Tại phiên xét xử vụ cháy quán karaoke số 68 Trần Thái Tông khiến 13 người chết, chiều 26/3, đại diện Phòng CS PCCC số 3, cơ quan này được giao nhiệm vụ PCCC trên địa bàn 3 quận là Cầu Giấy, Bắc Từ Liêm và Nam Từ Liêm.
Việc thẩm duyệt và cấp giấy chứng nhận quán karaoke số 68 Trần Thái Tông có đủ điều kiện hoạt động hay không, không thuộc thẩm quyền của phòng Cảnh sát PCCC số 3, mà thuộc thẩm quyền của thành phố.
Vào ngày 25/10/2016, phòng Cảnh sát PCCC số 3 đã xuống kiểm tra quán karaoke số 68. Căn cứ vào quy trình công tác của Sở PCCC Hà Nội thì cơ karaoke số 68 Trần Thái Tông do bà Diệu Linh làm chủ đang trong quá trình thi công, sửa chữa và chưa đủ điều kiện hoạt động.
Thời điểm kiểm tra, quán Karaoke chưa hoạt động. Trả lời câu hỏi của HĐXX về việc, sau khi quán karaoke 68 Trần Thái Tông đi vào hoạt động thử vào ngày 26/10/2016, lực lượng Cảnh sát PCCC số 3 có kiểm tra lại quán này lần nào nữa không.
Vị đại diện Phòng Cảnh sát PCCC số 3 khẳng định, theo quy định đối với cơ sở đang trong quá trình nâng cấp, sửa chữa, chưa đi vào hoạt động, lực lượng PCCC chỉ được phép kiểm tra 2 lần trong một năm.
Sau khi bị cáo Tuấn gửi lời xin lỗi đến gia đình các nạn nhân, rất nhiều người có mặt tại phiên toà đã khóc, chính bị cáo Tuấn cũng khóc.
Trước đó, vào ngày 15/9/2016, lực lương Cảnh sát PCCC số 3 đã kiểm tra lần 1 và lần 2 là ngày 25/10/2016 nên không thể kiểm tra tiếp lần nữa.
Tại phiên xét xử, đại diện phòng Cảnh sát PCCC số 3 cũng khẳng định đơn vị này đã làm hết trách nhiệm.
Đại diện UBND quận Cầu Giấy cho biết, quán karaoke 68 Trần Thái Tông là một cơ sở kinh doanh mới, UBND quận Cầu Giấy mới chỉ cấp đăng kí kinh doanh, cơ sở này đang trong quá trình hoàn thiện lắp đặt, hoàn thiện về PCCC.
Tại phiên toà, vị đại diện UBND quận Cầu Giấy cũng cho hay, ngày 12 và 25/10, đoàn kiểm tra liên ngành trong đó có UBND quận Cầu Giấy và UBND phường Dịch Vọng Hậu kiểm tra quán karaoke thì cơ sở này không hoạt động.
Vị đại diện UBND quận Cầu Giấy cũng cho rằng, trong những lần làm việc với cơ quan chức năng, chị Linh là người hiểu pháp luật nên cơ quan chức năng có phần chủ quan.
Bị cáo Tuấn gửi lời xin lỗi gia đình các nạn nhân.
Đến 16h45 phút ngày 26/3, đại diện viện Kiểm sát nhân dân TP. Hà Nội đề nghị HĐXX xử phạt các bị cáo Nguyễn Diệu Linh với mức án là 10 - 11 năm tù, xử phạt bị cáo Hoàng Văn Tuấn với mức án 6 - 7 năm tù, bị cáo Lê Thị Thì mức án từ 5 - 6 năm tù.
Về trách nhiệm dân sự, buộc các bị cáo liên đới phải bồi thường cho người bị hại theo quy định của pháp luật bao gồm các khoản tổn thất về tinh thần, khoản mai táng phí, khoản cấp dưỡng nuôi con, nuôi dưỡng bố mẹ nạn nhân.
Theo cáo trạng của VKSND, trong đơn đề nghị bồi thường, nhân thân các bị hại đã đề nghị được bồi thường tổn thất về vật chất lẫn tinh thần do vụ cháy gây ra với số tiền hơn một tỷ đồng.
Chị N. (quê Hòa Bình, vợ nạn nhân Nguyễn Xuân Định) cho rằng, trước khi gặp nạn, anh Định thu nhập khoảng 40 triệu đồng/tháng. Do vậy, chị yêu cầu được bồi thường hơn một tỷ đồng.
Tại phiên xét xử, bị cáo Hoàng Văn Tuấn gửi lời xin lỗi tới gia đình các nạn nhân, xin lỗi bố mẹ vì đã xảy ra sự việc đáng tiếc này.
Bị cáo Nguyễn Diệu Linh cũng gửi lời xin lỗi đến gia đình các nạn nhân về sự việc xảy ra. Bị cáo hoàn toàn thừa nhận trách nhiệm về những việc mà mình đã gây ra với gia đình các nạn nhân và sẵn sàng chịu xử phạt.
Đến 17h 10 phút, phiên toà kết thúc phiên làm việc chiều ngày 26/3.
Sáng 1/11/2016, anh Trương Văn Tuyên (SN 1983, trú ở Thái Bình) tìm đến cửa hàng của Lê Thị Thì (tức Lê Thị Thanh, SN 1962, cùng ở quận Cầu Giấy, Hà Nội) để liên hệ và thỏa thuận công việc là hàn các khung sắt ở trần để ốp gỗ tại quán karaoke số 68 Trần Thái Tông.
Đầu giờ chiều cùng ngày, Thì cùng Hoàng Văn Tuấn và anh Lê Văn Viện mang theo máy hàn điện, máy cắt, khoan bên tông đến để hàn khung sắt.
Sau đó, trong lúc Tuấn đang cắt bản lề cửa thì xảy ra vụ cháy.
Bị cáo Hoàng Văn Tuân gửi lời xin lỗi đến gia đình các nạn nhân.