Các chuyên gia cho biết, thói quen uống nước khi đói buổi sáng tưởng chừng như đơn giản nhưng lại mang lại hiệu quả vô cùng to lớn. Nếu được thực hiện đầy đặn và nhất quán, liệu pháp này có thể giúp chống và trị nhiều chứng bệnh tật nguy hiểm.
Bằng chứng là tại đất nước mặt trời mọc, từ thời cổ đại, người ta đã biết cách áp dụng phương pháp này trong thời gian dài để chữa trị nhiều loại bệnh thông thường đến nan y, từ đau đầu, hen suyễn cho đến ung thư.
Uống nước vào buổi sáng khi đói rất tốt cho sức khỏe
Người Nhật cho rằng, chỉ cần uống nước đúng liều lượng, đúng thời điểm kết hợp nghiêm ngặt với một số nguyên tắc khác thì có thể chữa được nhiều căn bệnh như đau nhức cơ thể, đau đầu, hen suyễn, viêm phế quản, bệnh tim, lao, thận, viêm đường tiết niệu, viêm dạ dày, tiểu đường, trĩ, táo bón, rối loạn kinh nguyệt, rối loạn thị giác hay thậm chí là cả ung thư.
Để thực hiện phương pháp này, nên bắt đầu với uống nước như sau
Trước khi đánh răng, uống 640 ml (4 ly 160 ml) nước.
Đánh răng, súc miệng nhưng không ăn hoặc uống bất cứ thứ gì trong 45 phút sau đó.
Ăn sáng như bình thường
Sau khi ăn sáng, không ăn bất cứ thứ gì trong 2 giờ.
Liệu trình thực hiện đối với tùy từng loại bệnh
Theo người Nhật, phương áp uống nước chữa bệnh này phải được thực hiện đều đặn mới mang lại hiệu quả. Cụ thể, mỗi loại bệnh sẽ tương đương với thời gian áp dụng như sau:
Người mắc bệnh viêm dạ dày, táo bón nên áp dụng trong 10 ngày liên tục
Người mắc bệnh tiểu đường: 30 ngày
Người mắc cao huyết áp: 40 ngày
Người mắc bệnh lao: 3 tháng
Người mắc bệnh ung thư nên áp dụng liên tục trong thời gian 180 ngày.
Tuy nhiên, các chuyên gia sức khỏe lưu ý, những người mắc phải các chứng bệnh thận hay người cao tuổi tốt nhất nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi áp dụng phương pháp này.
Bên cạnh đó, đối với những người không thể uống được 4 cốc/ ngày thì có thể bắt đầu bằng cách uống ít hơn và dần tăng lên đến 4 cốc theo hướng dẫn trên.
Liệu pháp chữa bệnh bằng cách uống nước được rất nhiều người Nhật ưa chuộng. Người ta cho rằng, phương pháp này không những không gây ra tác dụng phụ mà còn góp phần tăng cường sức khỏe, bổ sung lượng nước đầy đủ cho cơ thể mỗi ngày.
Đáng lưu ý, liệu pháp chữa bệnh này cũng được thúc đẩy và khuyến khích bởi Hội Y tế Nhật Bản và đã có nhiều trường hợp chữa bệnh thành công khi thực hiện theo đúng nguyên tắc và liệu trình nói trên.
Một trong những trường hợp cụ thể được biết đến nhiều nhất về phương pháp điều trị này là Tiến sĩ Fereydoon Batmanghelidj - người được đào tạo y khoa tại bệnh viện Đại học Y khoa St. Mary tại London (Anh), người tiên phong khám phá ra tác dụng chữa bệnh của nước và mối liên hệ giữa mất nước và bệnh mãn tính. Ông này từng bị kết án tù chính trị ở Iran.
Trong thời gian bị giam giữ hồi năm 1979, Tiến sĩ Batmanghelidj đã sử dụng một loại thuốc có sẵn duy nhất - nước để điểu trị thành công cho 3.000 tù nhân bị loét dạ dày do stress gây ra.
Sau khi được tự do, ông này đã dồn tất cả thời gian và tâm trí của mình vào nghiên cứu tình trạng mất nước và những ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của nó. Những nghiên cứu tiếp theo của ông đã góp phần phục hồi sức khỏe cho hàng trăm, hàng nghìn người bị các bệnh không xác định liên quan đến mất nước.
Không chỉ ở Nhật, người Ấn Độ cũng có một liệu pháp tương tự có tên gọi là "Usha Paana Chikitsa". Liệu pháp này khuyên bạn nên uống 1,5 lít nước khi đói mỗi buổi sáng. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng liệu pháp của người Ấn Độ gây ra nhiều hệ quả hơn là tác dụng, bởi uống nhiều quá nhiều nước có thể gây ảnh hưởng không nhỏ đến thận.
Một số tác dụng khác của uống nước khi đói:
Uống nước khi đói vào buổi sáng còn giúp cơ thể bạn điều hòa hệ bạch huyết và giúp cơ thể chống lại sự nhiễm trùng.
Nước cũng giúp cơ thể sản xuất nước bọt, giúp giữ ẩm màng nhầy, duy trì nhiệt độ cơ thể lý tưởng. Đồng thời giúp cơ thể giữ cơ chế thải độc và giữ cho khớp xương luôn được bôi trơn.
Bên cạnh đó, ngay cả bộ não của bạn cũng cần não để tạo ra các chất dẫn truyền thần kinh và các hormone. Cơ thể bạn cần nước để cung cấp oxy đến từng cơ quan trong cơ thể.
Mỗi tế bào trong cơ thể cần nước để phát triển, tồn tại và sinh sản. Ngay cả hệ tiêu hóa cũng cần nước để chuyển hóa thức ăn thành các dưỡng chất hữu ích nuôi dưỡng cơ thể.
*Theo: Boldsky/Undergroundhealthporter