh Tứ Xuyên, Trung Quốc, nồi lẩu cay có thể được tận dụng cho đến giọt dầu thừa cuối cùng để trở thành nhiên liệu máy bay.

Như vậy, từ một loại phế thải thực phẩm, dầu ăn thừa đã có vòng đời thứ hai hữu ích.

Tại một nhà hàng hạng sang ở thành phố Thành Đô, nhiều thực khách đang say sưa thưởng thức món lẩu cay mà không biết rằng, những giọt dầu ăn thừa mà họ bỏ lại sẽ có vòng đời thứ hai dưới dạng nhiên liệu máy bay.

Với khoảng 150.000 tấn dầu ăn đã qua sử dụng mà các nhà hàng trong thành phố thải ra mỗi năm, doanh nghiệp địa phương Jinshang đã tìm ra phương pháp thích hợp để xử lý chất thải dầu mỡ và xuất khẩu để biến thành nhiên liệu hàng không.

Vào buổi tối, những người thu gom sẽ ghé vào hàng trăm nhà hàng để lấy những thùng nước dùng thừa lõng bõng dầu mỡ, sau đó chuyển đến ngoại ô thành phố, nơi đặt trụ sở của nhà máy. Dầu được dẫn vào các thùng lớn và trải qua quá trình tinh chế để loại bỏ nước và tạp chất còn sót lại, tạo ra loại dầu công nghiệp trong suốt, nhuốm vàng.

Biến dầu ăn từ lẩu Trung Quốc thành nhiên liệu máy bay - Ảnh 1.

Một công nhân đang lấy thùng đựng dầu tại một quán lẩu ở thành phố Thành Đô, Trung Quốc. (Ảnh: Bloomberg)

Ông Ye Bin, Chủ tịch Công ty công nghệ môi trường Jinshang, nói: "Món lẩu Tứ Xuyên của chúng tôi nổi tiếng thế giới. Không chỉ có thể, nó còn được tận dụng triệt để. Công ty chúng tôi thu gom khoảng 300 đến 400 tấn dầu thải mỗi ngày, và đây mới chỉ là lượng dầu mà một công ty thu được".

Dầu thải tinh chế sau đó được xuất khẩu cho các khách hàng chủ yếu ở châu Âu, Mỹ và Singapore, sau đó sẽ tiếp tục được xử lý để tạo ra nhiên liệu hàng không bền vững.

Anh Dong, thực khách, chia sẻ: "Tôi nghĩ việc tận dụng chất thải thực phẩm có lợi cho toàn bộ hệ thống tái chế, rất thân thiện với môi trường".

Theo Cơ quan Năng lượng Quốc tế, nhiên liêu sinh học rất quan trọng trong việc khử carbon ở lĩnh vực hàng không, vốn thải ra 2% lượng khí thải CO2 vào năm 2022. Hiện nhiên liệu máy bay từ dầu thải hiện chỉ chiếm chưa đến 0,1% tổng lượng nhiên liệu hàng không được tiêu thụ do chi phí xử lý và số lượng nhà cung cấp tương đối ít. Tuy nhiên, nếu được áp dụng rộng rãi, nó có thể giảm 65% mức phát thải của ngành hàng không để đạt được net zero vào năm 2050.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại