1. Vụ "rò rì" email chấn động của Manchester City được thực hiện bởi tạp chí Der Spiegel của Đức cùng cuộc điều tra của UEFA đã dẫn đến việc Manchester City chính thức bị buộc tội và bị cấm 2 mùa giải ở Champions League, kèm với đó là mức tiền phạt 30 triệu Euro (25 triệu Bảng Anh). Phản ứng của Manchester City hoàn toàn dễ hiểu: tức giận, khước từ mọi cáo buộc.
Những email được tiết lộ bởi Spiegel với các bằng chứng được đưa ra qua hàng loạt những vụ vạch trần, đã đấm thẳng vào hình ảnh chuyên nghiệp, đắt giá và hiện đại của Manchester City trong 3 mặt liên quan tới luật Công Bằng Tài Chính, bộ luật UEFA thông qua vào năm 2011 nhằm hạn chế việc các đội bóng tiêu tiền quá mức.
Tạp chí Der Spiegel vạch trần nhiều bí mật của Man City
Đầu tiên, và gây nguy hại nhất, chính là những email và tài liệu kế toán đã cho thấy chủ của Man City, Sheikh Mansour của gia đình Abu Dhabi, trích 67,5 triệu Bảng tiền quảng cáo hàng năm từ hãng hàng không quốc gia, Etihad, nhằm quảng bá cho áo đấu của CLB, SVĐ cũng như học viện.
Điều này tạo ra một lớp bình phong hoàn hảo cho gia đình Abu Dhabi: họ vẫn có thể tiêu rất nhiều tiền để giữ vững vị thế hàng đầu của mình, nhưng vẫn tuân theo luật Công Bằng Tài Chính.
Rắc rối chỉ đến với Man City từ một số lượng nhỏ các emai, một phần nhỏ trong số các tài liệu được cung cấp bởi nguồn tin của Spiegel, Rui Pinto, một hacker người Bồ Đào Nha đang bị kết án ở quê nhà với 147 tội danh, trong đó có tội xâm nhập trái phép vi tính cá nhân, một tội danh mà anh từ chối.
Luật Công Bằng Tài Chính giới hạn số tiền bù lỗ mà các ông chủ có thể thêm vào ngân quỹ nhằm khuyến khích các CLB Châu Âu không tiêu pha quá nhiều vào lương lậu cầu thủ cũng như các bản hợp đồng quá đắt để rồi rơi vào khủng hoảng tài chính, nói cách khác, UEFA muốn họ tiêu pha một cách chừng mực.
Mansour bắt đầu bù những khoản lỗ lớn từ việc mua bán cầu thủ cũng như lương lậu sau khi mua được Man City vào năm 2008, kể từ đó, Man City đã chính thức "nhúng tràm", nhất là sau khi luật Công Bằng Tài Chính được đưa ra vào năm 2011, nhằm đẩy cao doanh thu của họ bằng những hợp đồng quảng cáo khổng lồ từ các công ty của Abu Dhabi.
Một trong những email bị rò rỉ được gửi bởi trưởng bộ phận tài chính của Man City khi đó, Jorge Chumillas, mang tên "Cashflow" (dòng tiền-ND), cho thấy công ty vận tài của Mansour, Abu Dhabi United Group, sẽ trả 57 triệu Bảng như một "khoản đóng góp 13/14 tiền phí quảng cáo", trong khi đó, chỉ có 8 triệu Bảng trong số đấy tới từ hãng hàng không Etihad.
Sau đó, Chumillas bắn tin cho ban bệ ở sân Etihad, bao gồm Ferran Soriano và Simon Pearce, nhằm thông báo với họ rằng ở mùa giải 2015-2016, tiền quảng cáo của Manchester City vào khoảng 67,5 triệu Bảng, trong đó, Etihad chỉ nên tiêu 8 triệu Bảng, còn 59,5 triệu Bảng còn lại sẽ tới từ ADUG.
Manchester City luôn cố gắng để giấu giếm các khoản thâm hụt khổng lồ
Sau khi bản tin của Spiegel được đăng, cơ quan kiểm soát tài chính của UEFA đã tuyên bố họ sẽ mở một cuộc điều tra vào tháng 3 năm ngoái. Manchester City khi đó tuyên bố rằng họ sẽ chứng minh được những bằng chứng được đưa ra hoàn toàn sai lệch.
Cơ quan điều tra, dẫn đầu bởi cựu thủ tướng Bỉ, Yves Leterme, rõ ràng không bị thuyết phục bởi tuyên bố này. Sau hàng loạt thủ tục, bao gồm 2 buổi trình bày, CLB sẽ chính thức lĩnh án vào tháng 5.
Man City phản ứng một cách gay gắt, cho rằng ủy ban đã "bỏ qua hàng loạt bằng chứng quan trọng", thậm chí cho rằng án phạt này là kết quả của hàng loạt "sai lầm, hiểu nhầm được sinh ra từ các thiếu xót về mặt quy trình", qua đó, họ cho rằng Ủy ban điều tra đã thực hiện quá trình này "một cách thô bạo và thiếu suy nghĩ."
2. Man City đã bày tỏ sự tức giận khi quyết định của ủy ban điều tra được đưa rò rỉ sớm 2 ngày, một điều rõ ràng gây xấu hổ cho UEFA, dù sự thật là xuyên suốt quá trình, rất ít thông tin bị rò rỉ. Việc ủy ban điều tra phạt Man City, cho thấy những tài liệu cùng lời biện hộ của Man City không hề khiến ủy ban điều tra hài lòng.
Ủy ban điều tra có lẽ đã trông chờ Man City đạp trả những email gây chấn động của Chumillas, điều có lẽ sẽ chứng minh ông đã được "chấn chỉnh", hay chí ít chứng minh rằng ADUG không hề "bơm" tiền quảng cáo cho Etihad.
Thay vào đó, Ủy ban rõ ràng đã đưa ra quyết định cuối cùng, sau đó gửi hồ sơ cho Ủy ban thi hành án của UEFA, đứng đầu bởi Jose Narciso de Cunha Rodrigues, một cựu tổng công tố viên ở Bồ Đào Nha, và là thẩm phán ở Toà án Công Lý Châu Âu. Trong ủy ban kể trên, còn có sự góp mặt của một công ty luật hàng đầu nước Anh, Charles Flint QC.
Những phản ứng sau khi án phạt được đưa ra đã cho thấy sự nhất quán trong yếu tố thứ hai được rò rỉ bởi những email này: Man City đã tỏ ra quyết liệt và thiếu hợp tác với UEFA cũng như luật Công Bằng Tài Chính như thế nào trong suốt quá trình thi hành án.
Man City phải nhận án phạt khủng khiếp
Nên nhớ, luật Công Bằng Tài Chính được áp dụng cho toàn bộ các CLB ở Châu Âu tham dự Champions League cũng như Europa League, nhằm khuyến khích các khoản đầu tư lâu dài cũng như gia giảm sự lạm phát tiền chuyển nhượng cầu thủ.
Chủ tịch Man City, Khaldoon Al Mubarak chưa bao giờ ủng hộ luật Công Bằng Tài Chính, cho rằng nó là một trở ngại trong công cuộc tái xây dựng Man City của Mansour bằng cách đổ tiền vào, nhưng các email cho thấy sự chống đối còn đi xa hơn thế.
Có vẻ như BLĐ Man City đã coi việc này là việc cá nhân, thậm chí cho rằng luật Công Bằng Tài Chính là một cách để ngăn chặn Mansour thách thức các CLB hàng đầu. Bằng chứng rõ nhất của điều này chính là sự ủng hộ từ Bayern Munich và các CLB Đức.
Tuy vậy, các CLB Bundesliga thực sự chỉ muốn một sự cân bằng tài chính ở giải đấu, vốn được kiểm soát bởi NHM. Họ cùng các CLB khác ở Châu Âu cũng cảm thấy xa lạ với việc các ông chủ Vùng Vịnh mua lại các CLB rồi đổ tiền vào một cách vô tội vạ nhằm tìm kiếm thành công. Man City cho rằng kế hoạch của họ bị thách thức bởi luật Công Bằng Tài Chính, thậm chí đe dọa sẽ kiện UEFA.
Luật sự của CLB, Simon Cliff, từng viết trong 1 Email được công bố rằng Mubarak đã trao đổi với Gianni Infantino, khi đó đang là tổng thư ký UEFA, rằng ông sẽ không chấp nhận mức phạt cho việc vượt quá số tiền lỗ 45 triệu Euro vào năm 2012 và 2013, thêm vào đó, ông cũng nói rằng: "Ông ấy thà tiêu 30 triệu cho 50 luật sự tốt nhất thế giới nhằm kiện UEFA trong 10 năm tiếp theo."
