Nếu từng theo dõi các hình ảnh quay lại các trận cuồng phong, hay những cơn bão đổ bộ vào đất liền, dù ở bất cứ đâu bạn cũng có nhiều cơ hội nhìn thấy một hình ảnh quen thuộc. Đó là những cơn gió dữ dội và sóng mạnh đánh đổ, xô ngã hay làm bật gốc cây cối. Nhưng, khi các loài cây nổi tiếng cứng cáp như thông, sồi hay xà cừ ngã xuống, hầu hết các dòng cây họ cọ (cọ, cau, dừa…) đều thể hiện sức sống hiên ngang, uốn cong theo gió nhưng vẫn bám trụ trước điều kiện khắc nghiệt của thời tiết.
Hình ảnh quen thuộc trong các bản tin về bão.
Và bí mật của sức mạnh bền bỉ đó là bởi vì những loài cây thuộc họ cọ này đã được đất mẹ ưu ái ban tặng những đặc điểm đặc biệt, để giúp chúng chống chịu được thiệt hại do các cơn bão gây ra.
Họ Cau hay họ Cọ, họ Cau dừa hoặc họ Dừa (có tên khoa học là Arecaceae) là một họ trong thực vật có hoa, thuộc về lớp thực vật một lá mầm. Chúng đã xuất hiện cách đây khoảng 100 triệu năm, hiện có 181 chi và khoảng 2.600 loài.
Những cây cọ có quan hệ họ hàng gần với loài cỏ hơn là các loại cây khác
Theo Maria Uriarte, một nhà sinh thái học về rừng tại Đại học Columbia, thì về mặt kỹ thuật thì cọ là cây đơn tính. Điều này có nghĩa là chúng có quan hệ họ hàng gần với cỏ, ngô và lúa hơn so với các cây khác.
Cây đơn tính chỉ có một lá mầm, hoặc phần hạt mọc thành lá. Cây cọ có thân, với những chiếc lá hình tam giác được gọi là những chiếc lá mọc từ một điểm trên đỉnh, theo Uriarte.
"Trong các cơn bão, thiết kế là kiểu này cho phép chúng rất linh hoạt để di chuyển theo gió. Nếu gió quá mạnh, các lá có xu hướng rơi ra, nhưng chúng có thể phát triển rất nhanh ngay sau khi cơn bão đi qua", cô nói thêm. "Điều đó làm cho chúng có nhiều khả năng chống lại các thiệt hại nặng nề."
Thân cây không có gỗ cho phép chúng uốn cong trong gió.
Thân của các loài thuộc họ cọ rất dễ uốn cong trong gió nhờ việc nó là thân dạng sợi và bên trong khá ẩm ướt. “Nếu bạn cắt chúng ra, trông nó sẽ giống như một bó mạch mà chúng dùng để di chuyển nước và chất dinh dưỡng, và nó khá mềm”, Uriarte cho biết. “Điều đó khiến chúng rất linh hoạt”.
Tính linh hoạt này giúp loài cây này thích nghi tốt với các khu vực có gió to và bão.
Nhưng không phải tất cả các cây cọ đều giống nhau. Một nghiên cứu ở Miami (Mỹ) sau cơn bão Andrew đã phát hiện ra rằng những cây cọ có nguồn gốc từ các khu vực dễ xảy ra bão - chủ yếu là ở vùng Caribê - có khả năng chống chịu bão tốt hơn nhiều so với những cây cọ đến từ các khu vực không có bão.
“Điều đó thật thú vị, bởi vì nó cho thấy rằng khả năng chống lại các cơn bão đã phát triển theo thời gian và điều đó không giống nhau đối với tất cả các cây cọ”, cô chia sẻ.
Rễ cọ hơi nhô lên mặt đất.
Cây cọ rất khó nhổ. Đó là bởi vì chúng có hệ thống rễ độc đáo, được tạo thành từ một số lượng lớn rễ ngắn, trải dài trên các tầng trên của đất và giúp cố định cây tại chỗ.
Trong bức ảnh trên, một cây cọ trong rừng nhiệt đới El Yunque của Puerto Rico đang mọc rễ trên mặt đất.
Uriarte nói: “Rễ chúng đi vào lòng đất, nhưng một phần của rễ cũng ở trên bề mặt đất và điều đó có nghĩa là chúng sẽ không bị sa lầy tại những vùng ngập lụt”.
Ảnh trên là hư hại do hậu quả của cơn bão Maria gây ra ở Humacao, Puerto Rico, vào ngày 2/10/2017. Ảnh dưới, xe ô tô chạy trên con đường vừa được sửa chữa, vào ngày 19/3/2018. Những cây cọ gần như đã hồi sinh.
Vào năm 2017, cơn bão cấp 4 Maria đã đổ bộ vào Puerto Rico với sức gió lên tới 250 km một giờ.
Uriarte đã theo dõi sự phát triển và chết đi của các loại cây trên khắp Puerto Rico trong hơn một thập kỷ. Sau cơn bão Maria, cô và nhóm của mình quay trở lại Puerto Rico để ghi nhận thiệt hại của cơn bão. Họ phát hiện ra rằng cơn bão đã giết chết hoặc gây thiệt hại nghiêm trọng với ước tính khoảng 20 đến 40 triệu cây cối. Những cây cọ sau đó cho thấy chúng có khả năng phục hồi nhanh hơn các quần thể cây khác sau cơn bão, một phần là do cọ bén rễ nhanh.
“Tất cả các cây đều mất một thời gian để phục hồi, nhưng sự phục hồi nhanh nhất là đối với cây thuộc họ cọ”, Uriarte nói và cho biết thêm. “Chúng rất độc đáo và thích nghi rất tốt để chống chọi với các cơn bão”.