Núi lửa St.Helens được coi là hoạt động mạnh nhất trong dãy núi Cascades ở Bắc Mỹ. Dường như nó lấy hết nhiệt lượng từ núi lửa khác, nhưng các nhà nghiên cứu vẫn không hiểu tại sao lại như vậy và nó lấy nhiệt lượng thế nào.
St.Helens hoạt động mạnh nhất vào năm 1980 làm 57 người thiệt mạng và gây tổn thất hàng tỷ USD. Tuy nhiên, có nhiều điều sự kỳ lạ nữa về núi lửa này và có liên quan đến vị trí của nó.
Nhà địa chất Steven Hansen thuộc trường ĐH New Mexico (Mỹ) cho biết: "Đây không phải lần đầu tiên chúng tôi thấy núi lửa hoạt động mạnh như thế".
Núi lửa St.Helens nằm trong dãy núi Cascades - nơi có hàng loạt núi lửa chạy song song với khu vực Cascadia từ bang California đến British Columbia.
Bản đồ vị trí núi lửa St.Helens nằm trong dãy núi Cascade chạy từ bang California đến British Columbia.
Nhưng vì một số lý do mà núi lửa St.Helens chiếm 51km trong vòng cung núi phía Tây trên trục Bắc - Nam.
Dãy núi nằm đúng đỉnh khu vực hoạt động địa chất - nơi đĩa kiến tạo Juan de Fuca nằm dưới đĩa Bắc Mỹ, đẩy những miếng vỏ Trái Đất nóng bỏng lên mặt đất, tan chảy thành mắc ma.
Kỳ lạ là ở vị trí đắc địa như vậy, nhưng núi lửa St.Helens vẫn lạnh ngắt. Các nhà nghiên cứu không hiểu tại sao nó lại nằm đây.
Để đi tìm câu trả lời, nhóm nghiên cứu của ông Steven Hansen đã lắp đặt hàng ngàn cảm biến quanh núi để đo sự dịch chuyển của mặt đất vào năm 2014.
Sơ đồ các tầng địa chất và đĩa kién tạo khu vực dãy núi Cascade.
Họ đã khoan 23 lỗ vào núi lửa và đổ thuốc nổ vào để gây vài vụ động đất nhỏ quanh núi lửa. Chính những đợt động đất đó sẽ đủ để máy ghi nhận sóng địa chấn lan tuyền trong lòng núi để biết được nhiệt độ và loại vật liệu bên trong.
Máy ghi sóng địa chấn đã vẽ ra bức hình kỳ lạ cho thấy bên trong núi lửa là đỉnh đá lạnh ngắt chứ không phải là khối đá mắc ma nóng bỏng.
Bên trong lạnh ngắt mà St.Helens vẫn có những đợt phun trào khủng khiếp, vậy lý do là gì? Các nhà nghiên cứu đang cố gắng xác định trong lịch sử hoạt động, để xác định núi lửa St.Helens lấy nhiệt lượng ở đâu.
Núi lửa St.Helens khi không hoạt động.
Họ cho rằng lý do là ở nguồn mắc ma nằm ở phía Đông gần dãy núi Cascades, đá mắc ma nóng đến hơn 800 độ C. Nhưng điều họ không giải thích được là vì sao đá mắc ma có thể di chuyển hơn 50km sang phía Tây để phun trào ở núi St.Helens.
Ông Hansen và các đồng nghiệp sẽ tiếp tục theo dõi động đất coi như một phần trong dự án "Đá mắc ma dưới núi St.Helens" và họ hy vọng sẽ giải thích được núi lửa lấy nhiệt lượng từ đâu để phun trào mạnh mẽ đến vậy. Cõ lẽ từ đó họ sẽ hiểu hơn về những núi lửa khác trên thế giới.
Nguồn: Science Alert