Ở Việt Nam, quả la hán chủ yếu chỉ dùng loại quả khô để nấu thành trà giải khát, bán ở những quán nước nhỏ ven đường hoặc trong một số gia đình có người cao tuổi. Thế nhưng đây lại là loại trái cây được Bộ y tế Trung Quốc đánh giá là quý hiếm đối với ngành dược liệu và thực phẩm, đặc biệt là những ứng dụng đa dạng trong ngành Đông y.
Vậy quả la hán có tác dụng gì đối với sức khỏe? Liệu chúng ta có đang bỏ quên một trong những món quà đặc biệt mà thiên nhiên ban tặng hay không?
Đây là những tác dụng tuyệt vời của quả la hán được đăng trên Tạp chí Trung dược Trung Quốc.
Tác dụng của quả la hán với sức khỏe
1. Thanh nhiệt, giải độc, làm mát máu, tốt cho hệ tiêu hóa
Là loại quả không gây nóng, la hán có tác dụng thanh nhiệt, giải độc, sạch phổi, nhuận tràng, sạch ruột, chữa dạ dày, táo bón. Đa dạng trong chế biến, có thể làm đồ uống, bánh kẹo, gia vị nấu các món ăn hàng ngày.
2. Phòng ngừa bệnh về hô hấp, tim mạch
Theo nghiên cứu, quả la hán nấu thành nước uống có thể được xem là món đồ uống dược liệu quý giá, có thể ngăn ngừa nhiều loại bệnh như viêm phế quản, cao huyết áp, phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch vành, xơ cứng động mạch, béo phì.
Chữa viêm phế quản cấp tính và mãn tính, viêm thanh quản, hen phế quản, ho gà, viêm amiđan cấp tính, ngăn ngừa nhiễm trùng đường hô hấp. Nếu dùng lâu năm có thể kéo dài tuổi thọ và nâng cao chất lượng sống.
3. Vị ngọt cao nhưng lượng đường thấp
Theo nghiên cứu, quả la hán có lượng đường ngọt dịu cao gấp 300 lần so với thành phần đường trong mía (cùng tiêu chuẩn đo lường). Bệnh nhân tiểu đường vẫn có thể sử dụng trong phạm vi thích hợp.
4. Tác dụng dưỡng tóc, làm đẹp
Đông y nghiên cứu nhiều và đánh giá rất cao tác dụng của la hán với sức khỏe, trong đó có thể được sử dụng để dưỡng tóc, dưỡng da, làm đẹp.
Nước ép la hán có thể sử dụng để nấu ăn, rất thơm và ngon, vì thế mà quả này được Đông y ca ngợi và gọi với cái tên đầy ưu ái là "quả thần tiên".
Đây là món nước uống giúp làm đẹp hiệu quả, bởi vị ngọt của trà la hán không làm tăng lượng đường quá mức, sẽ khiến người uống không bị tăng cân, giúp làn da mịn màng, trẻ trung.
Với bề dày nghiên cứu về quả la hán, Đông y cũng đã ghi chép lại nhiều tác dụng của nó trong sử sách. Cuốn "Lĩnh Nam thảo dược ghi": La hán có tác dụng tiêu đờm trừ ho, có thể là món ăn nấu cùng thịt lợn rất ngon.
Cuốn "Quảng Tây Y học Trung Quốc Chí" ghi rằng, la hán giảm ho thanh nhiệt, mát máu nhuận tràng, chữa các bệnh về hô hấp, tiêu hóa hiệu quả.
Thành phần dinh dưỡng đặc biệt của la hán
Nghiên cứu cho thấy, quả và lá la hán chứa saponin triterpenoid, một lượng lớn fructose, trên 10 loại axit amin thiết yếu, các axit béo, flavonoid, vitamin C, các nguyên tố vi lượng. Thành phần chất làm ngọt trong quả la hán chính là một loại glucoside triterpene rất tốt cho sức khỏe.
Protein, axit amin trong quả khô chiếm 7,1% -7,8%, với khoảng 18 loại axit amin. Trong đó glutamate (108.2-113.3mg/kg), acid aspartic (93.9-112.5mg/kg), valine (52.5-55.5mg/kg), alanine axit (49.9-66.8mg/kg), leucine (48.5-56.7mg/kg).
La hán chứa 24 loại nguyên tố vô cơ, nguyên tố vi lượng và một loạt những yếu tố thiết yếu, với mức độ cao như kali (12290mg/kg), canxi (667mg/kg), magiê (550mg/kg), selen đạt 0.186mg/kg, đây là nguyên tố trong việc phòng ngừa và điều trị các bệnh tim mạch vành, chống lão hóa, chống ung thư.
Chất ngọt trong quả la hán không gây độc hại, có hàm lượng calo thấp, vị ngọt cao, ổn định nhiệt tốt, được Đông y đánh giá là một trong những loại quả có lượng đường tự nhiên ngọt ngào quý giá.
*Theo Trung Dược