Vào năm 2014, Ủy ban điều tra cho rằng Man City đã âm 180 triệu Euro trong khoảng thời gian 2 năm, vượt quá mức cho phép 45 triệu Euro. Ở khoảng thời gian tháng 5 năm đó, họ đã chấp nhận một thỏa thuận mà một số quan chức UEFA cho rằng khá nhẹ.
Một ngày trước đó, cựu chủ tịch của Ủy ban điều tra, Jean-Luc Dehaene, một cựu thủ tướng của Bỉ và là một quan chức cấp cao của EU, qua đời ở tuổi 73. Spiegel đã cho thấy phản ứng hồ hởi của Clif trong một email nói rằng: "1 đã xong, chỉ còn lại 6 mà thôi."
Kể từ khi bị rò rỉ thông tin, không ai trong số các lãnh đạo Man City đã đưa ra lời xin lỗi cho những email, có lẽ vì họ cho rằng những email này đã bị hack, vì vậy những thông tin, dù có thế nào đi chăng nữa, không hề được biết đến.
Yếu tố thứ 3 được tiết lộ trong những thông tin được rò rỉ, vốn không được đưa vào trong bản điều tra của IC, đã được coi là một phần của thỏa thuận vào năm 2014, nhưng nó cũng cho thấy mức độ gian lận của Man City trong khâu kiểm kê nhằm thuyết phục UEFA rằng họ đã tuân thủ đúng luật định do UEFA đề ra. Hầu hết trong số này đã bị Ủy ban điều tra cùng đội ngũ tư vấn của họ, PWC phát hiện và khước từ.
Sau vụ rò rỉ, Man City từ chối trả lời Spiegel, các hãng thông tấn cũng như UEFA, cho đến Ủy ban điều tra quyết định vào cuộc. Man City sau đó phản đối việc sử dụng những email, vốn được lấy cắp từ họ, như một phần của cuộc điều tra, thậm chí cho rằng có một âm mưu nhằm phá hoại danh tiếng của họ.
Spiegel chỉ cho biết tên nguồn tin của họ là John, đã khước từ việc anh lấy được những thông tin trí giá 70 triệu Bảng này từ một vụ lấy cắp thông tin, nói rằng anh có những nguồn tin tốt.
Trong vài tuần, nguồn tin này được xác định chính là Pinto, người đang chờ lãnh án ở Bồ Đào Nha vì đã nhiều lần lấy cắp thông tin từ các CLB cũng như cơ quan ở Bồ Đào Nha.
Pinto cũng cho Spiegel biết vào tháng 12 rằng anh có lưu trữ vài phần mềm ăn cắp thông tin trên vi tính, và "hầu hết các hành động của tôi được cho là phạm pháp", nhưng cũng cho rằng anh không phạm tội, thậm chí nói rằng "tôi không coi mình là một hacker."
Hacker người BĐN Pinto đã giúp phanh phui các bí mật của Man City
Nhưng với những người, những tổ chức như City, đội bóng được cho là nạn nhân của vụ rò rỉ, lấy cắp thông tin này, vẫn có những hậu quả không gì bù đắp được từ sự việc kể trên. Tuy vậy, nếu tài liệu cho thấy những sự làm ăn gian lận của Man City, thì cơ quan chuyên trách có trách nhiệm phải điều tra sự việc ngay khi nó được đưa ra trước công chúng.
Giờ đây, sau khi rà soát lại các bằng chứng, cùng với đó là một phiên điều trần tổ chức vào tháng trước, các cơ quan điều tra của UEFA đã có cùng một kết luận: BLĐ Man City đã chính thức bị kết tội bởi những bằng chứng được đưa ra.
Dù có phản ứng gay gắt thế nào đi nữa, họ vẫn không thể chứng minh hay đưa ra các bằng chứng cho thấy việc họ qua mặt cơ quan quản lý bóng đá Châu Âu là sai, qua đó, chính thức phá vỡ hình ảnh lung linh và hiện đại mà các ông chủ Ả Rập đã xây dựng bấy lâu nay.