Bị cấm tại khắp các cảng, Nga khai phá ‘thiên đường’ mới cho dầu thô, 80% sản lượng xuất khẩu sang khu vực này

Như Quỳnh |

Dầu mỏ Nga vừa tìm ra địa điểm mới để chuyển đổi khiến châu Âu khó khăn trong việc cấm vận.

Bị cấm tại khắp các cảng, Nga khai phá ‘thiên đường’ mới cho dầu thô, 80% sản lượng xuất khẩu sang khu vực này- Ảnh 1.

Ảnh minh họa

Theo Oilprice, hải quân Hy Lạp vào tháng trước đã tổ chức tập luyện ở Vịnh Laconia ở khu vực phía nam và cấm mọi hoạt động tàu bè qua lại ở đó. Động thái này đã khiến hoạt động vận chuyển dầu Nga bị gián đoạn bởi đây chính là địa điểm “khét tiếng” về việc hoán đổi dầu thô và các sản phẩm từ dầu mỏ của Nga kể từ khi bị châu Âu cấm vận.

Dưới áp lực từ hải quân Hy Lạp, các nhà buôn dầu Nga đã tìm được một địa điểm mới để vận chuyển dầu thô ở biển Địa Trung Hải, một dấu hiệu cho thấy châu Âu sẽ phải rất khó khăn trong việc ngăn chặn dầu Nga chảy đi khắp thế giới.

Các tàu chở dầu Urals hàng đầu của Nga đang trong quá trình thực hiện chuyển từ tàu chở dầu nhỏ hơn sang tàu chở dầu lớn hơn (ship to ship - STS) gần thành phố Nador ở cuối phía đông bờ biển Maroc trên Địa Trung Hải. Dữ liệu cho thấy Rolin - một hãng tàu chở dầu thô rất lớn hay còn gọi là VLCC, đang nhận dầu thô Urals từ tàu chở dầu nhỏ hơn Serendi ngoài khơi thành phố Maroc. Đây là lần đầu tiên hoạt động chuyển giao cấp độ từ tàu này sang tàu khác diễn ra ở đó. Các tàu đã vận chuyển khoảng 730.000 thùng Urals từ cảng biển Baltic của Nga vào tháng trước.

Khoảng 80% dầu thô Urals của Nga được xuất khẩu sang châu Á, chủ yếu là Ấn Độ và Trung Quốc. Việc sử dụng các tàu VLCC mang lại lợi ích kinh tế nhờ quy mô phù hợp cho việc vận chuyển đường dài. Tuy nhiên các quốc gia châu Âu cảnh giác với việc cho phép chuyển đổi hàng hóa gần bờ biển của họ.

Ceuta, một vùng lãnh thổ của Tây Ban Nha nằm xa hơn về phía tây Maroc, từng là địa điểm phổ biến cho việc vận chuyển dầu Urals STS nhưng hầu như không được sử dụng trong năm qua do áp lực từ chính quyền địa phương và Liên minh Châu Âu.

Tương tự như vậy, các cuộc tập trận hải quân của Hy Lạp đã cản trở nghiêm trọng hoạt động tương tự ở vịnh Laconian, một vùng nước cách Athens khoảng 110 dặm về phía tây nam, nơi các hoạt động buôn bán giữa tàu với tàu của Nga mọc lên như nấm sau khi xung đột giữa Nga và Ukraine xảy ra.

Tổ chức Hàng hải Quốc tế, cơ quan của Liên hợp quốc đặt ra các quy tắc vận chuyển, đã gọi việc chuyển đổi hàng hóa trong các đại dương mở là một hành vi nguy hiểm.

Vào tháng 3 năm nay, xuất khẩu dầu thô bằng đường biển quốc tế của Nga đã tăng lên mức cao nhất, với lượng xuất khẩu đạt 590.000 thùng mỗi ngày. Sự gia tăng này đã tái khẳng định vị thế của Moskva bất chấp các lệnh trừng phạt của phương Tây nhắm vào xuất khẩu năng lượng từ Nga. Trước đó, Nga đã duy trì vị trí là nhà cung cấp dầu thô lớn nhất toàn cầu trong tháng thứ 15 liên tiếp cho đến tháng 12/2023.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại