Cleopatra VII hay Cleopatra VII Philopator (69 TCN-30 TCN) là một trong những người phụ nữ quyền lực và nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử thế giới. Cuộc đời của vị nữ hoàng Ai Cập xinh đẹp này là một đề tài hấp dẫn đối với các sử gia và chuyên gia nghiên cứu.
Tuy nhiên, trên thực tế vẫn còn rất nhiều điều bí ẩn về Cleopatra VII mà hậu thế vẫn chưa thể tìm ra.
Dưới đây là 5 sự thật bất ngờ về Cleopatra, nữ hoàng Ai Cập xinh đẹp, quyến rũ và đa tài, đa nghệ của thế giới cổ đại.
Kết hôn với hai người em trai
Cleopatra từng 2 lần kết hôn với hai người em trai. Ảnh: Aquiziam
Cleopatra (tên đầy đủ là Cleopatra VII Tryphaena) là một trong bốn người con của Pharaoh Ptolemy XII của nhà Ptolemaios thuộc Ai Cập với người vợ được cho là Cleopatra VI Tryphaena (chị em họ hoặc chi gái của Ptolemy XII).
Ba người con còn lại, là anh chị em với Cleopatra, gồm: Arsinoe IV, Ptolemy XIII và Ptolemy XIV. Theo ghi chép lịch sử, Cleopatra VII đã kết hôn với hai người em trai của mình.
Trên thực tế, hôn nhân cận huyết là một điều hoàn toàn phổ biến và bình thường đối với hầu hết các triều đại hoàng gia trong quá khứ ở Ai Cập, và nhà Ptolemaios cũng không nằm ngoại lệ, với lý do giữ gìn dòng máu hoàng tộc dòng máu thiêng liêng và nòi giống cao quý.
Khi Cleopatra 14 tuổi, Ptolemy XII đã chọn con gái (chính là Cleopatra VII) là người đồng cai trị vương quốc cùng với mình sau khi vợ ông đột nhiên qua đời. Trong 4 năm tiếp sau đó, Cleopatra học hỏi được không ít kinh nhiệm từ vua cha để có thể trở thành một nhà cai trị trong tương lai.
Sau khi Ptolemy XII qua đời, Cleopatra VII trở thành người trị vì vương quốc, nhưng vị nữ hoàng này cần phải có một người đồng cai trị. Đó là lý do bà kết hôn với người em trai Ptolemy XIII khi đó mới 10 tuổi. Vài năm sau khi Ptolemy XIII qua đời, vị nữ hoàng này đã kết hôn với một cậu em trai khác (Ptolemy XIV) để cùng trị vì vương quốc.
Nhà quân sự lỗi lạc Julius Caesar dựng bức tượng Cleopatra trong ngôi đền ở La Mã
Julius Caesar, một nhà quân sự lỗi lạc vĩ đại trong lịch sử La Mã cổ đại, đã quyết định cho dựng bức tượng mạ vàng của Cleopatra trong ngôi đền của Venus Genetrix, khiến cho nhiều người dân Rome phản đối.
Cleopatra có một mối tình với nhà quân sự lỗi lạc Julius Caesar. Ảnh minh họa
Mối tình của Cleopatra và Julius Caesar được cho là bắt nguồn từ cuộc nội chiến giữa bà và người chồng đầu tiên là Ptolemy XIII. Nhờ liên minh với Julius Ceasar mà Cleopatra đã giành lại vị trí thượng phong của mình.
Tương truyền, vào năm 48 TCN, Cleopatra đã quyết định tới gặp Julius Ceasar nên cho người bọc mình trong một chiếc thảm và bí mật đưa tới chỗ của vị tướng này. Cleopatra đã quyến rũ thành công Julius Ceasar và họ nhanh chóng trở thành đồng minh cũng như người tình của nhau.
Ngay từ lần gặp gỡ đầu tiên, Julius Caesar đã si mê nữ hoàng Cleopatra. Ảnh: WordPress
Vị tướng 52 tuổi đã quyết định trả lại ngai vàng trị vì Ai Cập cho vị nữ hoàng quyến rũ 21 tuổi. Mặc dù có sự khác biệt lớn về tuổi tác, nhưng hai người sớm trở thành người tình của nhau. Các nhà nghiên cứu cho rằng, đây chỉ là một mối quan hệ dựa trên lợi ích chính trị.
Dù vậy, bức tượng "người yêu" mà Julius Caesar cho dựng lên vẫn được lưu giữ trong ngôi đền suốt khoảng 200 năm sau ngày ông bị ám sát, dường như cho thấy ít nhất ông có tình cảm chân thành với bà.
Nữ hoàng thích tiêu tiền nhưng không chỉ dành cho bản thân
Cleopatra là người biết cách chi tiêu để đạt hiệu quả cao. Ảnh minh họa
Trong thời gian trị vì, Cleopatra đã dành khoảng 50% số tiền từ các khoản thu được của vương quốc vào việc làm đẹp và những thứ xa xỉ khác. Tuy nhiên, bà cũng là vị nữ hoàng chi tiêu rất đúng mực và có hiệu quả, có nhiều chính sách, biện pháp hỗ trợ cho thần dân của mình.
Cụ thể, Cleopatra đã tiến hành thực hiện nhiều chính sách, chương trình phúc lợi công cộng để biến Alexandria trở thành một thành phố giàu có và hùng mạnh.
Cleopatra mất mạng có thể không phải do rắn độc cắn?
Nguyên nhân cái chết của Cleopatra vẫn còn gây nhiều tranh cãi. Ảnh minh họa
Cái chết của nữ hoàng Cleopatra vẫn còn là một chủ đề gây nhiều tranh cãi trong nhiều năm qua. Tuy nhiên, theo các chuyên gia, nếu Cleopatra thực sự chết vì vết cắn vào ngực của rắn độc thì thời gian tử vong có thể kéo dài hàng giờ đồng hồ và điều này mâu thuẫn với ghi chép về cái chết nhanh chóng của bà.
Nhà biên niên sử cổ đại Plutarch cho rằng Cleopatra luôn cất giấu độc dược giấu trong chiếc lược của mình và có thể bà đã uống nó để tự sát. Trong khi đó, một số sử gia tin rằng Cleopatra có thể đã uống một loại chất độc hỗn hợp được tạo ra từ nọc độc của một số loài rắn.
Cleopatra không hẳn là một người phụ nữ xinh đẹp
Cleopatra không thực sự xinh đẹp. Ảnh: Internet
Nhiều người đều cho rằng Clepatra VII là một người đẹp và trong tất cả những bộ phim làm về bà đều được thể hiện bởi những minh tinh xinh đẹp. Tuy nhiên, một phát hiện chỉ ra có thể Cleopatra không hẳn là một người đẹp. Theo đó, vào tháng 2/2007, các chuyên gia phát hiện một đồng xu cổ có hình ảnh chân dung được cho là của Cleopatra.
Điều đáng chú ý là hình ảnh Cleopatra trên đồng xu có nhiều nét đàn ông với cái mũi to và khoằm. Các nhà nghiên cứu cho rằng có thể đây là cách để Cleopatra thể hiện sức mạnh của mình.
Dù vậy, người ta cho rằng có lẽ trong con người Cleopatra sở hữu giọng nói lôi cuốn và phong thái quyến rũ khó cưỡng lại được và điều đó là một phần giúp bà chinh phục được 2 danh tướng tài ba của La Mã là Julius Caesar và Mark Antony.
Cleopatra có "nhà máy" chế tạo nước hoa
Cleopatra là một bậc thầy về điều chế nước hoa. Ảnh: thesprucecrafts
Không những am hiểu nhiều lĩnh vực như hóa học, triết học,... nữ hoàng Cleopatra còn được coi là bậc thầy về điều chế các loại hương liệu, đặc biệt là nước hoa. Nhiều người cho rằng, Cleopatra có thể khiến cho nhiều người đàn ông xuất chúng si mê là nhờ mùi hương vô cùng quyến rũ mà bà tự làm ra.
Những loại nước hoa mà Cleopatra điều chế ra có mùi hương rất đặc biệt. Ảnh: BBC
Bà thậm chí còn sở hữu một lò luyện nước hoa của riêng mình, nằm ở bên bờ Biển Chết. Nơi đây cũng được sử dụng như là một thẩm mỹ viện hay spa dành cho nữ hoàng.
Từng điều chế ra nhiều loại nước hoa khác nhau, nên Cleopatra đã lưu giữ công thức về chúng trong một cuốn sách có tên là "Gynaeciarum Libri". Tuy nhiên, thật không may là nó lại bị mất tích trong một đám cháy tại thư viện Alexandria.
Tham khảo nguồn: BS