Ảnh: Cắt từ video trong bài
Vào ngày 18/12/2020, trên trang Theguardian, tiến sĩ Kenny Travouillon cho biết ông đã phát hiện rất nhiều sinh vật như chuột đất (Danh pháp khoa học: Macrotis), chuột túi Bandicoot, quỷ Tasmania (danh pháp khoa học: Sarcophilus harrisii)... có khả năng phát sáng!
Bí ẩn về hiện tượng phát sáng khi chiếu tia UV của nhiều loài động vật có vú
Nhiều sinh vật có vú đơn huyệt có khả năng phát quang khi chiếu tia UV. Ảnh: Theguardian
Các sinh vật có vú này sẽ phát ra ánh sáng huỳnh quang sinh học khi được chiếu tia UV (tia tử ngoại) và điều này khiến cho các nhà nghiên cứu động vật học tự hỏi: Tại sao lại có hiện tượng này?
Tiến sĩ Kenny Travouillon là nhà nghiên cứu động vật học tới từ Bảo tàng Tây Úc, Perth, Úc, ông cho biết khi chiếu tia tử ngoại vào một con thú mỏ vịt thì: 'Tất cả những con thú mỏ vịt được chiếu đều phát sáng '.
Ông đã thu thập 65.000 mẫu vật của 800 loài khác nhau như gấu túi mũi trần, dơi quạ, thú lông nhím... và nhận thấy: 'Chúng tôi đã chiếu tia tử ngoại vào các động vật có vú khác và nhận thấy chúng cũng có khả năng phát sáng'.
Ông đã công bố phát hiện của mình trên tạp chí Mammalia và sau đó được trang New York Times đưa tin, các nhà nghiên cứu cho biết 'đây là báo cáo đầu tiên về việc phát sáng huỳnh quang sinh học ở động vật có vú bộ đơn huyệt dưới ánh sáng của tia tử UV'.
Mặc dù trước đó vài tháng, nhà động vật học Linda Reinhold cũng vô tình phát hiện điều tương tự khi nghiên cứu các động vật ở rừng mưa nhiệt đới phía Bắc Queensland, Úc khi nghiên cứu về các loại nấm.
Xem video:
Các mẫu vật phát quang dưới tia UV
Trong bản tin mà cô gửi đến Tổ chức Nấm học Queensland (Queensland Mycological Society), Reinhold cho biết cô đã tìm thấy 14 mẫu vật có thể phát sáng dưới ánh sáng tia UV và cô đã dành 3 ngày tìm kiếm các con thú có túi bị chết giữa đường để nghiên cứu.
Dưới ánh sáng thông thường, mắt của chúng ta chỉ nhìn thấy bộ lông tối màu (xám hay nâu) nhưng khi chiếu tia UV thì bộ lông này sẽ phát sáng màu xanh dương hay lục lam, thậm chí là màu hồng hay vàng.
Câu trả lời cho hiện tượng này có thể nằm trong một nghiên cứu cách đây gần 20 năm
Nhiều nhà khoa học đã tự hỏi liệu đây có phải là những gì còn sót lại trong quá trình tiến hóa hay có tác dụng hữu ích gì đối với các sinh vật có vú này?
Câu trả lời có lẽ nằm trong một nghiên cứu cách đây gần 20 năm khi nhà khoa học thần kinh nổi tiếng - giáo sư Lyn Beazley khi bà nghiên cứu về tầm nhìn của 2 loài thú có túi có tên khoa học: Tarsipes rostratus và Sminthopsis crassicaudata.
Giáo sư Lyn Beazley. Ảnh: Australian Academy of Science
Bà nhận thấy cả hai đều có tế bào trong mắt nhằm giúp chúng nhìn thấy ánh sáng UV, để xác nhận điều này bà đã để chúng trong một mê cung với các con mồi yêu thích là dế hay sâu bột và thật ngạc nhiên, chúng có thể nhìn thấy con mồi trong đêm.
Từ đó Beazley cho rằng những động vật có vú đơn huyệt có khả năng nhìn được ánh sáng tia tử ngoại, từ đó giúp chúng phát hiện ra con mồi trong đêm tối. Bà cho hay: 'Thật đáng ngạc nhiên khi hầu hết các động vật đều có thể nhìn thấy tia UV nhưng chúng ta thì không thể'.
Bà còn cho biết thêm, ngay cả nước tiểu của chúng cũng có thể phát quang khi chiếu tia UV, bà cũng cho hay nhiều phần khác của động vật có vú đơn huyệt cũng có thể phát quang dưới tia UV như lông và da nhằm giúp đồng loại có thể phát hiện ra chúng.
Điều này rất có ý nghĩa trong quá trình tìm kiếm bạn tình vào mùa sinh sản hay nhìn thấy thức ăn trong môi trường tối. Đây có thể là câu trả lời cho việc phát sáng huỳnh quang mà tiến sĩ Kenny Travouillon hay nhà động vật học Linda Reinhold đề cập ở trên.
Bài viết được dịch từ các nguồn: Theguardian, Nytimes, Nationalgeographic