Bi kịch mẹ chồng thử lòng con dâu trong thời cổ đại Trung Quốc

Tùy Ý |

Đời nhà Minh (Trung Quốc) đã có câu chuyện mẹ chồng chỉ muốn thử lòng nàng dâu. Nhưng bi kịch đã diễn ra một cách khó lường, bi thương nhất.

Vào thời Vạn Lịch Đế nhà Minh, một kỳ án liên quan đến chuyện mẹ chồng thử lòng con dâu đã xảy ra, gây xôn xao dư luận, được ghi chép cẩn thận, đến ngàn đời sau vẫn có giá trị, khiến mọi người rút ra được bài học cho riêng mình.

Theo ghi chép, một gia đình nọ có chàng trai quanh năm phải ra ngoài buôn bán kinh doanh, để lại vợ mình ở nhà hầu hạ cha mẹ chồng.

Nàng dâu này tuy không có chồng nâng đỡ, chia sẻ và đỡ đần công việc nhưng vô cùng hiếu thuận với cha mẹ chồng, đối với họ cẩn thận chăm sóc. Hơn nữa, thái độ của cô con dâu này với cha mẹ chồng rất tốt và chân thành, không có chút nào miễn cưỡng.

Bi kịch mẹ chồng thử lòng con dâu trong thời cổ đại Trung Quốc - Ảnh 1.

Cô con dâu vô cùng hiếu thuận nhưng vẫn bị mẹ chồng nghi ngờ. - Ảnh minh họa.

Mẹ chồng đa nghi

Đáng tiếc, điều này lại khiến cho mẹ chồng cô sinh nghi, cảm thấy chắc chắn con dâu đã làm gì có lỗi nên mới ra sức chiều chuộng, lấy lòng bố mẹ chồng như vậy.

Vào một đêm nọ, người mẹ chồng đã nghĩ ra một diệu kế để thử lòng con dâu. Bà mặc quần áo của chồng mình, lẻn vào phòng con dâu đang ngủ rồi ôm chầm lấy cô từ phía sau.

Sợ hãi, cô con dâu cố gắng vùng vẫy để trốn đi. Trong quá trình giằng co, cô đã cào trúng mặt mẹ chồng.

Bị đau, mẹ chồng đành buông tay và trốn về phòng. Thế nhưng trong lúc hoảng sợ, cô con dâu vẫn thừa dịp ánh trăng chiếu vào, nhận ra quần áo của bố chồng. Cô tin rằng mình bị bố chồng quấy rối, giở trò đồi bại.

Bi kịch mẹ chồng thử lòng con dâu trong thời cổ đại Trung Quốc - Ảnh 2.

Nhân lúc con dâu ngủ say, mẹ chồng lẻn vào phỏng thử lòng. - Ảnh minh họa.

Sáng sớm hôm sau, mẹ chồng nói dối là ốm không dậy, trong khi cô con dâu chạy về nhà than thở với bố đẻ.

Người bố nghe vậy vô cùng tức giận chạy đến nhà thông gia để hỏi tội. Thế nhưng khi đến nơi, ông thấy sắc mặt của người ông thông gia vẫn bình thường, không có thương tích như vết cào giống con gái kể.

Cho rằng con gái bịa chuyện lừa mình, người bố về nhà mắng nhiếc con gái, nói cô là đồ mất nết, làm bại hoại gia phong. Cô gái bị mắng thì choáng váng, uất hận, trong lúc nghĩ quẩn đã tự sát, gây rúng động chốn thôn quê.

Khi con gái mất, người bố không ngừng rơi nước mắt, ân hận vì đã không tin con nên trình báo quan.

Quan phủ sau đó đem bố vợ cô gái bắt lại nhưng đánh thế nào, người này cũng không thừa nhận chuyện làm nhục con dâu, kêu gào thông gia không thể vu oan giá họa. Bên bố đẻ cô gái cũng không xuất trình được chứng cứ, vụ án lâm vào bế tắc.

Bi kịch mẹ chồng thử lòng con dâu trong thời cổ đại Trung Quốc - Ảnh 3.

Cô con dâu hiếu thảo bị đổ oan đã uất ức tự sát. - Ảnh minh họa.

Đúng lúc này, người hàng xóm cung cấp manh mối quan trọng, anh ta nói, anh nhìn thấy vết thương trên mặt của mẹ chồng, khớp với những gì mà cô con dâu miêu tả.

Quan phủ cho bắt người mẹ chồng và tra khảo, ngay sau đó chân tướng lộ rõ. Hóa ra, người mẹ chồng tự cho là thông minh, đòi thử lòng con dâu cuối cùng lại hại chết người con dâu hiếu thảo, bản thân thì vào tù.

Vụ án "mẹ chồng gian trá", bài học cho muôn đời sau

Vụ án này đã gây chấn động thời đại đó, được tác gia Phùng Mộng Long ghi lại trong "Cổ Kim Đàm Khai", gọi là "Vụ án mẹ chồng gian trá".

Trên thực tế, chuyện thử lòng người khác là một trò chơi với chi phí thấu chi là lòng tin và cảm xúc. Bạn nghĩ rằng bạn đang kiểm tra, thử thách người khác, nhưng không ngờ chính bạn cũng đang được kiểm tra. Bạn nghĩ rằng bạn là kẻ sáng tạo và điều khiển trò chơi, cuối cùng bạn thực sự là một con tốt.

Vì vậy, đừng cố thử lòng người khác bởi vì quá trình có rất nhiều biến số không thể kiểm soát, có thể dẫn tới hậu quả không thể gánh nổi.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại