Một trong những cách mà Liên minh châu Âu đang cố gắng ngăn chặn làn sóng ô tô điện giá rẻ sản xuất tại Trung Quốc là tăng thuế. Mức thuế nhập khẩu cao hơn mới đối với xe điện của Trung Quốc đã được công bố và thông qua tạm thời vào đầu tháng 7 và chúng sẽ được biểu quyết thành luật vào tháng 10 tới đây.
Tuy nhiên gần đây, Ủy ban châu Âu (EC) đã công bố dự thảo sửa đổi thuế nhập khẩu bổ sung đối với xe điện sản xuất tại Trung Quốc theo hướng thấp hơn so với mức áp thuế tạm thời hồi tháng 7 vừa qua. EU đã đi ngược lại kế hoạch được công bố ban đầu là thực thi các mức thuế bổ sung lên tới 37,6% (trên mức thuế nhập khẩu 10% đã áp dụng cho ô tô Trung Quốc), giảm xuống còn 36,3%. Mức thuế này cũng áp dụng khác nhau tùy theo từng nhà sản xuất ô tô, trong đó Tesla nhận mức thuế thấp nhất đã được tính toán lại giảm từ 20,8% xuống 9%.
Sự khác biệt của Tesla so với các nhà sản xuất khác bắt nguồn từ việc Trung Quốc đang trợ cấp bao nhiêu cho hoạt động sản xuất ô tô. Theo EU, ô tô của Tesla được sản xuất tại Trung Quốc xuất khẩu sang châu Âu được trợ cấp ít nhất, vì vậy xe điện từ các công ty khác sẽ phải chịu mức thuế cao hơn từ 17% đến 36,3% thay vì nhận mức 9% như Tesla.
EU coi những khoản trợ cấp này của nhà nước là không công bằng và lập luận rằng chúng nhằm tạo ra tình trạng sản xuất thừa và khiến lục địa này tràn ngập ô tô giá rẻ đến mức không nhà sản xuất ô tô trong nước nào có thể cạnh tranh được.
Thuế quan bắt đầu phả hơi nóng lên các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc
SAIC Motor Corp, đối mặt với mức thuế bổ sung 36,3% bên cạnh mức thuế chung là 10% áp dụng với tất cả xe điện vào châu Âu hiện hành. Geely với mức thuế 19,3% và BYD với mức thuế 17%. Nếu một nhà sản xuất Trung Quốc có liên doanh với một nhà sản xuất từ châu Âu, điều này sẽ giới hạn mức thuế tối đa có thể ở mức 21,3% thay vì mức đầy đủ là 36,3%.
Mặc dù hiện tại các mức thuế mới chỉ được áp dụng tạm thời nhưng chúng đã ảnh hưởng đến doanh số bán hàng. SAIC chứng kiến doanh số bán hàng giảm 45% trong tháng 7 so với tháng 6, trong khi tổng doanh số bán xe điện giảm 36% ở 16 thị trường lớn nhất của khối Châu Âu.
Tuy nhiên, so với cùng kỳ năm trước, một số nhà sản xuất Trung Quốc vẫn chứng kiến tăng trưởng là BYD. Tính đến hiện tại, doanh số ô tô tại châu ÂU ở BYD đã tăng 20% so với cùng kỳ. Tuy nhiên, nếu hãng này tăng giá để chống lại mức thuế cao hơn, sức hấp dẫn của các mẫu xe của họ đối với người mua châu Âu có thể sẽ bắt đầu giảm bớt.
Một trong những mẫu xe quan trọng nhất của BYD ở châu Âu là mẫu xe điện Seal, một trong số ít đối thủ trực tiếp của Tesla Model 3. Seal hiện đang có giá nhỉnh hơn so với xe điện Tesla, vì vậy nếu BYD tăng giá hơn nữa, nó có thể mất đi lợi thế được tạo ra so với Model 3 ở mức giá tương tự.
Xây nhà máy tại châu Âu
Vẫn còn phải xem tác động của những mức thuế cao hơn này đối với doanh số bán xe điện của Trung Quốc tại EU sau khi chúng được chính thức áp dụng vào tháng 10.
Một số nhà sản xuất Trung Quốc hiện đang áp dụng mức tăng giá đáng kể cho xe của họ để họ có thể sản xuất rẻ hơn nhiều so với một chiếc xe tương đương đến từ châu Âu. Người mua ở châu Âu có thể không cảm thấy hoàn toàn gánh nặng của khoản tăng thêm 36,3%, vì các nhà sản xuất ô tô từ Trung Quốc sẽ chỉ giảm một phần chênh lệch và chấp nhận mất một phần nhỏ lợi nhuận mà họ hy vọng kiếm được.
Nếu mức thuế cao hơn được áp dụng, một cách để giải quyết chúng sẽ là các nhà sản xuất ô tô Trung Quốc nội địa hóa sản xuất ở châu Âu. Một số nhà sản xuất đang tìm kiếm địa điểm để mở cơ sở sản xuất. BYD hiện đang dẫn đầu phong trảo này khi xây dựng nhà máy ở Szeged, Hungary và đang lên kế hoạch xây dựng nhà máy thứ hai ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Dongfeng là một nhà sản xuất khác có kế hoạch mở một địa điểm sản xuất ở châu Âu và họ đang để mắt đến Ý. Leapmotor không có kế hoạch xây dựng nhà máy, nhưng Stellantis đã lắp ráp chiếc xe điện cỡ nhỏ T03 của mình ở Ba Lan trong nhà máy cũng sản xuất các mẫu xe Jeep và Fiat, điều này khiến chiếc T03 nhỏ được miễn thuế quan.
Theo InsideEVs