Bí kíp giúp bà Suu Kyi khỏi bị “hố” trong hội nghị ASEAN

Thi Anh |

Để tránh làm mếch lòng các đồng sự hoặc trở thành trò cười trên truyền thông, bà Suu Kyi sẽ phải chú ý tới những điều sau khi làm "người mới" ở hội nghị ASEAN lần này.

Theo Strait Times, Tân Bộ trưởng Ngoại giao của Myanmar Aung San Suu Kyi cần nắm được một số điểm quan trọng về ASEAN, cộng đồng chung mà bà có mối quan hệ không mấy mặn nồng trong quá khứ.

Strait Times cho rằng:

Điều đầu tiên mà bà Suu Kyi nên làm là tỏ ra khiêm tốn.

Kể từ năm 1990, bà đã là trung tâm thu hút sự chú ý của thế giới về vấn đề dân chủ và trở thành nguồn cảm hứng ở Myanmar cũng như nhiều nước khác.

Thứ 2, trước khi các Ngoại trưởng ASEAN gặp gỡ chính thức, họ sẽ tiến hành các hội nghị hẹp, không chính thức, thường là vào đêm hôm trước, nhằm bàn thảo về các mối quan tâm mà họ muốn đề cập bên ngoài phiên họp toàn thể.

Thứ 3, bà Suu Kyi nên hiểu rằng ASEAN chỉ thông qua đề xuất nếu đạt được đồng thuận của tất cả các thành viên dù mất bao nhiêu thời gian.

Là một cá nhân độc lập, bà Suu Kyi có thể sẽ thấy đây là một quy định phiền phức, nhưng bà nên kiên nhẫn.

Thứ 4, đây là một năm đặc biệt đối với ASEAN. Dưới sự chủ trì của Lào, khối này sẽ phải làm việc với Mỹ, Nga và Trung Quốc ở cấp cao nhất.

Nhờ hàng loạt cuộc gặp với các lãnh đạo thế giới, quan điểm của bà về các vấn đề quốc tế sẽ có thể hữu ích cho ASEAN. Điều quan trọng là bà Suu Kyi và Myanmar phải phối hợp với ASEAN để có thể đại diện cho ASEAN như một khối thống nhất.

Các hội nghị, diễn đàn chung của ASEAN sẽ chào đón Bộ trưởng Ngoại giao mới của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi.
Các hội nghị, diễn đàn chung của ASEAN sẽ chào đón Bộ trưởng Ngoại giao mới của Myanmar, bà Aung San Suu Kyi.

Thứ 5, bà Suu Kyi, ở vị trí là người mới, nên để tâm tới các cộng sự ASEAN. Họ chưa bao giờ có được sự chú ý từ cộng đồng quốc tế như bà. Vì thế bà cần lắng nghe cẩn thận các bài phát biểu (dù có buồn tẻ) và tăng cường trao đổi.

Thứ 6, Suu Kyi và các cố vấn của mình phải đọc toàn bộ tài liệu có liên quan tới ASEAN, đặc biệt là các tuyên bố của chủ tịch và thông cáo trước kia.

Thứ 7, mặc dù bà có vị trí “cao hơn Tổng thống” Myanmar nhưng điều đó không có nghĩa là bà cũng ở vị trí cao hơn các Ngoại trưởng khác. Vì thế, có những quy tắc mà bà buộc phải tuân thủ khi tới dự hội nghị Bộ trưởng ASEAN (AMM) tại Vientiane vào tháng 7.

Bà phải tách biệt 2 vai trò Ngoại trưởng và Cố vấn Nhà nước của mình, trong các cuộc thảo luận, cũng như khi đưa ra quyết định.

Thứ 8, vấn đề nhập cư bất hợp pháp sẽ được đưa ra dù bà có muốn hay không. Aung San Suu Kyi phải chuẩn bị tốt và nếu có thể thì bàn thảo vấn đề này trong các buổi họp trù bị và không chính thức.

Indonesia, Malaysia và Thái Lan đã tham gia vào cuộc đối thoại nhằm giải quyết vấn đề nhạy cảm này thông qua nỗ lực của khu vực.

Nếu bà Suu Kyi không muốn đưa vấn đề này ra thì cần thể hiện quan điểm của mình với các quan chức cấp cao trước khi hội nghị bắt đầu, nếu không, chuyện này có thể dẫn tới hiểu lầm.

Thứ 9, khi chụp hình lưu niệm với các chính khách, bà Suu Kyi nên đứng gần trung tâm. Theo truyền thống của ASEAN, chủ tịch khối luôn luôn đứng giữa.

Nhưng dù thứ tự là như thế nào thì điều quan trọng là bà cần nhận ra tín hiệu của chủ tịch và các bộ trưởng khác để tránh lâm vào tình huống khó xử.

Cuối cùng, lối bắt tay đan chéo của ASEAN cũng là một điều bà Suu Kyi cần chú ý.

Các lãnh đạo mới của ASEAN thường bỡ ngỡ khi thực hiện thông lệ này, và điều đó dẫn tới các tình huống dở khóc dở cười trên truyền thông thế giới. Trước đây Tổng thống Indonesia Joko Widodo cũng từng rơi vào tình huống khó xử này.

Cuối tuần trước, bà Suu Kyi đã gặp các chính khách ASEAN để khẳng định tầm quan trọng của mối quan hệ ASEAN – Myanmar. Đây được xem là tiền đề cho hàng loạt các cuộc họp của khối này mà bà phải tham gia trong 4 năm tới.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại