Bí mật động trời: "Bàn tay đen" tập kích tên lửa vào tàu dầu Iran là một nhà nước!

Hoài Giang |

Tàu chở dầu có camera và đã ghi lại một số hình ảnh, thông qua những hình ảnh nói trên chúng tôi khá rõ việc tên lửa đến từ đâu, cuộc tập kích đã diễn ra như thế nào.

Iran: Tập kích tên lửa vào tàu chở dầu được một nhà nước bảo trợ!

Ngày 15/10 tờ Newsweek dẫn nguồn tuyên bố của Bộ trưởng Ngoại giao Iran Mohammad Javad Zarif tiết lộ thêm chi tiết điều tra vụ tập kích tên lửa vào tàu chở dầu Sabiti trên Biển Đỏ hôm 11/10.

"Cuộc tấn công vào (mục tiêu) Iran là một hành động tinh vi, được (một tổ chức cấp) nhà nước bảo trợ".

Trước đó, một phát ngôn viên của Công ty Dầu khí Quốc gia Iran (NIOC) tuyên bố rằng các điều tra ban đầu cho thấy vụ nổ là hậu quả của tên lửa được bắn từ Arab Saudi do con tàu đang ở ngoài khơi cảng Jedda tại thời điểm đó.

Tuy nhiên NIOC sau đó đã đính chính rằng "nơi phóng tên lửa vẫn chưa được xác thực."

Hôm 14/10, NIOC công bố hình ảnh cho thấy những lỗ thủng trên mạn phải con tàu được cho là do tên lửa phát nổ. Cùng ngày Tổng thống Iran Hassan Rouhani bình luận về vụ việc tại một cuộc họp báo ở Tehran, tuyên bố nước này đã có video về vụ tấn công, mặc dù chưa công bố.

Bí mật động trời: Bàn tay đen tập kích tên lửa vào tàu dầu Iran là một nhà nước! - Ảnh 1.

Hình ảnh được NIOC công bố về các lỗ thủng do tên lửa trên tàu chở dầu Sabiti.

"Tàu chở dầu có một camera và camera này đã ghi lại một số hình ảnh, thông qua những hình ảnh nói trên chúng tôi khá rõ việc tên lửa đến từ đâu và cuộc tập kích đã diễn ra như thế nào.

Các mảnh vỡ của tên lửa này đã được thu thập từ trong con tàu, chúng tôi đã nhìn thấy các mảnh vỡ. Tất nhiên, con tàu phải được xem xét kỹ hơn".

Mặc dù bị hư hại, con tàu được cho là hoạt động bình thường và đang trên đường trở về Iran.

​​"Chắc chắn là có một chính phủ liên quan tới cuộc tập kích và đó không chỉ là một hành động khủng bố", ông Rouhani cũng cảnh báo sẽ có những kẻ phải chịu "hậu quả" sau cuộc điều tra.

Theo lời biên phòng Arab Saudi, thuyền trưởng của tàu chở dầu Sabiti đã gửi tới họ một tin nhắn nói rằng con tàu đã bị hư hại và dầu bị rò rỉ ra biển, trung tâm điều phối hàng hải đã phản hồi nhưng tàu Iran đã không trả lời và tiếp tục đi xa hơn về phía nam của Jeddah.

Bí mật động trời: Bàn tay đen tập kích tên lửa vào tàu dầu Iran là một nhà nước! - Ảnh 2.

Ba khinh hạm lớp Al Riyadh mà Arab Saudi sở hữu là phiên bản nâng cấp của khinh hạm lớp La Fayette của Pháp, mỗi chiếc được trang bị 8 ống phóng tên lửa chống hạm (AShM) Exocet MM40 Block II với đầu đạn 165 kg và tầm bắn 72 km.

Chiến lược "gây sức ép tối đa" của Mỹ nhằm vào Iran có phải là một màn kịch?

Thông tin của Iran được đưa ra trong bối cảnh truyền thông Phương Tây đưa ra các thông tin mâu thuẫn sau vụ việc, được cho là tương tự như những gì đã xảy ra vào mùa hè ở Vịnh Oman.

Vào tháng 5 và tháng 6/2019, các vụ nổ khác nhằm vào các tàu hàng ở Vịnh Oman diễn ra khi căng thẳng giữa Washington và Tehran trở nên tồi tệ, Hoa Kỳ và Arab Saudi đã liên tục đổ lỗi cho Iran là nước phải chịu trách nhiệm.

Tổng thống Donald Trump đã miêu tả việc chính quyền của ông sử dụng chiến lược "gây sức ép tối đa" bằng các lệnh trừng phạt tiến tới cắt đứt việc xuất khẩu dầu mỏ của Iran kể từ khi tuyên bố rút khỏi thỏa thuận hạt nhân năm 2015.

Bí mật động trời: Bàn tay đen tập kích tên lửa vào tàu dầu Iran là một nhà nước! - Ảnh 4.

Đồ họa cho thấy một số "nút thắt cổ chai" trên tuyến đường giao thông hàng hải quan trọng nhất thế giới với Eo biển Hormuz là nơi lưu thông khoảng 16,8 triệu thùng mỗi năm và Bab el-Mandeb ở Biển Đỏ là khoảng 4,8 triệu thùng.


Thỏa thuận hạt nhân được chính quyền của cựu tổng thống Obama ký với Iran cùng với các bên liên quan như Nga, Trung Quốc và các thành viên EU ( Pháp, Đức và vương quốc Anh) vào năm 2015 được cho là vẫn tiếp tục được Iran thực thi vào thời điểm đó.

Mặc dù lực lượng vũ trang Houthi ở Yemen đã nhận trách nhiệm trong vụ tập kích vào các cơ sở dầu mỏ của Arab Saudi vào ngày 14/9, tuy nhiên Mỹ và Saudi vẫn tiếp tục cáo buộc Iran đứng sau cuộc tập kích này.

Trong bối cảnh nói trên, Mỹ đã kêu gọi các đồng minh xây dựng một Liên minh An ninh Hàng hải Quốc tế nhằm bảo đảm an toàn cho tuyến đường biển thông qua eo biển Hozmuz (cho đến nay được hỗ trợ bởi Australia, Bahrain, Saudi, UAE và Anh).

Tuy nhiên, Iran đã phản đối việc các lực lượng nước ngoài thâm nhập khu vực và kêu gọi một cách tiếp cận khác của các nước trong khu vực được gọi là "Liên minh vì Hy vọng" hay "Nỗ lực vì hòa bình của Hormuz".

Sáng kiến ​​đã nhận được sự ủng hộ từ Nga và Trung Quốc, các quốc gia đổ lỗi cho việc gia tăng căng thẳng ở Vịnh Ba Tư liên quan tới quyết định rút khỏi thỏa thuận hạt nhân của Mỹ.

Đoạn video quay cận cảnh thành tàu Sabiti của Iran cho thấy sức nổ không quá lớn.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại