Chốn công sở là một trong những nơi chiếm phần lớn thời gian cuộc đời mỗi người. Gần như toàn bộ thời trẻ và tuổi trung niên, chúng ta gắn bó với công việc và sự nghiệp. Vì thế, nếu không thích nghi được tại nơi làm việc, bạn khó có được cuộc sống thoải mái.
Các tỷ phú hàng đầu thế giới đã chỉ ra, muốn thành công có IQ thôi chưa đủ. Trong bối cảnh hiện nay, trí tuệ cảm xúc (EQ) dần trở thành yếu tố quan trọng giúp một người thành công. Tại nơi công sở, người có EQ cao có thể dễ dàng xây dựng các mối quan hệ, giảm sự căng thẳng giữa nhóm người, xoa dịu xung đột và cải thiện sự hài lòng. Chính vì thế họ cũng có cách đối đáp khéo léo với những tình huống đối diện trực tiếp với sếp. Bằng cách ứng xử thông minh, người có EQ cao không chỉ khiến cấp trên hài lòng mà còn tạo cơ hội thăng tiến trong công việc.
Trên thực tế, tại nơi làm việc, bạn không tránh khỏi những lần bị cấp trên hiểu lầm. Gặp phải tình huống huống này, bản thân mỗi chúng ta không khỏi phiền lòng. Bởi suy cho cùng, nhân viên đi làm đều mong muốn được sếp khen ngợi, đánh giá cao trong công việc, không ai muốn bị trách oan một cách vô cớ.
Khi rơi vào tình huống này, nhiều người vội tìm cách giải thích ngay lập tức. Tuy nhiên các nhà tâm lý học cho rằng khi một người ở trong trạng thái tức giận họ sẽ rất khó để hiểu được sự thật.
Bởi khi tức giận, cảm xúc của bạn đang ở trạng thái hưng phấn. Lời giải thích hay truyền đạt của đối phương sẽ chặn lại. Nên dường như mọi lời nói của bạn ở thời điểm này trở nên vô nghĩa.
Song nếu phản ứng thái quá như lập tức xin nghỉ việc hay có thái độ không tốt, chẳng khác nào, bạn đang tự đưa mình vào đường cùng.
Ảnh minh họa
Với người có EQ cao, trong tình huống này họ có cách ứng xử thể hiện sự khôn ngoan, khẳng định mình là người có trí tuệ cảm xúc.
1. Đồng ý nhận lỗi và có lời giải thích sau đó
Khi bị sếp khiển trách, điều đầu tiên nhiều người thường làm là giải thích hoặc đổ lỗi. Tuy nhiên tại thời điểm đó, mọi lời giải thích trở nên vô nghĩa. “Sếp không thể trách tôi, là đồng nghiệp A đã không kịp thời xác nhận phản hồi từ khách…”. Nếu đưa giải thích như này, lãnh đạo chắc chắn sẽ thẳng tay liệt bạn vào danh sách những nhân viên không có tinh thần trách nhiệm.
Trên thực tế, bạn cần tuân theo nguyên tắc đồng ý nhận lỗi sau đó giải thích. Bạn có thế áp dụng câu trả lời này: “Tôi thực sự chịu trách nhiệm về những sai sót của diễn giả khách mời lần này. Tôi đã không kiểm tra kỹ lưỡng. Đồng nghiệp A phụ trách việc nhưng lại không phản hồi cho tôi kịp thời. Lần sau tôi nhất định sẽ chú ý đến việc này”.
2. Chủ động đón nhận hậu quả
Nếu cách trên của bạn không gây được ấn tượng với lãnh đạo, bạn cần học cách chủ động nhận trách nhiệm về hậu quả của sự việc. Bạn có thể nói với sếp theo cách này: “Tôi nhận ra sai lầm của mình và thành thật xin lỗi. Do sai phạm của tôi, kết quả của cả nhóm bị ảnh hưởng. Mặc dù việc này là do đồng nghiệp X đã không phản hồi kịp thời cho tôi nên đã xảy ra sai phạm. Để chịu trách nhiệm cho lỗi sai này, tôi sẵn sàng đón nhận mọi lời chỉ trích mà sếp dành cho cả nhóm”.
Nếu nói theo cách này, người lãnh đạo sẽ cảm thấy bạn là một người dám chịu trách nhiệm. Phân tích từ lời nói của bạn, sếp cũng hiểu được rằng lỗi không phải của bạn. Từ đây, quản lý sẽ đồng cảm và không đưa bạn vào tình huống khó xử.
3. Không quan tâm đến quá khứ, hãy nhìn về phía trước
Ảnh minh họa
Áp dụng được 2 cách trên, sự hiểu lầm của sếp về bạn gần như đã được loại bỏ. Song để tạo ấn tượng tốt với cấp trên, hãy cho lãnh đạo biết bạn học được gì từ sự cố này, kế hoạch cho bước tiếp theo là gì và làm thế nào để giảm thiểu tổn thất.
Nếu có thể cải thiện được tình hình công việc để mọi thứ trở nên hoàn hảo hơn, đó chính là cách chuyển bại thành thắng. Nhiều người vẫn thường cho rằng khi bản thân mạnh mẽ, cả thế giới sẽ tử tế với bạn. Ở nơi làm việc cũng vậy, bạn không cần phải biện minh quá nhiều. Những hành động thiết thực là lời giải thích tốt nhất của bạn.
Dù có bị lãnh đạo hiểu lầm hay đổ oan, một người EQ cao luôn có thể đối mặt với mọi việc một lý trí và đưa ra những lựa chọn đúng đắn.