Các ngư dân đang câu cá ngừ ở vịnh Tosa bằng phương pháp ipponzuri, kỹ thuật câu truyền thống của người Nhật.
Ipponzuri hay còn gọi là câu cá một dây, được coi là cách bền vững để đánh bắt katsuo, bằng cách sử dụng cần câu và dây câu, và một máy định vị dưới nước cơ bản. Bằng cách sử dụng phương pháp này, thịt của con cá sẽ ít bị tổn thương nhất và ngon hơn. Kỹ thuật này cũng đòi hỏi người câu phải có kinh nghiệm lâu năm và cả trực giác, kỹ thuật khéo léo để bắt từng con cá một.
Cá ngừ sau khi câu lên được trữ trong thùng đá để đảm bảo độ tươi ngon. được giữ trong thùng đá để đưa đi đấu giá.
Ngư dân đang chuẩn bị cá ngừ vằn trước một phiên đấu giá bán buôn ở cảng Kure Nakatosa. Tại Nhật, cá katsuo nổi tiếng nhất là ở tỉnh Kochi, nơi có ít người biết đến, đặc biệt là người nước ngoài. Tuy nhiên, nơi đây lại là địa điểm quen thuộc cho các tín đồ của món cá ngừ vằn, loài cá sống ở vùng biển sâu nhưng lại hay bơi lượn vào sát bờ, theo sau những luồng cá trích trôi theo dòng hải lưu Kuroshio.
Miếng cá ngừ ngon là miếng cá có màu thịt đỏ tươi, da mỏng. Trong ảnh là phép so sánh hai miếng cá ngừ của bếp trưởng từ một nhà hàng có tuổi đời 106 năm ở Kochi.
Cá ngừ văn được đánh giá cao nhất khi kết hợp ăn cùng nước tương, tỏi tươi chanh và wasabi rồi thưởng thức trực tiếp. Cá ngừ katsuo ban đầu là món ăn phổ biến ở các nhà hàng Izakaya (nhà hàng bình thường chỉ phục vụ nước uống) nhưng sau này càng phổ biến ở các nhà hàng lớn nhỏ khác hoặc ngay cả trong siêu thị.
Đĩa sushi cá ngừ vằn đầy hấp dẫn được làm bởi vị bếp trưởng của nhà hàng trăm tuổi nói trên.
Ngoài ăn kiểu sushi hoặc sasimi, cá ngừ vằn còn rất ngon khi nướng. Người phụ nữ tên là Meiko Nakajo đang nướng một miếng fillet cá ngừ để chuẩn bị bữa tối cho chồng là ông Takeo Nakajo. Miếng cá ngừ được nướng trên lửa cho đến khi lớp ngoài cháy mềm giòn và thường được dùng với hành lá cắt nhỏ, gừng, tỏi và thêm muối. Bí quyết nướng là dù bên ngoài có màu nâu cháy nhưng bên trong thịt cá nên còn tái chín một chút để giữ được vị tươi ngon của cá.