Bí ẩn vùng đất có loại đá kỳ lạ biết phình to và tự di chuyển

Mộc Miên |

Đá trovant đặc biệt phát triển mạnh về kích thước khi tiếp xúc với nước. Sau các trận mưa, chúng sẽ tự phình to so với kích thước ban đầu.

Thị trấn nhỏ Costesti ở Romania là ‘ngôi nhà’ của những khối đá cuội có thể phình to khi gặp mưa được gọi với cái tên Trovant. Từ lâu chúng đã trở thành đề tài thu hút sự hiếu kỳ của người dân địa phương với hình dáng kỳ lạ, khả năng sinh ra, lớn lên và tự di chuyển như vật sống.

Bí ẩn vùng đất có loại đá kỳ lạ biết phình to và tự di chuyển - Ảnh 1.

Đá trovant phình to khi gặp nước mưa. Ảnh: Getty

Trovant rất đa dạng về kích thước và hình dáng, một số có thể đặt vừa trong lòng bàn tay trong khi nhiều khối đá cao quá đầu người, thậm chí có kích thước lên tới 4,5 m.

Các nhà khoa học đã đặt camara tự động và nhận thấy những hòn đá Trovants như một cơ thể sinh vật sống đang lớn lên từ đất. Vào mùa khô, chúng hoàn toàn bất động, giữ nguyên vị trí và không thay đổi kích thước. Tuy nhiên, khi mùa mưa đến, những viên đá sống động như nấm, bắt đầu tăng kích thước và thậm chí di chuyển.

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, một viên sỏi có kích thước bằng hạt cát có thể biến thành một tảng đá khổng lồ nặng vài tấn chỉ trong vài năm. Điều đáng chú ý, đá Trovants khi "già" đi chúng sẽ phát triển chậm lại.

Bên trong đá trovants là các lõi đá cứng, bên ngoài là lớp vỏ do cát cấu tạo nên. Tuy nhiên hiện tượng phình to của đá trovants được một số nhà khoa học lý giải rằng bên dưới lớp vỏ đá là một hàm lượng khoáng vật cao. Khi bề mặt đá bị ướt, loại khoáng chất này bắt đầu gây sức ép với lớp cát bên ngoài và khiến khối đá bắt đầu phình to.

Bí ẩn vùng đất có loại đá kỳ lạ biết phình to và tự di chuyển - Ảnh 2.

Đá Trovants không có hình dạng nhất định, chúng "sở hữu" ngoại hình kỳ dị .

Các nhà nghiên cứu không tìm thấy sự khác biệt giữa Trovant và nền cát xung quanh. Vì vậy, họ nghi ngờ hình cầu được hình thành do hoạt động địa chấn kéo dài và dữ dội bất thường của kỷ Miocen giữa. Sóng xung kích phát ra từ Trái đất nén chặt các trầm tích cát và cô đặc xi măng đá vôi để tạo thành các cục đá có hình cầu.

Theo thời gian, các nguyên tố này đã làm mòn đi lớp sa thạch lỏng lẻo xung quanh chúng, để lộ ra những lớp đá dày đặc hơn.

Khi tiếp xúc với mưa lớn, canxi cacbonat của chúng có thể bị chảy đi và dần dần hình thành chu vi bên ngoài của đá theo thời gian. Không có nhiều tài liệu viết về quá trình này, nhưng nó được cho là chỉ xảy ra ở khoảng 4-5 cm trong hơn 1.200 năm.


Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại