Bí ẩn tiếng thét từ "hố địa ngục" sâu nhất do con người tạo ra

Hoa Hướng Dương |

Những tiếng gào thét đầy "ma quái" ở "hố địa ngục" sâu hàng chục nghìn mét đã khiến không ít người bị ám ảnh đến tận ngày nay.

Cuộc chạy đua vào lòng đất của 2 cường quốc trong Chiến tranh Lạnh

Bí ẩn tiếng thét từ hố địa ngục sâu nhất do con người tạo ra - Ảnh 1.

Lắp đặt mũi khoan. Ảnh Internet.

Trong cuộc Chiến tranh Lạnh sau Thế chiến thứ 2 giữa 2 cường quốc là Mỹ và Liên Xô, cả thế giới dồn sự quan tâm vào cuộc chạy đua vào không gian, thế nhưng, có một cuộc chiến ngầm ít ai để ý: Cuộc chạy đua vào lòng đất.

Đó là một đua công nghệ giữa 2 nước lớn này nhằm xem ai có thể đào sâu nhất xuống lòng đất. Kết quả, ngày nay, hố sâu nhất này nằm ở Murmansk, thuộc vùng gián đoạn Mohorovičić một nơi hẻo lánh ở Nga.

Bí ẩn tiếng thét từ hố địa ngục sâu nhất do con người tạo ra - Ảnh 2.

Hố địa ngục. Ảnh minh họa.

Với độ sâu hơn 12 km, đây thật sự là chiếc hố sâu nhất do con người tạo ra. Chính cuộc chạy đua không gian và những sứ mệnh đạt được lúc bấy giờ như việc đáp xuống Mặt Trăng, bay vòng quanh Trái Đất... đã khiến cho chiếc hố ít được biết đến.

Nằm tại một nơi hẻo lánh, khó nhận ra, có chăng nếu nhìn thấy người ta chỉ nghĩ rằng đây là một hố khoan dầu bỏ hoang lâu năm, thế nhưng ngày nay, nó một lần nữa được "sống lại".

Chiếc hố có tên Kola Superdeep Borehole, được bắt đầu xây dựng từ những năm 1960. Không chỉ là một cuộc chạy đua về công nghệ và tiềm năng khoa học, việc đi sâu vào lòng đất như vậy còn vén màn những bí ẩn ẩn sâu dưới vỏ Trái Đất.

Song song đó, Mỹ thực hiện dự án khoan vào sâu vỏ Trái Đất mang tên "Project Mohole" tại bờ biển Thái Bình Dương thuộc Mexico nhưng không phải trên đất liền mà ở dưới đáy biển.

Dưới 3.600 mét nước, mũi khoan đi sâu vào lớp vỏ dưới đáy đại dương 183 mét nhưng đã dừng lại năm 1966 vì nhiều lý do.

Trái lại, kết quả mà Nga đạt được lại ấn tượng hơn rất nhiều, với việc sử dụng công nghệ tối tân nhất lúc bấy giờ là Uralmash - 4E, và sau đó là Uralmash - 15000.

Năm 1989, một chiếc hố sâu kỷ lục tới hơn 12 km được tạo ra và đặt tên là SG - 3. Nó giữ kỷ lục ấn tượng đó cho tới tận năm 2007 mới bị phá vỡ bởi hố khoan Al Shaheen của Qatar 12.289 mét (năm 2008).

Sau đó là hố khoan Sakhalin-I Odoptu OP-1 với độ sâu 12.345m năm 2011.

Những bí ẩn vọng từ sâu lòng đất

Tới năm 2008, quá trình khoan hố sâu nhất thế giới bị dừng lại do thiếu nguồn tài trợ. Thế nhưng. chỉ với độ sâu đó cũng đủ để Liên Xô cho thấy tiềm năng to lớn của mình trong khoa học và kỹ thuật.

Ngoài ra, cuộc khám phá lòng đất còn mang lại nhiều kiến thức mới mà trước đó chưa từng được biết đến như việc phát hiện 24 loài sinh vật mới sống ở những độ sâu không tưởng, nơi thiếu ánh sáng Mặt Trời và nhiệt độ lại vô cùng cao.

Điều bí ẩn nhất khiến nhiều người rùng mình, thậm chí bỏ tham gia dự án chính là những tiếng kêu kỳ lạ như vọng lên từ "địa ngục".

Những người thực hiện việc khoan hố Kola còn cho biết mũi khoan đã bị quay vòng điên cuồng mất kiểm soát khi khoan sâu xuống lòng đất. Đồng thời, những tiếng kêu phát ra vô cùng kỳ quái và đáng sợ.

Xem video về tiếng vọng từ lòng đất:

Âm thanh địa ngục.

Khi đưa máy ghi âm xuống hố sâu, tiếng vọng như hàng ngàn người gào thét điên cuồng làm ai cũng phải ớn lạnh. Dự án bỏ ngỏ tới tận ngày nay, nhiều người còn gọi Kola Superdeep Borehole là "Hell Hole" (Hố Địa ngục).

Những âm thanh vang vọng từ địa ngục vẫn là ẩn số đối với các nhà địa chất tới tận ngày nay.

Nguồn: Sciencealert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại