Nhắc tới Tây Thi, ai cũng biết bà là một trong tứ đại mỹ nhân của Trung Quốc cổ đại. Nói tới tứ đại mỹ nhân này, điều đầu tiên gây ấn tượng chính là nhan sắc khuynh nước khuynh thành thuộc hàng top người đẹp trong lịch sử Trung Hoa. Và điều đặc biệt hơn nữa là thân phận của họ đều vô cùng phi phàm.
Quả thực điểm lại danh phận của bốn mỹ nhân này, quả thực họ đều là những người đẹp khuynh quốc, nhưng đồng thời cũng là "hồng nhan họa thủy", một vẻ đẹp "đáng sợ không ai dám gần". Đặc biệt là Tây Thi, có thể coi bà là một nữ gián điệp tiêu chuẩn, có công phá hoại cả một quốc gia, đúng nghĩa là một "hồng nhan họa thủy".
Điểm lại lịch sử thì có thể thấy, Điêu Thuyền – gián điệp mỹ nhân kế để giết Đổng Trác; Tây Thi – cũng là gián điệp được cử tới nước Ngô, dùng mỹ nhân kế hại chết Ngô vương Phù Sai, khiến nước Ngô diệt vong. Vương Chiêu Quân, vốn lại là một nhân vật mang hình tượng chính diện, nhưng số phận lại quá đen đủi, bị hoàng đế nhẫn tâm gả cho hung nô, thực chất là lợi dụng nhan sắc của nàng và hy sinh người đẹp để trì hoãn cuộc tấn công của hung nô.
Dương Ngọc Hoàn, thân phận không phải là gián điệp, hơn nữa lại ghi nên một câu chuyện tình yêu phu thê ân ái với Đường Huyền Tông. Tuy nhiên, Dương Ngọc Hoàn vốn dĩ là con dâu của Đường Huyền Tông, cuối cùng cũng chính bà là người dấn tới sự suy vong của nhà Đường.
Vậy nên quả thực điểm lại danh phận của bốn mỹ nhân này, quả thực họ đều là những người đẹp khuynh quốc, nhưng đồng thời cũng là "hồng nhan họa thủy", một vẻ đẹp "đáng sợ không ai dám gần".
Đặc biệt là Tây Thi, có thể coi bà là một nữ gián điệp tiêu chuẩn, có công phá hoại cả một quốc gia, đúng nghĩa là một "hồng nhan họa thủy".
Vậy sự thật có phải như vậy không? Khi mộ của Phạm Lãi được khai quật ở Giang Tô, bí ẩn về câu chuyện làm gián điệp của Tây Thi cũng đồng thời được hé lộ. Khi đó các chuyên gia khảo cổ đã thở dài nói: Chúng ta đã hiểu lầm về Tây Thi 2000 năm.
Khi mộ của Phạm Lãi được khai quật ở Giang Tô, bí ẩn về câu chuyện làm gián điệp của Tây Thi cũng đồng thời được hé lộ. Khi đó các chuyên gia khảo cổ đã thở dài nói: Chúng ta đã hiểu lầm về Tây Thi 2000 năm.
Trong cuốn "Mặc tử" có đoạn viết: Ngô khởi chi liệt, kì công dã; Tây Thi chi thẩm, kì mĩ dã.
Tự cổ chí kim, những kẻ vì sắc mà khiến vong quốc, đều do mỹ nữ mà ra. Nhưng duy chỉ có Tây Thi là ngoại lệ, không ai đem bà ra so sánh với Muội Hỉ, Đát Kỷ và Bao Tự (3 trong số tứ đại yêu cơ). Đây là cái phúc của Tây Thi , hay là điều bất hạnh của ba mỹ nhân kia? Mặc dù Mặc Tử vẫn giữ một chút lý trí xung quanh chuyện về Tây Thi, và hầu hết nhân thế không chửi mắng Tây Thi là một "hồng nhan họa thủy", nhưng sự thật thì trong lòng đa số mọi người đều cho bà là một nữ gián điệp, một người phụ nữ xấu.
Tây Thi, tên thật là Thi Di Quang (Shi Yiguang). Tương truyền, tổ tiên của bà vốn thuộc dòng dõi hoàng tộc. Nhưng đến thế hệ của mình, bà lại là một dân nữ bình thường trong thôn, công việc hàng ngày là ra bờ suối Hoán Sa khê để giặt quần áo cùng dân trong làng.
Nếu Tây Thi dành cả cuộc đời sống bình thường như vậy, có lẽ bà sẽ không để lại tiếng xấu muôn đời. Nhưng có lẽ số trời định sẵn thân phận của bà sinh ra là để làm hủy hoại một vương quốc.
Khi chiến tranh nổ ra giữa nước Việt và nước Ngô, Việt vương Câu Tiễn đã bị vua Ngô đánh bại và bắt làm con tin. Việt vương đã nghe theo lời hiến kế của đại phu Văn Chủng, sử dụng mỹ nhân kế để mê hoặc Ngô vương, từng bước phục thù.
Theo một trong số rất nhiều thuyết xoay quanh Tây Thi , thì Tây Thi và Phạm Lãi vốn có tình cảm trước khi bà sang nước Ngô làm gián điệp. Sau khi nước Ngô bị diệt vong, Phạm Lãi được Câu Tiễn ban thưởng. Sau đó, Phạm Lãi đã bỏ đi cùng Tây Thi , cả hai ngao du Thái Hồ, cứ thế mà sống, không vướng bận chuyện nhân thế nữa.
Tây Thi được tuyển chọn trong số các mỹ nhân do Phạm Lãi chuẩn bị gửi sang nước Ngô. Bà xuất hiện và lập tức khiến Ngô vương Phù Sai mê đắm. Tây Thi thành công trong việc quyến rũ Ngô vương, khiến ông bỏ bê triều chính, thậm chí còn bất chấp lời can gián của thừa tướng Ngũ Tử Tư, thả Câu Tiễn về nước. Về sau Câu Tiễn dấy binh đánh bại Ngô quốc.
Theo một trong số rất nhiều thuyết xoay quanh Tây Thi, thì Tây Thi và Phạm Lãi vốn có tình cảm trước khi bà sang nước Ngô làm gián điệp. Sau khi nước Ngô bị diệt vong, Phạm Lãi được Câu Tiễn ban thưởng. Sau đó, Phạm Lãi đã bỏ đi cùng Tây Thi, cả hai ngao du Thái Hồ, cứ thế mà sống, không vướng bận chuyện nhân thế nữa.
Nếu thuyết truyền lại đúng như vậy, thì Tây Thi quả đúng là một hồng nhan họa thủy. Ngô quốc vốn không có ân oán với bà, nhưng lại vì bà mà bị diệt vong. Phù Sai say mê yêu chiều bà, nhưng lại bị bà hại chết. Nhìn từ một phương diện khách quan, bà đúng là một người đàn bà xấu.
Tuy nhiên, khi ngôi mộ của Phạm Lãi được khai quật ở Giang Tô, thì sự thật khó tin về Tây Thi đã được hé mở. Rốt cuộc, chúng ta đã thật sự hiểu sai về bà trong suốt 2000 năm qua ư?
Ngô quốc vốn không có ân oán với bà, nhưng lại vì bà mà bị diệt vong. Phù Sai say mê yêu chiều bà, nhưng lại bị bà hại chết. Nhìn từ mộ t phương diện khách quan, bà đúng là mộ t người đàn bà xấu. Tuy nhiên, khi ngôi mộ của Phạm Lãi được khai quật ở Giang Tô, thì sự thật khó tin về Tây Thi đã được hé mở. Rốt cuộc, chúng ta đã thật sự hiểu sai về bà trong suốt 2000 năm qua ư?
Trong nhiều năm qua, đã có rất nhiều phát hiện xung quanh Phạm Lãi ở khắp mọi nơi. Năm 2014, một nhóm mộ cổ thời kỳ cuối Xuân Thu được khai quật ở thị trấn Hồng Sơn, tỉnh Giang Tô, trong số đó cũng có một ngôi mộ được cho là của Phạm Lãi. Tất nhiên, cho dù ngôi mộ này có phải là của Phạm Lãi thật hay không thì những di tích văn hóa trong đó sẽ không thể là giả. Trong số những di tích, cổ vật văn hóa đó, có một thứ ghi lại sự thật về Tây Thi.
Trong số các ống tre được tìm thấy, có đoạn ghi lại rằng: "...... Lãi dư Thi tiềm thông, tam niên thủy đạt Ngô, dĩ ngôn nhi đình vi chí, Thi bất đắc bất miễn".
Điều này có nghĩa là trước khi Tây Thi đến nước Ngô, Phạm Lãi cũng đã tìm được cơ hội yêu nàng thôn nữ ngây thơ Tây Thi. Thời điểm đó các chuẩn mực đạo đức giữa người với người, giữa nam với nữ vẫn chưa rõ ràng như những thế hệ sau, Tây Thi gặp được một danh sĩ học thức hơn người, trí tuệ tinh thông như Phạm Lãi, cũng nhanh chóng bị mê muội. Trước khi sang nước Ngô, bà đã sinh cho Phạm Lãi một đứa con.
Vì đã lấy thân dâng hiến cho Phạm Lãi, Tây Thi không muốn tới nước Ngô làm gián điệp nữa. Tuy nhiên, Phạm Lãi vì mộ t lời hứa với Việt vương, đã ra sức thuyết phục, thậm chí lấy chuyện đứa con ra để uy hiếp bắt buộc Tây Thi phải sang nước Ngô để dụ dỗ Phù Sai, khiến tâm trí Phù Sai nhiễu loạn. Rốt cuộc Tây Thi buộc lòng phải miễn cưỡng tiến thân sang nước Ngô để thực hiện nhiệm vụ mỹ nhân kế.
Một câu "Thi bất đắc bất miễn" đã nói rõ nỗi lòng cay đắng của người đẹp khi ấy.
Cho dù nội dung viết trên đoạn trúc được tìm thấy trong cổ mộ nghi ngờ là của Phạm Lãi tính xác thực tới đâu, thì cũng không thể phủ nhận rằng Tây Thi cũng chỉ là người bị hại. Việc bà sang nước Ngô làm gián điệp, hủy hoại Ngô quốc, đẩy vua Ngô vào chỗ chết là bất đắc dĩ phải nghe theo lời của Phạm Lãi. Bởi vậy mà trong trường hợp này, “hồng nhan họa thủy”, họa chưa chắc đã ám chỉ từ Tây Thi mà ra.