Bị TQ vượt, Nga "nóng mặt" ra lệnh khẩn: Đóng tàu đổ bộ trực thăng Priboy "luôn và ngay"

Trà Khánh |

Trong khi ngành công nghiệp đóng tàu có thâm niên như Nga phải mất 5 năm để đóng mới một tàu đổ bộ, thì “hậu bối” như Trung Quốc chỉ cần từ 2-3 năm, thậm chí tàu của họ còn to hơn.

Hải quân Nga có tàu đổ bộ trực thăng đầu tiên vào năm 2025?

Hãng thông tấn Sputnik dẫn các nguồn tin thuộc ngành công nghiệp quốc phòng Nga cho hay, hai tàu đổ bộ mang trực thăng đa năng do nước này tự thiết kế và đóng mới tương tự như các tàu đổ bộ lớp Mistral sẽ được bàn giao cho Hải quân Nga trong giai đoạn từ nay đến 2025-2026.

Cũng theo nguồn tin này, lễ đặt ky hai con tàu đổ bộ lớp Priboy đã được Hải quân Nga lên kế hoạch trong năm 2020 tại nhà máy đóng tàu Zaliv ở Kerch trên Bán đảo Crimea, và thời hạn bàn giao dự kiến sẽ là năm 2025-2026.

Bị TQ vượt, Nga nóng mặt ra lệnh khẩn: Đóng tàu đổ bộ trực thăng Priboy luôn và ngay - Ảnh 1.

Mô hình thiết kế tàu đổ bộ mang trực thăng Priboy của Hải quân Nga sẽ do nhà máy Zaliv đóng mới. Ảnh: Reddit.

Trước đó, Sputnik cũng đưa tin về việc Hải quân Nga đang chuẩn bị khởi đóng các tàu đổ bộ đa năng Priboy có khả năng mang theo từ 12-16 trực thăng các loại, với lượng giãn nước tối đa lên đến 24,000 tấn.

Các tàu đổ bộ Priboy được kỳ vọng sẽ giúp Hải quân Nga bù vào khoảng trống của hai tàu đổ bộ mang trực thăng lớp Mistral mà Nga "mua hụt" của Pháp từ năm 2014, khi Moscow chịu các lệnh trừng phạt từ phương Tây trong cuộc khủng hoảng ở Ukraine.

Theo các nhà quan sát quân sự, việc Nga đưa ra một mốc thời gian cụ thể cho kế hoạch đưa vào trang bị các tàu đổ bộ Priboy cho thấy Bộ Quốc phòng Nga đã thông qua thiết kế của con tàu này, và giờ đây họ chỉ cần bắt tay vào việc chế tạo nó. Tuy nhiên, mọi thứ có thể sẽ không diễn ra suôn sẻ như những gì Moscow kỳ vọng.

Nói như vậy là bởi công nghiệp đóng tàu quân sự Nga chưa bao giờ phải đóng một tàu đổ bộ mang trực thăng và họ phải bắt đầu gần như từ con số không. Kể cả khi có được thiết kế tổng thể, thì trong quá trình đóng con tàu đầu tiên chắc chắn sẽ phát sinh không ít rắc rối về mặt kỹ thuật, điều này có thể làm kéo dài thời gian chế tạo.

Trong khi đó, nhà máy đóng tàu Zaliv dù đã thuộc về Nga sau cuộc sáp nhập năm 2014 và bắt đầu quay trở lại đóng mới một số tàu chiến cho Hải quân Nga như các tàu hộ vệ mang tên lửa thuộc Đề án 22160 và 22800, thế nhưng việc đóng một tàu chiến có lượng giãn nước lên đến 24,000 tấn khác hoàn toàn so với việc đóng các tàu trên dưới 1.000 tấn.

Dĩ nhiên cơ sở vật chất ở Zaliv hiện tại hoàn toàn có thể đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật để đóng một tàu chiến lớn như Priboy. Còn về công nghệ cũng như nhân lực, nếu thiếu Zaliv hoàn toàn có thể mượn từ các công ty đóng tàu khác của Nga.

Bị TQ vượt, Nga nóng mặt ra lệnh khẩn: Đóng tàu đổ bộ trực thăng Priboy luôn và ngay - Ảnh 3.

Quang cảnh nhà máy đóng tàu Zaliv nhìn từ trên cao. Ảnh: bmpd.

Một yếu tố khác có thể ảnh hưởng đến quá trình chế tạo các tàu Priboy chính là "tiền", bởi theo Bộ Quốc phòng Nga để đóng một tàu đổ bộ Priboy họ cần tới gần 700 triệu USD và đây chưa phải là con số cuối cùng. Việc chế tạo cùng lúc hai tàu đổ bộ mới tạo ra một gánh nặng không hề nhỏ lên ngân sách quốc phòng Nga trong những năm tới.

Tựu chung lại, mặc dù đưa ra thời hạn kéo dài lên tới 5 năm nhưng chưa có gì chắc chắn là Zaliv sẽ có thể bàn giao hay hạ thủy tàu Priboy đầu tiên cho Hải quân Nga theo đúng kế hoạch. Và lịch sử đóng những con tàu chiến kéo dài tới cả chục năm như ở Nga cũng chẳng phải là chuyện hiếm.

Trung Quốc chỉ mất 2 năm để đóng tàu đổ bộ Type 075

Để cho khách quan có thể so sánh kế hoạch đóng mới các tàu Priboy của Nga với tiến độ đóng các tàu đổ bộ mang trực thăng Type 075 của Trung Quốc khi cả hai có xuất phát điểm gần như tương đồng về mặt thời gian (từ ý tưởng cho đến thiết kế).

Bị TQ vượt, Nga nóng mặt ra lệnh khẩn: Đóng tàu đổ bộ trực thăng Priboy luôn và ngay - Ảnh 5.

Tàu đổ bộ Type 075 đầu tiên của Trung Quốc đang được gấp rút hoàn thiện để chuẩn bị thử nghiệm trên biển. Ảnh: Russia Defence Forum.

Trong khi Priboy vẫn còn ở trên giấy thì Trung Quốc đã cho hạ thủy chiếc Type 075 đầu tiên và đang hoàn thiện một chiếc khác chỉ trong khoảng thời gian từ 2-3 năm. Thậm chí đến khi tàu đổ bộ của Nga được đặt ky thì Hải quân Trung Quốc đã đưa vào thử nghiệm trên biển cả hai chiếc Type 075 hiện tại.

Đó là còn chưa kể tới việc tàu Type 075 của Trung Quốc có lượng giãn nước gần gấp đôi tàu Priboy và phức tạp hơn về mặt công nghệ. Và đây cũng là lần đầu tiên Trung Quốc đóng một tàu đổ bộ đa năng như Type 075.

Cũng cần phải nhắc lại rằng Trung Quốc chỉ là "hậu bối" trong ngành công nghiệp đóng tàu thế giới trong khi đó Nga gần như là "cây đại thụ". Tuy nhiên, việc chậm ứng dụng các công nghệ đóng tàu kiểu mới lẫn thiếu vốn đã khiến công nghiệp đóng tàu Nga dần bị Trung Quốc vượt mặt. Điều này được minh chứng rõ nét qua số phận các tàu đổ độ Priboy và Type 075.

Bên trong tàu đổ bộ tấn công USS Bonhomme Richard của Hải quân Mỹ.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại