Bị Nga coi thường, Belarus "lớn tiếng" chê tiêm kích Su-30SM: Cơ hội lớn cho F-16 Mỹ?

Bảo Lam |

Ngay khi vừa tiếp nhận những chiếc tiêm kích Su-30SM từ Nga, phía Belarus đã tỏ ra khó chịu với cách người Nga "làm giá" dòng chiến đấu cơ này cũng như thái độ của Moscow.

Thông thường, chi phí để duy trì khả năng hoạt động của một chiến đấu cơ trong thời gian khai thác dự kiến là 35 năm cao hơn từ 2-2,5 lần chi phí mua ban đầu. Và theo trang tin sn-plus, chi phí tổng thể các dịch vụ sửa chữa, đại tu, trùng tu,… của một chiếc tiêm kích Su-30SM vừa được Nga bán cho Belarus ước tính rơi vào khoảng 100-125 triệu USD.

"Nếu cộng với giá mua các máy bay này, chi phí duy trì khả năng hoạt động và nâng cấp, chúng ta sẽ có số tiền từ 185 đến 210 triệu USD mỗi chiếc Su-30SM cho 35 năm tới. Cho một phi đội (12 chiếc), tương ứng sẽ là từ 2,22 tỷ đến 2,52 tỷ USD. Đây là số tiền không hề nhỏ", trang điện tử này nhấn mạnh.

Bị Nga coi thường, Belarus lớn tiếng chê tiêm kích Su-30SM: Cơ hội lớn cho F-16 Mỹ? - Ảnh 1.

Hình ảnh chiếc Su-30SM đầu tiên của Không quân Belarus được phía Nga chuyển giao trong hôm 13/11.

Cũng theo trang tin của Belarus, yếu điểm của những chiến đấu cơ do Nga sản xuất chính là động cơ AL-31FP, mà trong vòng đời của Su-30SM "sẽ ngốn" 6 động cơ (2 động cơ trong số đó đã được lắp đặt và thanh toán khi mua). 

Sn-plus này lý giải rằng, "các động cơ máy bay của Liên Xô (Nga) thường thua kém so với của phương Tây không chỉ về hiệu quả sử dụng nhiên liệu, mà cả về giới hạn cho phép giữa hai lần đại tu và giới hạn tối đa".

"Không quân Ba Lan cùng lúc khai thác cả các máy bay tiêm kích hai động cơ MiG-29 của Liên Xô lẫn F-16 một động cơ của Mỹ. Tiêm kích của Mỹ bay trọn vẹn 35 năm bằng chính động cơ đã được lắp đặt cho nó ngay từ đầu. Với MiG-29, đáng tiếc, không được như thế: trong cùng khoảng thời gian đó, nó sẽ phải thay 8 động cơ", trang điện tử này đưa ra ví dụ.

Cũng theo sn-plus cũng chẳng ngạc nhiên lắm khi Không quân Belarus có mong muốn thay thế các máy bay Su-30SM do Nga sản xuất đang phục vụ trong biên chế bằng F-16 của Mỹ. Thông thường, trong những trường hợp tương tự, kết luận được đưa ra đều dựa trên cơ sở một tiêu chí duy nhất – đó là giá thành.

Thậm chí phía Belarus còn không có ý định so sánh các tính năng kỹ thuật. Điều quan trọng ở đây là tổng chi phí mua và vận hành các máy bay Su-30SM của Nga tương đương 185 đến 210 triệu USD hoặc tối đa 2,5 tỷ USD cho 12 chiếc. 

Điều đáng nói là phép tính tương tự đối với F-16 lại không được công bố. Tác giả bài viết của sn-plus chỉ phỏng đoán dựa trên kinh nghiệm của Ba Lan, khi cho rằng các chi phí sẽ phải thấp hơn. Không rõ từ đâu có được sự khẳng định chắc chắn này. 

Bởi vì chính Slovakia đã từng phải bỏ ra 103 triệu USD cho một chiếc tiêm kích F-16 Block 70/72, cao hơn gấp hai lần máy bay Nga. Theo như công thức đã đưa ra ở trên thì toàn bộ chi phí cho 35 năm khai thác gần tiệm cận con số tối thiểu là 275 triệu USD. Vậy làm sao có thể nói một cách chắn chắn rằng mua chiến đấu cơ của Mỹ sẽ tiết kiệm hơn so với của Nga,.

Nhưng có thể thấy rõ một thứ khác ở đây. Thực ra Belarus không hề muốn chuyển sang các máy bay do phương Tây sản xuất. Đây rõ ràng là một thông điệp mang ý nghĩa chính trị mà Minsk muốn gửi tới Moscow. Sau những thông tin có phần như "ban ơn" của truyền thông Nga khi nhắc đến việc nước này bán Su-30SM cho Belarus.

Tiêm kích Su-30SM của Không quân Nga mang đầy bom tham chiến ở Syria.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại