Bí ẩn quả cầu lửa khổng lồ nổ tung, "đốt cháy" trời Mexico

Cẩm Mai |

Một quả cầu lửa lớn đã bay qua 5 bang của Mexico kèm theo hàng loạt tiếng nổ làm rung chuyển nhà cửa trong lúc người dân đang ngủ.

Rạng sáng ngày 21/5, một quả cầu lửa khổng lồ bay qua bầu trời 5 bang của Mexico trước khi nổ tung kinh hoàng, gây chấn động hàng nghìn người dân còn đang chìm trong giấc ngủ.

Bí ẩn quả cầu lửa khổng lồ nổ tung, đốt cháy trời Mexico - Ảnh 1.

Quả cầu lửa đang bay.

Bí ẩn quả cầu lửa khổng lồ nổ tung, đốt cháy trời Mexico - Ảnh 2.

Quả cầu lửa bay xuyên qua đám mây.

Nhà thiên văn Jose Ramon Valdes thuộc Viện Nghiên cứu Vật lý thiên thể, Quang học và Điện tử Quốc gia Mexico (INAOE) đã ghi nhận hiện tượng lạ này. Các nhà khoa học đang tranh luận: quả cầu lửa bí ẩn kia có phải thiên thạch không?

Bí ẩn quả cầu lửa khổng lồ nổ tung, đốt cháy trời Mexico - Ảnh 3.

Khi quả cầu lửa chưa bay qua.

Bí ẩn quả cầu lửa khổng lồ nổ tung, đốt cháy trời Mexico - Ảnh 4.

Quang cảnh sáng lên khi quả cầu lửa bay qua.

Trong buổi họp báo sau đó, nhiều nhà khoa học cho rằng đó là thiên thạch rơi. Tuy nhiên, vẫn còn nhiều nghi vấn quanh giả thuyết này.

Ông Jose Ramon Valdes cho biết: "Chúng ta có thể nhận thấy chấn động khi quả cầu lửa bay qua với vận tốc 621m.h."

Bí ẩn quả cầu lửa khổng lồ nổ tung, đốt cháy trời Mexico - Ảnh 5.

Thành phố chỉ có ánh đèn đường.

Bí ẩn quả cầu lửa khổng lồ nổ tung, đốt cháy trời Mexico - Ảnh 6.

Thành phố sáng lên khi quả cầu lửa bay qua.

"Những thiên thạch là vật thể còn lại của sự hình thành Hệ Mặt Trời của Trái Đất. Một thiên thạch lớn rơi xuống có thể tàn phá cả một thành phố."

"Nhiều thiên thạch bay trong khí quyển, nhưng chỉ một số ít thiên thạch rơi xuống mặt đất, tuy nhiên chúng tôi đã theo dõi nên biết trước hướng bay của nó".

Trạm quan sát bầu trời ghi nhận quả cầu lửa và phát đi cảnh báo vào rạng sáng ngày 21/5 vừa qua tại Mexico.

Người dân quan sát và viết cảm nhận về quả cầu lửa lên Twitter ngay vào lúc 1h47 ngày 21/5 như sau: "Tôi nhìn thấy một ánh sáng trắng và nghe thấy tiếng nổ có lẽ do thiên thạch đi qua khí quyển.

"Không có thông tin thương vong, có nghĩa là thiên thạch không rơi xuống đất".

Hình ảnh chụp được cho thấy quả cầu sáng bay xuyên đám mây, thắp sáng cả khu vực dân cư trong thành phố.

Xem thêm Clip, Tại đây

Nguồn: Daily Mail

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại