Bi kịch của Maria Schneider sau 'Bản tango cuối cùng ở Paris'

Việt Lâm (tổng hợp) |

Nữ diễn viên Pháp quá cố Maria Schneider đang trở thành trung tâm của nhiều cuộc bàn luận chủ sau những thông tin về cảnh cưỡng dâm đầy bạo lực trong bộ phim Bản tango cuối cùng ở Paris (1972).

Sự nghiệp xuống dốc

Trong một cuộc phỏng vấn hồi năm 2013 và mới được tải lên YouTube hôm 27/11, đạo diễn Italy Bernardo Bertolucci nói rằng ông không nói cho Schneider biết chi tiết về việc Brando sử dụng một thỏi bơ để thực hiện cảnh cưỡng dâm trong phim bởi ông muốn Schneider có phản ứng bị làm nhục của một cô gái chứ không phải là một diễn viên.

Tuy nhiên, sau khi có những phản ứng dữ dội, Bertolucci giải thích lại rằng Schneider biết rõ cảnh bạo lực đó vì nó được mô tả rất kỹ trong kịch bản và họ chỉ giấu nữ diễn viên việc dùng bơ thay cho kem bôi trơn.

Vào thời điểm Bản tango cuối cùng ở Parisđược phát hành hồi năm 1972, phim đã nhận được nhiều đánh giá tích cực của giới phê bình, song những cảnh sex vô cùng táo bạo và bạo lực trong phim đã khiến nhiều khán giả phẫn uất.

Phim đã bị cấm chiếu ở rạp và Bertolucci từng phải ngồi tù vì làm phim khiêu dâm.

Còn Schneider trở thành một biểu tượng sex mà sau này bà thừa nhận trải nghiệm quay phim đã khiến bà "bị điên".

"Tôi không thích hình ảnh tục tĩu mà mọi người nhìn về mình sau khi đóng phim Bản tango cuối cùng ở Paris.

Trên các chuyến bay mọi người nói những điều không hay về tôi. Tôi cảm thấy mình như bị theo dõi, săn đuổi" – Schneider từng chia sẻ.

Sau khi đóng phim Bản tango cuối cùng ở Paris, Schneider không hề quay một hình ảnh nude nào khác.

Bộ phim bà thủ diễn chính bên cạnh nam tài tử Hollywood Jack Nicholson trong phim chính kịch The Passenger (1975) đánh dấu sự suy sụp của bà.

Sau khi phim The Passenger đóng máy, sự nghiệp điện ảnh của bà ở Hollywood bắt đầu xuống dốc. Schneider bị loại khỏi vai diễn trong phim That Obscure Object of Desire (1977).

Không được thừa nhận, công khai lưỡng tính

Maria Schneider sinh năm 1952 ở Paris. Cha Schneider là Deniel Gelin, một diễn viên Pháp và mẹ là Marie-Christine Schneider, người gốc Rumani, điều hành một cửa hàng sách ở Paris.

Deniel Gelin quan hệ với bà Marie khi đã có vợ là nữ diễn viên kiêm nhà sản xuất Daniele Delorme.

Ông Gelin không bao giờ thừa nhận con gái mình nên bà Marie-Christine phải một mình nuôi con ở thành phố gần biên giới Đức. Trong đời mình, Schneider chỉ gặp cha 3 lần.

Ở tuổi vị thành niên, Schneider mê phim ảnh và đi xem phim tới 4 lần/tuần.

Năm 15 tuổi, Schneider bỏ học và sau một lần cãi nhau với mẹ bà đã tới thủ đô Paris để theo đuổi nghề diễn. Schneider kiếm sống bằng các vai diễn phụ và làm người mẫu.

Bi kịch của Maria Schneider sau Bản tango cuối cùng ở Paris - Ảnh 1.


Sự thật về cảnh cưỡng hiếp trong 'Last Tango in Paris'

'Last Tango in Paris' là bộ phim gây tranh cãi gay gắt nhất trong nhiều năm trở lại đây bởi cảnh quan hệ tình dục giữa Marlon Brando và Maria Schneider.

Khi đang đóng một vai phụ, Schneider gặp huyền thoại điện ảnh Pháp Brigette Bardot, người biết cha bà.

Bardot đã cho Schneider ở trong nhà mình và nhờ Bardot, Schneider đã gặp được nhiều người trong nền kinh doanh điện ảnh, ký được hợp đồng với hãng William Morris.

Năm 18 tuổi, Schneider tạo bước đột phá lớn với vai diễn trong phim Madly (1970) thủ diễn cùng huyền thoại điện ảnh Pháp Alain Delon. Ngay sau đó, Schneider đóng chính trong phim Bản tango cuối cùng ở Paris.

Năm 1974, Schneider công khai mình là người lưỡng tính và khẳng định mình từng "chung chăn gối" với hàng chục đàn ông, phụ nữ khi mới ngoài 20 tuổi, sau khi đóng Bản tango cuối cùng ở Paris.

Năm 1976, Schneider đã bỏ đóng phim sử thi Caligula và tình nguyện vào bệnh viện tâm thần ở Roma để sống bên người tình đồng giới là nhiếp ảnh gia Joan Townsend.

“Họ nhốt Joan lại. Cô ấy bị bệnh tâm thần phân liệt. Tôi phải làm như vậy để thể hiện tình yêu của mình và muốn giúp đỡ Joan.

Cuối cùng Joan đã trở về Mỹ nhưng giờ tôi không biết chuyện gì đã xảy ra với cô ấy" - Schneider từng chia sẻ với nhà phê bình điện ảnh Mỹ nổi tiếng Roger Ebert.

Rắc rối ma túy

Schneider tìm đến ma túy sau khi đóng phim Bản tango cuối cùng ở Paris.

Nói với tờ Daily Mail, Schneider cho biết trong những năm 1970 bà đã dùng cocaine, thuốc gây ảo giác LSD và heroin. Con đường đen tối này đã khiến Schneider nhiều lần tự vẫn không thành.

"Tôi đã mất 7 năm cuộc đời mình và tôi thấy hối hận một cách cay đắng. Tôi bắt đầu sử dụng ma túy khi trở nên nổi tiếng.

Tôi không thích danh tiếng và hình ảnh mà mọi người nghĩ về tôi sau khi đóng phim Bản tango cuối cùng ở Paris. Thêm nữa, tôi không có gia đình ở bên để bảo vệ mình..." – Schneider chia sẻ.

Trong năm 1980, Schnerder đã gặp được một người mà bà gọi là "thiên thần" vô danh, người đã hỗ trợ bà chấm dứt được tình trạng tụt dốc của mình.

Trong những năm cuối đời, Schneider đã tìm được sự thanh thản, yên bình trong cuộc sống. Bà trở về Paris sau một thời gian dài ở Los Angeles.

"Tôi đã mất nhiều bạn vì ma túy, song thật may mắn là năm 1980 tôi đã gặp được người mà tôi gọi là "thiên thần". Chúng tôi sống với nhau từ đó.

Song tôi không tiết lộ đây là đàn ông hay phụ nữ. Đó là khu vườn bí mật của tôi và tôi muốn đó là điều bí ẩn".

Hồi tháng 7/2010, Schneider được trao huy chương Văn học & Nghệ thuật Chevalier của Pháp với ghi nhận là "hình ảnh đặc biệt của phụ nữ thời nay".

Trò chuyện với cây bút Holly Millea của tờ Daily Beast, Schneider cho biết: "Tôi vẫn còn rất nhiều chuyện để kể về công việc diễn xuất, về gương mặt mình mà theo tôi chúng rất phong phú và sẽ chạm được tới người trẻ hiện nay. 

Bạn biết không, đối với phụ nữ 47 tuổi chưa phải là già. Chúng ta có thể sống tới 90" – Schneider nói.

Schneider đã qua đời ở Paris hồi năm 2011, ở tuổi 58, sau một thời gian đối chọi với bệnh ung thư.

Schneider từng được chôn cất ở Paris trước khi tro hài cốt của bà được rải tại điểm thu hút khách du lịch Rock of the Virgin ở Biarritz theo di nguyện.

Từ năm 1969 đến năm 2008, Schneider đã đóng hơn 50 phim điện ảnh và truyền hình.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại