Theo tờ The Australian, không chỉ chính phủ mà người dân Úc nên lo ngại khi bài viết chứa đầy những lời lẽ xúc phạm và đe dọa trả thù.
Cụ thể, tờ báo viết rằng Úc là một đất nước có nguồn gốc "thiếu văn minh", là "nhà tù của Anh". Không những thế, bài viết còn lớn tiếng đe dọa rằng: "Nếu tàu Úc đi vào biển Đông thì sẽ là một mục tiêu lý tưởng để Trung Quốc cảnh báo và tấn công. Sức mạnh của Úc không là gì khi so sánh với an ninh Trung Quốc".
Tờ báo Úc nhận định đây là chiến thuật của một "kẻ bắt nạt": đầu tiên là phá hoại lòng tự trọng của mục tiêu và sau đó buông ra những lời dọa nạt.
Đây không phải là lần đầu tiên Thời báo Hoàn Cầu để mắt tới Úc trong vấn đề biển Đông. Cuối năm ngoái, khi nhắc đến các chuyến bay trinh sát của Úc trong chiến dịch "Operation Gateway", tờ báo này viết: "Nếu một ngày nào đó có một chiếc máy bay rơi xuống từ bầu trời và đó là máy bay Úc thì thật là xấu hổ".
Ông Euan Graham, giám đốc chương trình an ninh quốc tế tại Viện Lowy (Úc), nhận định bài báo được đăng tải hồi cuối tuần rồi của Thời báo Hoàn cầu rõ ràng mang ý thù địch.
Những câu hỏi đặt ra ở đây là Úc nên xử lý lời đe dọa này như thế nào? Liệu đây có phải là dấu hiệu cho thấy ý định muốn trừng phạt Úc của Bắc Kinh hay chỉ là màn kịch để tạo hiệu ứng? Phải chăng Trung Quốc đang tìm cách ngăn cản sự hiện diện của Úc ở biển Đông?
Theo ông Graham, dù mục đích của Thời báo Hoàn Cầu là gì đi nữa, bài báo trên đang dần thức tỉnh người Úc về chủ nghĩa yêu nước cực đoan ngày càng tăng của Trung Quốc và những rủi ro nó tạo ra.
Trung Quốc cấm đánh bắt cá ngang ngược
Tòa án Tối cao Trung Quốc hôm 2-8 cho biết bất cứ ai bị bắt quả tang đánh bắt cá trái phép trong những vùng biển Bắc Kinh xem là chủ quyền có thể bị kết án đến 1 năm tù. Trong số những vùng biển được tòa án này nói đến có cả vùng đặc quyền kinh tế (EEZ).
Đây được xem là động thái đáp trả phán quyết được Tòa Trọng tài Thường trực (PCA) ở The Hague - Hà Lan đưa ra vào tháng rồi. Phán quyết này khẳng định những bãi đá Trung Quốc chiếm giữ trái phép ở biển Đông không thể có EEZ. Bắc Kinh cho đến giờ vẫn klhông công nhận phán quyết này.