Đường Tiểu Lâm sinh năm 1986 trong một gia đình bình thường ở Yên Đài, tỉnh Sơn Đông, Trung Quốc. Ngay từ khi còn rất nhỏ, cô đã được các bậc cha mẹ xung quanh gọi là "con nhà người ta".
Từ khi học tiểu học cho đến khi tốt nghiệp cấp 3, Đường Tiểu Lâm luôn đứng đầu lớp và thậm chí nhất trường. Cô bộc lộ trí tuệ siêu phàm và tính ham học hỏi của mình một cách tự nhiên, đến mức được mệnh danh là "thần đồng nhỏ tuổi". Suốt những năm tiểu học và cấp hai, Đường Tiểu Lâm là học sinh được thầy cô và phụ huynh yêu thích.
Ngay từ khi còn học tiểu học, dưới sự hướng dẫn của cha mẹ, cô đã hạ quyết tâm thi vào Đại học Bắc Kinh (hay còn gọi tắt là Bắc Đại) - ngôi trường số 1 Trung Quốc cùng với Đại học Thanh Hoa. Với thành tích học tập của Đường Tiểu Lâm thì đây không phải chuyện quá khó khăn.
Đường Tiểu Lâm
Sau kỳ thi tuyển sinh đại học năm 2004, Đường Tiểu Lâm đạt được ước nguyện của mình và được nhận vào Đại học Bắc Kinh chuyên ngành vật lý vũ trụ, một trong những ngành khó nhất.
Khi bước chân vào Bắc Đại, Đường Tiểu Lâm vẫn giữ phong độ học tập như trước đây. Ngay cả khi đã ở nơi giỏi nhất dành cho những người giỏi nhất, nữ thần đồng vẫn được xếp vào hàng sinh viên top đầu nhờ nỗ lực của chính mình.
Sau khi tốt nghiệp, như nhiều bạn bè cô nghĩ rằng mình có thể tìm được một nghề nghiệp lương cao phù hợp với bản thân. Tuy nhiên, không lâu trước khi ra trường, Đường Tiểu Lâm đã có cơ hội mở rộng khả năng của mình hơn nữa, đó là tiếp tục học tại Đại học Utah ở Hoa Kỳ.
Đối với cô gái tuổi đôi mươi khi ấy, kể từ khi đáp máy bay sang Mỹ, cuộc đời cô đã có mục tiêu mới, mở ra nhiều kỳ vọng về tươi lai rực rỡ.
Bước ngoặt bất ngờ của cuộc đời
Việc nữ thần đồng sang Mỹ du học thực sự khiến bố mẹ cô hạnh phúc suốt một thời gian dài. Không ai nghi ngờ rằng cô sẽ có được tương lai vô cùng tươi sáng, sự nghiệp thành đạt và cuộc đời thuận lợi.
Nhưng những gì xảy ra tiếp theo đều nằm ngoài dự đoán của tất cả mọi người, bởi vì 7 năm sau, Đường Tiểu Lâm, một cô con gái xuất sắc trong mắt cha mẹ và là sự ghen tị của mọi người cuối cùng đã chọn kết thúc cuộc đời mình trên Cầu Cổng Vàng ở Mỹ.
Nữ thần đồng đã chọn cái kết tiêu cực nhất cho cuộc đời mình
Bi kịch của nữ nghiên cứu sinh đã khiến người ta suy ngẫm. Hai năm đầu sang Mỹ, Đường Tiểu Lâm vẫn giữ vững được phong độ học tập của mình. Những tưởng tài năng học thuật xuất chúng như vậy chắc chắn sẽ tìm được một công việc lương cao và cống hiến được nhiều cho xã hội. Thế nhưng cuối cùng, Đường Tiểu Lâm không thể vượt qua việc bảo vệ luận án tiến sĩ của mình. Sau quá nhiều áp lực và chán nản, buồn bã và bất lực, cô đã nhảy từ Cầu Cổng Vàng ở Mỹ xuống để giải thoát chính mình.
Theo quy định của Đại học Utah, nghiên cứu sinh tiến sĩ phải vượt qua kỳ thi tuyển vào năm thứ 3. Tuy nhiên, Đường Tiểu Lâm, cựu thạc sĩ hàn lâm, đã xuất bản 6 bài báo khoa học liên tiếp vẫn bị đánh trượt. Mất 9 năm ròng rã, cô vẫn không thể tốt nghiệp.
Ngoài việc phải đối mặt với áp lực không thể lấy bằng tiến sĩ, công việc tại phòng thí nghiệm của Mỹ cũng vô cùng căng thẳng nên cô bắt đầu nghi ngờ khả năng của mình và nảy sinh các triệu chứng như cáu kỉnh, trầm cảm. Nếu cha mẹ hoặc bạn bè của cô có mặt lúc đó, Đường Tiểu Lâm có lẽ đã tìm được người để trò chuyện. Nhưng vì cô đang du học một mình ở Mỹ nên không có cách nào giải tỏa được áp lực trong lòng.
Dưới áp lực to lớn và sự tra tấn về tinh thần, cô gái 31 tuổi đã nhảy tự kết thúc cuộc đời vốn được lấy ra làm hình mẫu của mình. Cựu thần đồng đã ra đi, để lại nhiều suy ngẫm của người đời về cái chết của cô.
Đường Tiểu Lâm học giỏi, nhưng không chịu được áp lực
Trường hợp Đường Tiểu Lâm không phải duy nhất. Có không ít trường hợp những người có trình độ học vấn cao đã có những suy nghĩ tiêu cực như cô. Nhiều người cho rằng một phần lý do có thể đến từ việc vì trước đó cuộc đời quá suôn sẻ, ở vị trí tỏa sáng, chưa từng trải qua bất kỳ khó khăn nào trong suốt quá trình trưởng thành nên Đường Tiểu Lâm không biết căng thẳng là gì. Đến khi gặp áp lực, bởi vì không có kinh nghiệm, phẩm chất tâm lý để chống lại áp lực, cô đã sụp đổ. Sau tất cả, trí thông minh rất quan trọng, nhưng việc rèn luyện khả năng chống lại căng thẳng, áp lực còn quan trọng hơn nhiều.