Ung thư gan - căn bệnh cướp đi sự sống của PGS Văn Như Cương là 1 trong 8 bệnh ung thư phổ biến nhất trên toàn thế giới. Ở Việt Nam, ung thư gan là bệnh phổ biến đứng hàng thứ 4 trong các loại ung thư ở cả hai giới.
Nguyên nhân ung thư gan
Hầu hết các trường hợp ung thư gan đều có nguyên nhân không rõ ràng. Nhưng trong một số trường hợp, nguyên nhân ung thư gan được xác định cụ thể, vú dụ nhiễm trùng mãn tính với một số loại siêu vi khuẩn viêm gan siêu vi có thể gây ung thư gan.
Ung thư gan xảy ra khi các tế bào gan phát triển đột biến trong DNA gan – vật liệu quan trọng trong mọi quá trình chuyển quá trong cơ thể. Đột biến DNA có thể gây ra những thay đổi, dẫn đến hậu quả các tế bào hư hỏng ngày càng lan rộng vượt khỏi tầm kiểm soát và cuối cùng là hình thành một khối u ung thư.
Chẩn đoán và điều trị ung thư gan
Chẩn đoán:
Các xét nghiệm và thủ thuật được sử dụng để chẩn đoán ung thư gan bao gồm:
1. Xét nghiệm máu để phát hiện chức năng gan bất thường
2. Xét nghiệm hình ảnh: Bác sĩ của bạn có thể đề nghị các xét nghiệm hình ảnh như siêu âm, chụp cắt lớn vi tính (CT) và chụp cộng hưởng từ (MRI).
3. Sinh thiết mô gan: Các bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên lấy một mẫu mô gan nhỏ để thử nghiệm xem bạn có bị ung thư gan không. Trong khi sinh thiết gan, các bác sĩ sẽ đưa kim tiêm qua da vào trong gan để lấy mẫu mô. Các mẫu mô này sẽ được các bác sĩ kiểm tra dưới kính hiển vi để xác định các tế bào ung thư.
Xác định mức độ ung thư gan
Một khi đã xác định được bệnh nhân mắc ung thư gan, các bác sĩ sẽ tiến hành phân tích giai đoạn ung thư gan. Các thử nghiệm phân giai đoạn giúp xác định kích thước và vị trí của khối u, khả năng di căn. Các xét nghiệm hình ảnh được sử dụng để điều trị ung thư gan bao gồm CT, MRI.
Điều trị ung thư gan
Các phương pháp điều trị ung thư gan nguyên phát phụ thuộc vào mức độ (giai đoạn) của bệnh cũng như độ tuổi, sức khỏe tổng thể của bệnh nhân:
1. Phẫu thuật
Phẫu thuật cắt bỏ khối u: Trong một số trường hợp nhất định, bác sĩ có thể đề nghị bệnh nhân cắt bỏ khối u nếu kích thước khối u nhỏ và chức năng gan tốt. Tuy nhiên, phương pháp này còn phụ thuộc vị trí của khối u ung thư trong gan, chức năng gan và tình trạng sức khỏe tổng thể của bạn.
Phẫu thuật cấy ghép gan: Trong quá trình phẫu thuật cấy ghép gan, gan của người bệnh được lấy ra và thay bằng một lá gan khỏe mạnh từ người hiến tặng. Phẫu thuật ghép gan chỉ là một sự lựa chọn cho tỷ lệ nhỏ những người bị ung thư gan giai đoạn sớm.
2. Phương pháp điều trị tác động đến khối u
Các phương pháp điều trị ung thư gan tác động trực tiếp tới tế bào ung thư hoặc vùng xung quanh các tế bào ung thư, bao gồm các sự lựa chọn:
- Đông lạnh tế bào ung thư
- Làm nóng tế bào ung thư
- Tiêm cồn vào tế bào ung thư
- Dùng thuốc nhắm mục tiêu
Ở các phương pháp này bác sĩ dùng mũi kim tác động thẳng vào khối u mà không gây ảnh hưởng đến bộ phận khác. Các biện pháp sẽ khiến khối u bị đông lạnh, làm nóng hoặc bị rượu tác động làm chết đi và không phát triển được nữa.
3. Liệu pháp hóa trị xạ
- Hoá trị: dùng thuốc tác động đến tế bào ung thư, các tế bào di căn và toàn bộ ổ bệnh. Biện pháp này ảnh hưởng rất lớn đến gan và có thể làm tê liệt chức năng gan.
- Xạ trị : đốt khối u bằng bức xạ. Có thể làm chết cả tế bào ung thư và tế bào khoẻ xung quanh.
Biến chứng của ung thư gan
Bệnh nhân bị ung thư gan đôi khi có thể bị các biến chứng sau:
1. Suy gan
Gan bị tổn thương nặng không còn khả năng đảm bảo chức năng dẫn tới suy gan. Tình trạng này diễn ra khi có tổn thương nhiều xảy ra ở tế bào gan.
2. Suy thận
Thận bị suy làm mất khả năng lọc nước tiểu và bài tiết nước tiểu dẫn đến tình trạng tích lũy các chất độc hại trong cơ thể gây nguy hiểm cho tính mạng.
3. Di căn
Đây là biến chứng đáng sợ nhất của ung thư gan, di căn ung thư gan đến các bộ phận khác. Việc chữa trị hầu như không có kết quả, chủ yếu chỉ làm người bệnh kéo dài sự sống và giảm bớt đau đớn do bệnh tật gây nên.
Phòng ngừa ung thư gan
Giảm nguy cơ xơ gan. Xơ gan sinh ra các mô sẹo trong gan, làm tăng nguy cơ ung thư gan. Bạn có thể giảm nguy cơ ung thư gan theo bằng cách hạn chế uống rượu, duy trì trọng lượng khỏe mạnh và thận trọng với việc tiếp xúc với các hóa chất.
Tiên phòng viêm gan siêu vi B. Bạn có thể giảm nguy cơ mắc viêm gan B bằng cách tiêm chủng ngừa vacxin viêm gan loại B.
Thực hiện các biện pháp phòng ngừa bệnh viêm gan C. Hiện không có thuốc, vacxin phòng ngừa viêm gan C, nhưng bạn có thể giảm nguy cơ mắc bệnh bằng cách:
+ Quan hệ tình dục an toàn. Không quan hệ tình dục trừ khi bạn biết chắc chắn bạn tình không bị nhiễm HBV, HCV hoặc bất kỳ bệnh lây truyền qua đường tình dục nào khác. Nếu bạn không biết rõ tình trạng của họ, tốt nhất hãy sử dụng bao cao su.
+ Chắc chắn kim tiêm bạn sử dụng là vô trùng. Để giảm nguy cơ mắc viêm gan C, hãy chắc chắn bạn dùng kim tiêm vô trùng, không dùng chung tim kiêm với bất cứ ai khác.
+ Xăm hình ở cơ sở an toàn, uy tín. Kim xăm hình không được khử trùng đúng cách cũng có thể là nguyên nhân lây lan siêu vi khuẩn viêm gan C.
* Dấu hiệu nhận biết bệnh ung thư gan giai đoạn đầu
*Theo Mayoclinic