Từ cuộc chiến sinh tử, Iron Dome "thần thánh" ra đời
Những cuộc xung đột liên miên giữa Israel với các quốc gia và các nhóm vũ trang thù địch ở Trung Đông khiến Nhà nước Do Thái luôn rơi vào tình trạng bị đe dọa bởi những trận tập kích bằng rocket của đối phương.
Các vụ tấn công bởi tên lửa, rocket và đạn cối cỡ lớn Israel đã thiệt hại nặng nề do không có hệ thống phòng thủ tên lửa đủ sức đánh chặn hiệu quả. Điều đó buộc họ phải nghiên cứu hệ thống phòng thủ tên lửa tầm ngắn uy lực để đối phó, và thế là Iron Dome đã bắt đầu được thai nghén từ năm 2007 và tới 2011 thì chính thức được đưa vào biên chế.
Theo thiết kế, hệ thống Iron Dome có tầm bắn hiệu quả tối đa 70km, hoạt động trong mọi điều kiện thời tiết, bất kể ngày hay đêm, đủ khả năng phát hiện, theo dõi và xạ kích diệt cùng lúc nhiều mục tiêu là tên lửa, rocket, đạn cối cỡ 155mm với xác suất bắn trúng đạt tới 80%.
Một trong những điểm vượt trội của hệ thống này là căn cứ vào quỹ đạo bay của mục tiêu, hệ thống chỉ huy kiểm soát có thể tính toán được điểm rơi và ra quyết định khai hỏa đánh chặn hay không đánh chặn.
Cầu hình của mỗi tổ hợp "Vòm sắt" cơ bản gồm 1 radar cảnh giới nhìn vòng, 1 trạm điều khiển và kiểm soát vũ khí cùng 3 bệ phóng mỗi bệ có 20 đạn tên lửa đánh chặn Tamir sử dụng đầu dò quang điện để đánh chặn ở pha cuối của mục tiêu.
Iron Dome là lá chắn tên lửa tầm thấp trong hệ thống phòng thủ tên lửa 3 tầng của Israel.
Ngay khi được đưa vào biên chế, lập tức hệ thống phòng thủ tên lửa Iron Dome đã chứng minh hiệu quả khi liên tiếp bắn hạ các quả đạn rocket phóng đi từ dải Gaza, bảo vệ thành công người dân Do Thái trước những đòn tập kích chết người.
Kể từ năm 2011 tới nay, phần lớn các vụ tập kích bằng đạn rocket, tên lửa, đạn cối tấn công vào Israel của những thế lực thù địch đã không đạt được hiệu quả mong muốn như trước đây bởi phần lớn chúng đã không thể "chạm tới mục tiêu" do bị Iron Dome đánh chặn.
Nhờ hiệu quả cao trong thực chiến, Iron Dome xứng đáng với tên gọi "Vòm Sắt" và được coi là hệ thống phòng thủ tên lửa "thần thánh".
Những tưởng Israel đã có thể yên tâm "kê cao gối ngủ" không còn phải nơm nớp lo sợ, nhưng không, hiệu quả đánh chặn của các tổ hợp này gần đây đã suy giảm đáng kể, một lần nữa nhà nước Do Thái lại nguy ngập.
Iron Dome khai hỏa đánh chặn mục tiêu. Ảnh minh họa.
"Vòm sắt" sụp đổ, Israel nguy ngập
Trước trận đọ sức với cơn mưa "rocket" phóng đi từ dải Gaza nhằm vào Israel hôm qua, 12/11 thì Iron Dome đã có nhiều lần bị hoang báo, bắn mục tiêu "ma" hoặc bắn trượt, thậm chí không khai hỏa khi mục tiêu nguy hiểm đi vào vùng hỏa lực.
Nói gì thì nói, Iron Dome vẫn thể hiện được hiệu quả chiến đấu nhất định, tuy nhiên, "vỏ quýt dày có móng tay nhọn" đặc trị.
Thật vậy, hôm qua 12/11 mặc dù cố gắng tối đa nhưng các tổ hợp Iron Dome của Israel vẫn bất lực trước đòn tấn công ồ ạt của rocket phóng đi từ dải Gaza. Ngay trong đợt đầu, "Vòm sắt" chỉ bắn hạ được 20 trên khoảng 50 quả rocket, 30 quả còn lại đã gây thiệt hại hết sức nặng nề, khiến nhiều dân thường Do Thái thiệt mạng.
Các nhóm vũ trang thù địch gần đây đã áp dụng chiến thuật mới khi tấn công Israel, đó là bắn cấp tập với quy mô lớn, khiến "Vòm sắt" rơi vào tình trạng quá tải, rối loạn không thể đánh chặn được hết các mục tiêu.
Iron Dome khai hỏa đánh chặn mục tiêu. Ảnh minh họa.
Có lẽ tình hình căng thẳng đã vượt rất xa tính toán ban đầu của Israel khi họ cho rằng chỉ cần khoảng 13 tới 15 tổ hợp Iron Dome là đủ để bảo vệ toàn bộ lãnh thổ nước này nhưng giờ đây dường như họ đã sai, cho dù có trang bị nhiều "Vòm Sắt" hơn thế thì vẫn bị chọc thủng.
Thêm nữa, nếu không có giải pháp căn cơ đó là ngăn chặn tận gốc các đòn tập kích như vậy thì lãnh thổ Do Thái sẽ còn phải hứng chịu nhiều vụ tấn công dữ dội hơn nữa bởi lẽ Iron Dome dù thuộc loại đầu bảng thế giới trong phân khúc tên lửa đánh chặn tầm thấp những cũng đã đến ngưỡng không thể ứng phó tốt hơn.
Bên cạnh đó, quân đội mạnh, tinh nhuệ và giàu kinh nghiệm chiến đấu lại được Mỹ đứng đằng sau ủng hộ cũng như viện trợ quân sự rất lớn nhưng liệu Israel đứng vững được bao lâu trước những cuộc chiến mang tính tiêu hao cả về kinh tế lẫn năng lực quốc phòng.
Họ sẽ chống đỡ thế nào khi mà mỗi quả đạn tên lửa tên lửa Tamir có giá 50.000 USD hoặc hơn nữa, quá đắt để đánh chặn những quả rocket tự chế có chi phí cực rẻ, chỉ từ vài trăm tới vài nghìn USD.
Công nghiệp quốc phòng Israel sẽ phải sản xuất bao nhiêu đạn Tamir dữ trữ để sẵn sàng cho các tổ hợp Iron Dome khai hỏa? Con số này chắc chắn rất lớn, rồi sẽ đến lúc họ không chịu đựng nổi cả về mặt kinh tế lẫn thiệt hại do "Vòm sắt" thất thủ.
Người Mỹ chắc hẳn cũng đang lo sót vó trước hiệu quả chiến đấu ngày càng thấp của Iron Dome vì vào tháng 1/2019, Lục quân Mỹ đã đề nghị Quốc hội nước này thông qua một khoản ngân sách quốc phòng 373 triệu USD để mua 2 tổ hợp Iron Dome gồm 6 bệ phóng, 240 tên lửa đánh chặn, 2 xe radar và 2 xe chỉ huy tác chiến.
Đề nghị trên đã được phê chuẩn, nhưng Mỹ hãy lo dần đi là vừa, 2 tổ hợp Iron Dome vừa mua chỉ như muối bỏ bể và phải tới tận năm 2023 họ mới được tiếp nhận.
Iron Dome của Israel bất lực, đánh chặn không xuể rocket bắn đi từ dải Gaza, gây thiệt hại nặng.