Anh Vỹ, ở Dương Châu, Trung Quốc đã lướt mạng internet bị lừa ấn vào đường link lừa đảo, bị mất 20.000 NDT (khoảng 67 triệu đồng). Anh vô cùng tức giận nên muốn báo cảnh sát để truy tìm bọn lừa đảo. Dùng công cụ tìm kiếm trực tuyến để tìm cách lấy lại tiền và báo cảnh sát, anh Vỹ lại vô tình rơi vào bẫy lừa đảo một lần nữa.
Cụ thể, khi tìm kiếm từ khóa “cách lấy lại tiền khi bị lừa đảo trên mạng”, anh Vỹ vào một trang web có hướng dẫn chi tiết cách tháo gỡ rắc rối khi bị lửa đảo trên mạng. Trên trang web, các bài viết hướng dẫn từng bước, và cuối cùng còn đưa tài khoảng chat QQ để nhờ chuyên gia hỗ trợ. Anh Vỹ không ngần ngại nhắn tin cho nick chat QQ kia để tìm kiếm sự giúp đỡ. “Chuyên gia ảo” kia đã rất nhiệt tình hỗ trợ, bày tỏ sự cố gắng giúp sức anh Vỹ lấy lại số tiền đã bị lừa.
Đối phương khẳng định, để đảm bảo số tiền ông Vỹ đã bị lừa có thể được trả lại suôn sẻ và tránh để bị lừa lần nữa, anh Vỹ cần gộp toàn bộ số dư trong tất cả các thẻ ngân hàng vào một thẻ, sau đó chuyển khoản cho “chuyên gia ảo”. Mục đích của việc này là để tài sản được đảm bảo an toàn.
Quá nóng lòng muốn lấy lại tài sản, anh Vỹ vội vàng gom tiền trong các thẻ ngân hàng của mình lại, và chuyển khoản toàn bộ 23.000 NDT (khoảng 77 triệu đồng) cho “chuyên gia”. Tuy nhiên, đối phương nói chưa nhận được tiền, cần anh Vỹ chuyển thêm 1000 NDT (khoảng 3,3 triệu đồng) nữa để xác thực. Lần này, anh Vỹ mới cảm thấy nghi ngờ bản thân có thể bị lừa lần nữa. Anh lập tức đi đến đồn cảnh sát gần nhất báo án.
Hóa ra, trang web mà anh Vỹ truy cập vào tìm kiếm sự giúp đỡ cũng là 1 “động lừa đảo”. Các đối tượng lập trang web giả mạo nhằm lợi dụng sự cả tin của người dùng để chiếm đoạt tài sản.
Căn cứ vào thông tin chuyển khoản mà ông Vỹ cung cấp, cảnh sát điều tra ra một số chủ thẻ ngân hàng có dấu hiệu phạm tội. Khi được triệu tập lên cơ quan điều tra, tất cả nghi phạm để khai ra 1 người họ Trương. Chính người họ Trương này khai nhận, chính anh ta từng có trải nghiệm bị lừa tiền trên mạng. Sau đó, anh ta đã tìm hiểu và hiểu được cách thức hoạt động của bọn lừa đảo. Sau khi “học xong” anh ta bỏ tiền tìm người tạo trang web giả mạo để hướng dẫn những nạn nhân bị lừa lấy lại tiền, tạo lập nhiều nick ảo giả là “chuyên gia chống lừa đảo”. Sau khi nạn nhân liên hệ với các nick chat, anh ta sẽ giả làm cảnh sát, hướng dẫn nạn nhân cách thoát bẫy lừa đảo, nhưng thực chất là xúi giục nạn nhân, lợi dụng lòng tin chuyển tiền vào tài khoản do Trương chỉ định với danh nghĩa đảm bảo an toàn cho quỹ tài khoản và trả lại số tiền bị lừa.
Trong quá trình giao dịch, nếu nhận thấy nạn nhân không có tiền để lừa, thì Trương sẽ lừa lấy thông tin cá nhân, tài khoản ngân hàng và mật khẩu của nạn nhân với lý do “phục vụ hoạt động điều tra”. Thông tin cá nhân đó sẽ được Trương sử dụng cho các phi vụ lừa đảo tiếp theo, để nhận tiền, làm “trạm trung chuyển” để đánh lạc hướng điều tra.
Để che giấu tội lừa đảo, Trương còn tìm thuê nhiều tài khoản ngân hàng, nick QQ để xóa dấu vết dòng tiền. Hắn thú nhận, từ tháng 4 đến tháng 5/202, mỗi ngày đều có ít nhất 1 nạn nhân bị lừa, với số tiền ít là 3-4 nghìn NDT, nhiều có thể tới 60 nghìn đến 100 nghìn NDT. Ngoài chi phí hoa hồng cho những kẻ trung gian, Trương dùng toàn bộ số tiền lừa đảo được để đánh bạc, ăn tiêu hàng ngày.
Tòa án nhân dân Dương Châu đã kết án và tuyên phạt Trương 11 năm 6 tháng tù giam vì tội lửa đảo. Nhưng kẻ có liên quan bị tuyên án về tội bao che tội phạm, che giấu và sử dụng tiền phạm tội.