Nhắc đến thái giám hay hoạn quan, người ta sẽ nghĩ ngay đến những người đàn ông mặt trắng, môi đỏ, nói chuyện ẻo lả, tay cầm phất trần.
Dù được gọi là đàn ông nhưng những người này lại không được công nhận là nam giới vì tất cả bọn họ đều đã bị phẫu thuật cắt mất bộ phận sinh dục trước khi được vào hậu cung để hầu hạ.
Có lẽ vì hình tượng thái giám trên màn ảnh quá ấn tượng mà mọi người đều đinh ninh tất cả thái giám đều là nam giới bị hoạn. Tuy nhiên, thực tế trong lịch sử Trung Quốc vẫn có sự tồn tại những thái giám nữ phục vụ trong hoàng cung.
Nhắc đến thái giám hay hoạn quan, người ta sẽ nghĩ ngay đến những người đàn ông mặt trắng, môi đỏ, nói chuyện ẻo lả, tay cầm phất trần. (Ảnh: Internet)
Thái giám là những người không thể thiếu trong hậu cung của các hoàng đế và được coi là người thân thiết với hoàng đế nhất. Chính vì vậy mà thông thường ở chốn hậu cung hay dân gian, địa vị của thái giám rất cao.
Việc này đã gây ra rất nhiều rắc rối cho những người cai trị khi quyền hành của thái giám quá lớn sẽ làm đảo lộn triều đình, náo loạn hậu cung và gây ra những sự kiện chấn động lịch sử.
Những cái tên nổi tiếng nhất bao gồm An Đức Hải, Lý Liên Anh góp phần sụp đổ nhà Thanh hay Ngụy Trung Hiền, thái giám cũng là gian thần nổi tiếng thời nhà Minh...
Chính vì vậy người ta bắt đầu nghĩ đến việc tạo ra nữ thái giám, những người bị coi là nhu nhược, yếu đuối và ít tham vọng hơn. So với những thái giám thông thường khác, nữ thái giám thường tinh tế và khéo tay hơn.
Ngoài ra trong thời cổ đại người ta đặt ra rất nhiều rào cản giữa nam giới và nữ giới, chính vì vậy, sự tồn tại của nữ thái giám trong chốn hậu cung vốn được coi là điều tất yếu.
So với việc để các quan lại dạy dỗ công chúa và cung nữ thì sử dụng các nữ thái giám sẽ thuận tiện hơn rất nhiều.
So với những thái giám thông thường khác, nữ thái giám thường tinh tế và khéo tay hơn. (Ảnh: Internet)
Dân gian vẫn hay gọi nữ thái giám với cái tên mỹ miều là nữ quan vì đa phần họ đều làm công việc quản lý.
Trong lịch sử cũng xuất hiện rất nhiều nữ thái giám nổi tiếng như Ban Chiêu thời nhà Hán, nữ tiến sĩ Lâm Diệu Ngọc thời Tống hay Thư Tiết Đào thời nhà Đường, Vạn quý phi thời nhà Minh...
Theo lịch sử, nữ thái giám này đã xuất hiện từ cách đây hơn 3.000 năm vào thời nhà Chu. Trong Chu Lễ - Thiên Quan cũng từng có một chương cũng nhắc đến vai trò của nữ quan trong hậu cung. Tuy nhiên số lượng nữ thái giám xuất hiện trong sử sách lại không nhiều.
Nguyên nhân là vì hầu hết những người được lựa chọn làm nữ thái giám đều chết trong quá trình cắt bỏ bộ phận sinh dục đầy đau đớn và nguy hiểm.
Mục đích của việc này là để phòng tránh hoàng đế có tình cảm với người hầu của mình, nảy sinh quan hệ và mang thai. Dù vẫn có những đặc điểm của nữ giới nhưng sau khi bị phẫu thuật bộ phận sinh dục, các nữ thái giám không còn được coi là phụ nữ nữa.
Họ giống như thái giám, tồn tại chỉ để phục vụ hoàng tộc, không phân biệt nam nữ, không có không gian và thời gian riêng cho mình, cũng không có quyền được hưởng thụ hạnh phúc.
Hầu hết những người được lựa chọn làm nữ thái giám đều chết trong quá trình cắt bỏ bộ phận sinh dục đầy đau đớn và nguy hiểm. (Ảnh: Internet)
Những người được lựa chọn sẽ bị cột vào một cây cột thật lớn, uống một chén ma thang (thuốc giảm đau trong đông y).
Chờ những cô gái này mê man vì thuốc phát huy tác dụng, người ta mới dùng một cây móc đặc biệt để kéo buồng trứng và các bộ phận trong âm đạo ra ngoài.
Sau đó dùng loại dây được làm từ gân trâu bò (tương tự như dây thun ngày nay) để buộc chặt ống nối rồi cắt bỏ.
Vì miệng vết thương đã được buộc chặt bằng dây gân trâu bò nên sẽ tránh được tình trạng mất máu quá nhiều.
Tiếp theo đó người ta mới dùng tro của một loạt thảo dược bôi lên vết thương như một cách để cầm máu và giúp vết thương mau lành. Sau khi hoàn thành quá trình, những cô gái này sẽ được đưa vào phòng để nghỉ ngơi và chờ trong nhiều tháng cho đến khi vết thương lành hẳn.
Tuy nhiên trong thời cổ đại kỹ thuật y học chưa phát triển thì những ca như thế này đều cực kỳ nguy hiểm. Đa phần các cô gái sau khi phẫu thuật đều chết vì bị sốc, nhiễm trùng vết thương hoặc vì biến chứng sau phẫu thuật.
Chỉ có những người còn sống mới được coi là nữ thái giám. Và chỉ những ai có thành tích xuất sắc nổi trội mới được phong làm nữ quan.
Nhiệm vụ của nữ thái giám là hầu hạ hoàng đế, cai quản dạy dỗ các cung nữ trong hậu cung và chăm sóc cho các hoàng tử công chúa. Những ai tài giỏi, thông thạo tri thức thì sẽ được hoàng đế ưu ái giao cho nhiệm vụ dạy dỗ các công chúa.
Tuy nhiên thực tế là địa vị của họ ở chốn hậu cung vẫn rất thấp vì bị coi thường và đối xử bất công dù được phong làm nữ quan.
Đa phần nữ thái giám đều không có cuộc sống hạnh phúc, phải cô độc đến hết cuộc đời vì họ đã mất đi khả năng sinh con, lại thường xuyên bị bệnh tật dày vò vì di chứng sau khi bị phẫu thuật.
( Nguồn: lishiquwen)