Năm 1929 có lẽ là năm khó quên trong lịch sử khảo cổ học thế giới bởi lẽ giới khảo cổ đã phát hiện ra lăng mộ của vị pharaoh trẻ tuổi nhất trong lịch sử Ai Cập trị vì cách đây 3.300 năm.
Hàng nghìn cổ vật trong lăng gần như còn nguyên vẹn. Tuy nhiên, cho đến tận bây giờ, các hoạt động khai quật, nghiên cứu và bảo tồn lăng mộ vẫn đang được tiếp tục.
Tutankhamun: Vị vua trẻ tuổi nhất trong lịch sử Ai Cập
Pharaoh Tutankhamun (còn gọi là vua Tut) là vị pharaoh nổi tiếng bậc nhất trong lịch sử Ai Cập cổ đại bắt nguồn từ hành trình lên ngai vàng.
Theo tư liệu lịch sử cho biết, Pharaoh Tutankhamun lên ngôi vào năm 1332 trước công nguyên lúc vừa tròn 9 tuổi, trở thành vị pharaoh đời thứ 18 thuộc Vương triều Ai Cập.
Triều đại vua Tut cai trị được coi là một trong những thời kỳ hoàng kim nhất của Ai Cập cổ đại, phát triển mạnh về mọi mặt.
Ông còn có công cải cách lại văn hóa tôn giáo từ những sai lầm mà người cha của ông là Pharaoh Akhenaten – một vị vua "dị giáo" chỉ tôn thờ thần Aten để lại.
Tuy nhiên, vào năm 1323 trước công nguyên, vị pharaoh trẻ tuổi và tài năng lại đột ngột ra đi ở lứa tuổi 18 trai tráng đầy hứa hẹn. Chính vì vậy, cuộc đời và lăng mộ bí ẩn của pharaoh Tutankhamun lại càng trở nên thần bí.
Howard Carter, nhà khảo cổ người Anh là người đứng đầu dự án khai quật lăng mộ vua Tut.
Vào ngày 4/11/1929, trở thành một dấu mốc quan trọng trong lịch sử khảo cố học thế giới do phát hiện ra lăng mộ của vua Tutankhamun nhờ nhóm chuyên gia của nhà khảo cổ Howard Carter.
Tuy nhiên, cũng chính từ đây con người bắt đầu nghi ngờ và sợ hãi sức mạnh tâm linh huyền bí từ lời nguyền trong hầm mộ cho bất cứ "kẻ nào dám quấy nhiễu giấc ngủ của Pharaoh".
Nơi đặt quan tài vua Tut trong hầm mộ xa hoa.
Theo nhà văn Sir Arthur Conan Doyle, tác giả của cuốn sách nổi tiếng Sherlock Holmes nhận định, những cái chết đáng ngờ và nỗi bất hạnh khủng khiếp kia có thể do các vị quan tư tế tạo ra để bảo vệ lăng mộ của vua Tut.
Tuy nhiên, nhiều người hoài nghi về sự linh ứng của lời nguyền chết chóc. Họ chỉ ra rằng có rất nhiều người đã từng tham gia khai quật lăng mộ vẫn sống lâu và khỏe mạnh. Duy chỉ có 8 trong số 58 người có mặt khi quan tài vua Tut hé mở là đột ngột chết một cách đáng ngờ.
Nhưng cho dù bạn tin rằng những lập luận trên là không chắc chắn thì thực sự đã có rất nhiều cái chết bí ẩn xảy ra xoay quanh câu chuyện về vị Pharaoh Tutankhamun trẻ tuổi khiến cả thế giới "chấn động" vì sức mạnh của lời nguyền hơn 3000 năm tuổi.
Lời nguyền nổi tiếng trong lăng mộ vua Tut đó là: "Bất kỳ kẻ nào bước vào ngôi mộ với tâm hồn đen tối, ta sẽ bóp cổ hắn như bóp một con chim."
Phiến đất sét được tìm thấy trong cuộc khai quật ghi chú lời nguyền "chết chóc" trong lăng mộ vua Tut.
Lời nguyền cổ đại gieo rắc những cái chết đáng sợ
Nạn nhân đầu tiên không ai khác chính là con chim hoàng yến yêu thích của nhà khảo cổ Howard Carter. Con chim bị rắn hổ mang cắn chết vào đúng ngày ông tìm ra lăng mộ.
Sở dĩ cái chết của con chim nhỏ khiến mọi người bàng hoàng vì "sát thủ" chính là rắn hổ mang – một linh vật có nhiệm vụ canh giữ lăng mộ, theo quan niệm của người Ai Cập.
Tiếp đến là Clark, bá tước xứ Carnarvon, người đầu tư tài chính chủ yếu cho dự án khai quật lăng mộ quy mô bậc nhất lúc bấy giờ cũng chết đột ngột do bị muỗi cắn. Con chó cưng của bá tước cũng chết bất thường, không rõ lý do.
Tưởng như mọi việc lắng xuống, nhưng thời gian ngắn sau đó, nhà khảo cổ Arthur Mace, một thành viên của nhóm nghiên cứu cũng rơi vào tình trạng hôn mê sâu và qua đời một cách "chóng vánh". Những ngày sau đó, "bóng ma tử thần" tiếp tục bám đuổi nhóm dự án của nhà khảo cổ Carter.
Ông George Gloud, bạn của bá tước Carnarvon, người chỉ vào ngắm nhìn ngôi mộ một lúc đã lên cơn sốt cao và qua đời ngay ngày hôm sau. Điều lạ lùng là ngay cả bác sĩ của George cũng qua đời ngay sau đó không lâu.
Nhiều năm sau, lời nguyền vẫn tiếp tục ám ảnh và truy đuổi "những kẻ xâm phạm lăng mộ" và gieo rắc những cái chết đau đớn và bất thường. Vào năm 1939, nhà khảo cổ Carter qua đời vì căn bệnh ung thư hạch quái ác.
Nhiều nghiên cứu cho rằng những cái chết bất ngờ trên có thể là do một loại vi khuẩn cổ đại gây ra hoặc do một "sát thủ" bí hiểm nào đó cố tình gây nên để làm cho mọi người tin tưởng và sợ hãi.
Tuy nhiên, vẫn có rất nhiều tranh cãi nổ ra về sức mạnh tâm linh của lời nguyền cổ hơn 3000 năm tuổi.
Một số nhà khoa học còn nhận định, lời nguyền thực chất là một chiến thuật đánh vào tâm lý con người của người Ai Cập.
Nhưng dù cho bất kỳ suy luận, giả thiết nào thì lời nguyền trong lăng mộ vua Tut và những cái chết bí ẩn vẫn là một bài toán "hóc búa" mà cả thế giới truy tìm suốt gần 100 năm qua.
Nguồn: Miror, Ancient