Booker Taliaferro Washington (1856-1915) là một nhà giáo dục, tác giả, nhà hùng biện người Mỹ, và cố vấn cho nhiều tổng thống của Hoa Kỳ.
Giữa năm 1890 và 1915, ông là nhà lãnh đạo đại diện cho cộng đồng người Mỹ gốc Phi, là hiệu trưởng đầu tiên của trường đại học Tuskegee và cũng là một trong những người gốc Phi đầu tiên được mời vào Nhà Trắng.
Booker Taliaferro Washington.
Trong cuộc đời ông từng xảy ra một câu chuyện như thế này:
Một hôm, Woashington và một người bạn da trắng đang đi trên đường. Khi họ vừa đi vừa nói chuyện, Woashington bị một người da trắng ngạo mạn cố ý đẩy ông ngã xuống đất.
Woashington đứng dậy, dùng tay phủi bụi trên quần áo, không nói gì, nét mặt cũng không biểu lộ bất cứ cảm xúc oán giận nào.
Nhưng người bạn da trắng đi cùng ông thì khó giữ bình tĩnh, ông ta nói: "Tại sao anh có thể dễ dàng tha cho kẻ vừa bắt nạt anh chứ?"
Woashington bình tĩnh nhìn bạn mình và đáp: "Bất luận là ai muốn làm tôi nổi giận, tôi đều không để họ đạt được mục đích. Cách tốt nhất, đó là duy trì trạng thái im lặng và phớt lờ anh ta."
Người bạn da trắng nghe vậy thì càng thêm nể phục Woashington.
Lời bình
Trong cuộc sống, bạn sẽ phát hiện ra rằng: Nói nhiều đến đâu cũng không so được với việc im lặng không nói gì. Im lặng là một sức mạnh cực lớn, giống như màu đen quy tụ tất cả mọi ánh sáng vậy.
Nói là bản năng, im lặng mới là trí tuệ. Người có trí tuệ là người biết lắng nghe, đa ngôn không bằng biết nhiều.
Thông thường, những người hiểu rõ, biết nhiều nhất về một sự việc nào đó lại là người không biểu lộ ra chút sắc thái hay thông tin gì.
Người có trí tuệ là vậy, thường rất ít lời, họ suy nghĩ thật kỹ trước khi phát ngôn và chọn lựa lời nói phù hợp nhất trước khi nói.
Từ xưa đến nay, ít khi chúng ta thấy những hối hận vì im lặng, ít nói, bởi những lời họ nói ra, ngôn từ hầu như đều chuẩn chỉnh và không gây hại cho ai.
Duy trì sự im lặng chính là sách lược thông minh nhất. Trí tuệ là thứ nhờ lắng nghe mà có được, hối hận là thứ vì lời nói mà phát sinh. Kiệm lời cũng là một dạng cảnh giới, càng là một dạng tu dưỡng.
Mở miệng ra nói thì dễ, im lặng mới khó.
Im lặng, hướng nội không có nghĩa là lạnh nhạt mà chỉ là thái độ sống bình tĩnh, điềm đạm, không khoa trương, chuyên chú làm người, dùng cái tâm rộng rãi để quan sát mọi việc thấu đáo.
Người biết im lặng, lúc nào nên nói, lúc nào không nên nói thường rất chú ý đến hiện tại, nhìn vào sự thật, dùng lý tính để phản tỉnh bản thân, suy nghĩ sâu sắc, thấu đáo.
Người có trí tuệ chính là những người biết im lặng nhất.
Tranh giành hiếu thắng sẽ chỉ khiến bản thân trở thành người cô độc. Học cách để vạn sự tùy duyên, chúng ta mới có thể bình tĩnh, tự tại.
Người dại thường dùng cái miệng, người khôn chỉ dùng con tim; người hẹp hòi thường thích đấu đá đến cùng, người từ bi không tranh chấp.
Sống trên đời, mỗi người cần khoan dung độ lượng, càng cần nhẫn nhịn bao dung. Những người chỉ thích chèn ép người khác, cho dù mồm miệng thắng được người khác nhưng không bao giờ có được lòng người.
Lùi một bước là đại độ, nhường một bước là từ bi. Nhường người khác ba phần bản thân cũng không thiệt, bao dung người khác ba phần bản thân cũng không tổn thất thứ gì.
Người thận trọng trong ăn nói, biết quản lý tốt cái miệng luôn hiểu ý nghĩa của cuộc sống. Bởi thế, thay vì nói, họ dùng ánh mắt để quan sát, để nhìn và hưởng thụ cuộc sống tươi đẹp.
Người biết im lặng không cần người khác phải hiểu họ, bởi họ có thế giới phong phú của riêng mình và có thẻ sống vui vẻ tự tại trong thế giới đó.
Sự im lặng của một số người, không phải là kết quả của việc không biết nói năng, mà là bởi họ biết nên nói thế nào.
Có những lúc nên nói và có những lúc không nên nói, đó là kết quả của sự phán đoán bằng một cái đầu khôn ngoan.