Năm 1914, trong quá trình khai quật khảo cổ học trên núi Padang, Indonesia, thực dân Hà Lan đã tình cờ phát hiện ra một công trình giống kim tự tháp tại ngọn núi này. Tuy nhiên điều đáng ngạc nhiên hơn là niên đại của nó còn lớn hơn rất nhiều so với nguồn gốc của nền văn minh nhân loại hiện tại.
Nhưng điều đáng tiếc là phát hiện đáng kinh ngạc này đã bị lãng quên trong gần một thế kỷ và chỉ gần đây nó mới thu hút được sự chú ý của các nhà khoa học và nhà thám hiểm trên khắp thế giới.
Nằm rải rác trên một đỉnh đồi rộng lớn ở tỉnh Tây Java của Indonesia, là tàn dư của một quần thể kiến trúc và di tích bằng đá khổng lồ, một kỳ quan khảo cổ học được mô tả là địa điểm cự thạch lớn nhất ở Đông Nam Á.
Năm 1914, sau khi nhà khảo cổ học người Hà Lan, tiến sĩ Crome nghe tin về một cung điện bị thất lạc từ người dân địa phương trên núi Padang, Indonesia, ông quyết định đi sâu vào khu rừng nguyên sinh rậm rạp tại đây để tìm kiếm nó.
Trên một ngọn đồi lớn, ông đã tìm thấy một loạt bậc thang dẫn lên đỉnh. Trên đỉnh đồi, Crome nhìn thấy những đống đá lớn nằm rải rác khắp mọi hướng. Đây có thể là phần còn lại của cung điện bí ẩn?
Sau khi trở về, ông đã ngay lập tức viết thư cho chính phủ Hà Lan, mô tả khám phá của mình và yêu cầu một đoàn thám hiểm chuyên nghiệp tiến hành một cuộc điều tra chuyên sâu tại khu vực này. Nhưng chính phủ Hà Lan thời điểm đó đã không gửi một đoàn thám hiểm để khám phá thêm địa điểm này và theo thời gian, địa điểm này đã biến mất khỏi sự quan tâm của công chúng.
Mãi đến năm 1979, một nhóm cư dân địa phương lại một lần nữa tình cờ phát hiện ra địa điểm bí ẩn này. Vì vậy, họ nói với các quan chức địa phương về những phát hiện của mình. Sau đó, chính phủ Indonesia đã cử một nhóm khảo cổ tiến hành khám phá sâu hơn về địa điểm này.
Họ tìm thấy vô số loại đá mà Crome gặp phải trong hành trình trước đó. Qua nghiên cứu, họ phát hiện những loại đá này không phải do con người tạo ra mà là đá núi lửa hình thành tự nhiên. Điều này đồng nghĩa với việc đã có người vận chuyển chúng lên đỉnh núi. Chính xác thì ai đã làm việc này?
Gunung Padang không phải là ngọn đồi như chúng ta nghĩ - mà thực sự là một loạt cấu trúc cổ xưa nhiều lớp.
Trong quá trình điều tra thêm, các nhà nghiên cứu đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng những viên đá trên ngọn đồi không nằm rải rác một cách ngẫu nhiên mà được bao quanh bởi những viên đá hình chữ nhật để tạo thành những bậc thang độc lập.
Toàn bộ ngọn đồi được nối với nhau bằng 370 bậc thang, như thể nó là tàn tích của một thành phố cổ. Sau khi suy đoán sơ bộ, các nhà nghiên cứu tin rằng địa điểm này được xây dựng vào khoảng năm 2000 trước Công nguyên.
Và mọi thứ đã thay đổi vào năm 2011. Nhà địa chất người Indonesia Danny Hilman Natawidjaja đã tiến hành một loạt khám phá khoa học về "kim tự tháp trên đồi" này. Sử dụng các kỹ thuật như radar xuyên đất, điện trở suất, chụp cắt lớp địa chấn và khoan lõi, cấu trúc bốn lớp bên trong ngọn đồi đã được phát hiện và tuổi của cấu trúc sâu nhất được ước tính là từ 20.000 - 26.000 năm trước Công nguyên thông qua xác định niên đại bằng carbon.
Phát hiện này đã gây xôn xao và tranh cãi vì điều đó có nghĩa là tàn tích này có thể là một trong những công trình kiến trúc lâu đời nhất do con người tạo ra trên Trái Đất, có thể có trước nguồn gốc của nền văn minh nhân loại hiện tại được xác định trước đó.
Lớp cự thạch trên cùng được tạo thành từ các cột đá, tường, lối đi và không gian, nằm trên lớp thứ hai cách bề mặt khoảng 1-3 mét.
Phát hiện này là điều có thể thay đổi lịch sử thế giới, do đó Chính phủ Indonesia đã ngay lập tức tiến hành các dự án nghiên cứu và đầu tư rất nhiều tiền để cung cấp cho các nhà nghiên cứu những thiết bị tối tân, đồng thời kêu gọi cả lực lượng quân sự hỗ trợ trong việc khai quật.
Tuy nhiên, phát hiện này không phải là tin tốt cho tiến sĩ Danny Hilman Natawidjaja và nhóm nghiên cứu của ông. Mặc dù lịch sử có thể được viết lại, nhưng điều này đã gây ra sự bất mãn và tranh cãi giữa nhiều học giả trong cộng đồng khảo cổ học Indonesia.
Gần như ngay lập tức, cơ sở khảo cổ đã có quan điểm đối lập, vận động hành lang các cơ quan chính trị và yêu cầu dừng dự án. Bề ngoài, họ chỉ trích các phương pháp khai quật và phát hiện của nhóm, cáo buộc nhóm không tuân theo các quy trình khai quật thích hợp, nhưng theo thời gian, mục đích thực sự của sự phản đối của họ trở nên rõ ràng hơn. Họ cho rằng sự tồn tại của các nền văn minh cổ đại là phi logic, bởi nếu có, nó sẽ làm đảo lộn những ghi chép trong sử sách về nguồn gốc của nền văn minh nhân loại. Nói cách khác, vấn đề thực sự là họ không sẵn sàng đối mặt với vấn đề lịch sử loài người có thể đã sai hoặc không đầy đủ.
Các nhà nghiên cứu cho rằng lớp thứ hai này trước đây đã bị hiểu sai là sự hình thành đá tự nhiên, nhưng thực ra là một sự sắp xếp khác của các cột đá được tổ chức trong một cấu trúc ma trận.
Đối mặt với sự phản đối mạnh mẽ từ các tổ chức khảo cổ, tiến sĩ Danny quyết định không tranh luận với họ, vì ông tin chắc rằng mình có đủ bằng chứng khoa học để hỗ trợ cho kết luận nghiên cứu của mình.
May mắn thay, Chính phủ Indonesia vẫn hỗ trợ nghiên cứu của ông và đã cung cấp rất nhiều tiền cũng như nhân lực để thúc đẩy công việc này. Khi khai quật sâu hơn, các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một số lượng lớn đồ tạo tác, đồ trang sức và công cụ gốm sứ tại di chỉ Gunung (núi) Padang.
Không chỉ vậy, vào tháng 9 năm 2014, họ còn phát hiện ra một đồng xu cổ có niên đại 5.000 năm trước Công nguyên. Phát hiện này gây sửng sốt vì khoa học hiện đại tin rằng những đồng xu đầu tiên trên thế giới xuất hiện vào khoảng năm 600 trước Công nguyên. Điều này gợi ý rằng địa điểm Gunung (núi) Padang có thể từng là một trung tâm giao dịch thương mại cổ đại và nó lâu đời hơn nhiều so với suy nghĩ trước đây.
Khi đào sâu hơn, các nhà nghiên cứu cũng tìm thấy hỗn hợp đất sét, silica và sắt. Điều này cho thấy rằng công nghệ luyện sắt đã được con người biết đến trong vài nghìn năm qua, một phát hiện phá vỡ niềm tin trước đó của khoa học chính thống - Thời đại đồ sắt xuất hiện vào khoảng năm 1200 trước Công nguyên. Điều này có nghĩa là con người cổ đại có thể có công nghệ tiên tiến hơn chúng ta nghĩ.
Theo các nhà nghiên cứu, việc xác định niên đại bằng carbon phóng xạ sơ bộ cho thấy lớp đầu tiên có thể có niên đại khoảng 3.500 năm tuổi, lớp thứ hai vào khoảng 8.000 năm tuổi và lớp thứ ba vào khoảng 9.500 đến 28.000 năm tuổi.
Tuy nhiên, ngay khi sự thật sắp được phơi bày thì một điều vô cùng kỳ lạ đã xảy ra vào năm 2014. Nhiệm kỳ của Tổng thống Indonesia Susilo kết thúc và Tổng thống Indonesia Joko Widodo lên nắm quyền. Không giống như Susilo, Widodo đã ra lệnh ngừng nghiên cứu về địa điểm này ngay khi ông nhậm chức.
Tiến sĩ Danny và nhóm của ông được yêu cầu thu dọn đồ đạc và về nhà càng sớm càng tốt,đồng thời quên đi những gì họ đã làm. Tại sao Widodo làm điều này? Không ai có thể trả lời được, có lẽ chỉ có bản thân Widodo biết. Vì lý do chính trị, kinh tế và xã hội, công việc nghiên cứu về địa điểm núi Padang đã không còn được tiến hành. Địa điểm núi Padang hiện nay vẫn là một di tích tuyệt đẹp và bí ẩn.
Liệu nền văn minh cổ đại tiên tiến này có thực sự tồn tại? Nếu vậy, họ là ai? Chuyện gì đã xảy ra với họ vậy?