Đối với nhiều người, việc nhìn thấy rắn, bất kể là rắn độc hay không độc, phản xạ đầu tiên của họ là... chạy! Khoa học gọi nỗi sợ rắn một cách bản năng này với cái tên Hội chứng sợ rắn (Ophidiophobia).
Nhìn hình ảnh này bạn có bị "kích thích" không? Ảnh: Tumblr
Theo các nhà khoa học thuộc trường Đại học Virginia (Mỹ), khoảng 2 tỷ người trên thế giới bị mắc hội chứng sợ rắn. Trong đó, người bị mắc hội chứng này ở mức nặng sẽ có biểu hiện khi gặp rắn như run sợ, khóc lóc, rùng mình, bỏ chạy, tim đập nhanh... Thậm chí, họ còn không dám nhìn rắn ở trong ảnh, trên TV.
Tuy nhiên, một đoạn video ghi năm 2015 của BBC Earth cho thấy hình ảnh một em bé ngồi chơi "vô tư" với nhiều chú rắn/trăn đầy trong phòng, giống như chơi với các loại pet khác, mà không tỏ vẻ sợ hãi. Tại sao vậy?
Xem video:
Em bé 11 tháng tuổi "vô tư" ngồi chơi với rắn. Video: BBC Earth
Lẽ dĩ nhiên, khi làm thử nghiệm này, những con rắn/trăn trong đoạn video đều không độc. Tuy nhiên, cái chúng ta để ý ở đây là việc em bé 11 tháng tuổi bình thản chơi với các chú rắn/trăn một mình trong căn phòng. Phải chăng, em bé không sợ hãi bất cứ loài động vật nào?
Lý giải điều này, các nhà khoa học cho biết, trong những tháng năm đầu đời, chúng ta phần lớn không sợ bất cứ điều gì. Nỗi sợ hình thành về sau là do quá trình tiếp thu/học hỏi được từ những người xung quanh khi chúng lớn dần lên.
Ví dụ, trước khi có được nhận thức rõ hơn về thế giới xung quanh, những đứa trẻ thường "vô tư" với những nỗi sự từ động vật, bóng tối... Tuy nhiên, khi lớn dần lên, chúng nhận thấy người thân xung quanh tỏ ra sợ hãi động vật thì chúng cũng nghĩ rằng đây là loài nên sợ hãi, nên tránh xa.
Một số trường hợp khác, khi trẻ thấy người thân không sợ hãi với các loài động vật khác, thì khi lớn dần lên, chúng cũng không sợ hãi. Và chỉ khi sau này được học hiểu, chúng sẽ biết cách phân biệt và tự vệ đối với các loài rắn độc, hoặc các loài động vật khác.
Sau này, khi lớn dần lên, được học hiểu, những đứa trẻ "gan dạ" từ bé sẽ biết cách phòng, tránh bị rắn cắn. Ảnh minh họa: Internet.
"Việc trẻ sớm thể hiện sự không sợ hãi sớm sẽ giúp bé hình thành tư duy khám phá vạn vật xung quanh. Tuy nhiên, phản xạ sợ cũng giúp các bé trang bị kỹ năng phòng tránh nguy hiểm cho sau này.", Vanessa LoBue đến từ trường Đại học New Jersey (Mỹ), tác giả của công trình nghiên cứu cho biết.
Hình ảnh em bé 11 tháng tuổi không hề sợ hãi khi ở trong căn phòng đầy rắn:
Ảnh: BBC Earth
Bé 11 tháng tuổi còn cầm đuôi chú rắn chơi. Ảnh: BBC Earth
Ở trong căn phòng toàn rắn, mà bé chẳng sợ gì. Ảnh: BBC Earth
Bài viết sử dụng nguồn: BBC, Dailymail