Mỏ vàng hiện đại ở nơi tận cùng thế giới
Từ xưa đến nay, vàng là một thứ hấp dẫn, nó là loại tiền có thể lưu thông xuyên biên giới ở tất cả các quốc gia. Tuy nhiên, với sự khai thác ồ ạt của con người, trữ lượng vàng trên thế giới ngày càng ít đi, dựa trên nguyên tắc "hiếm có khó tìm" nên vàng cũng trở nên vô cùng đắt đỏ. Nhưng do điều kiện địa lý cực kỳ khắc nghiệt, thực sự tồn tại một mỏ vàng "cô đơn" nhất trên thế giới, rất ít người dám tới đây khai thác.
Đó chính là mỏ vàng Kupol, nằm ở vùng đất xa nhất về phía đông bắc và là phần lãnh thổ duy nhất của Nga có diện tích ở Tây bán cầu.
Được phát hiện lần đầu tiên vào những năm 1940 tại vùng đông bắc nước Nga, mỏ vàng Kupol là 1 trong những nơi có trữ lượng vàng dồi dào hiếm có, trữ lượng vàng của nó rất phong phú, lên tới 4500 tấn vàng.
Tại sao mỏ vàng Kupol khó khai thác?
Do nằm trong vòng cực bắc, Kupol là một trong những nơi có khí hậu khắc nghiệt nhất trái đất với băng tuyết quanh năm và nhiệt độ có thể xuống tới -50 độ C. "Nằm giữa vùng đất không có bóng dáng con người, toàn bộ khu khai thác mỏ trông như một căn cứ trên Mặt Trăng", nhiếp ảnh gia Chernyshova nói.
Mỏ vàng Kupol nằm cách thị trấn gần nhất cũng đến 220km. Bề mặt đóng băng vĩnh cửu quanh năm, ngay cả mùa hè cũng lạnh thấu xương. Đến được đó đã khó. Ở lại đó còn khó hơn. Chính điều này trở thành lý do khiến Kupol là một trong những mỏ vàng khó khai thác nhất trên thế giới.
Người ta phát hiện mỏ vàng Kupol từ những năm 1930. Những vỉa vàng bị chôn vùi dưới lớp băng ở vùng xa xôi này của nước Nga đã từng được khai thác bởi các tù nhân. Nhiều người đã cố gắng tiếp cận để khai thác vàng tại đây, tuy nhiên, do thời tiết cực kỳ khắc nghiệt, họ buộc phải từ bỏ việc đào vàng.
Gần 7 thập kỷ "cô đơn", cuối cùng cũng có bóng dáng con người
Ngày nay con người ngày càng phụ thuộc vào vàng. Vàng vẫn là một trong những tài nguyên quý giá nhất của chúng ta. Không chỉ là trang sức thể hiện sự giàu có, vàng còn là thành phần thiết yếu trong mọi thứ. Điều đó có nghĩa là, dù có lạnh lẽo mức nào, dù có ở tận cùng thế giới, con người vẫn phải đi đến những "địa ngục băng giá" đó để đáp ứng nhu cầu.
Có 2 cách để tiếp cận mỏ vàng Kupol. Một là đường hàng không (Sân bay Kupol cách nó 12 km về phía Bắc) và con đường tạm, dài 360 km, chỉ có thể đi được từ tháng 1 đến tháng 4 hàng năm (tháng hè để tránh nhiệt độ giảm lạnh quá mức). Con đường này còn được gọi là con đường mùa đông - lối vào đất liền duy nhất tới Kupol từ thị trấn cảng Pevek.
Thiết bị, vật tư và nhiên liệu cần thiết trong những tháng mùa đông phải được đặt hàng trước 2 năm và vận chuyển đến cảng Pevek, nơi chỉ mở cửa trong 3 tháng vào mùa hè.
Năm 2008, con đường mùa đông đã phục vụ 1.944 chuyến xe tải để vận chuyển 3.000 đơn vị container, 60.000 tấn vật tư và 25.000 tấn nhiên liệu diesel.
Vào tất cả các thời điểm khác trong năm, mỏ vàng Kupol chỉ có thể đến được bằng máy bay trực thăng và máy bay cánh cố định.
Nếu như những năm 1930, con người không thể tiếp cận mỏ vàng Kupol thì tính cho đến nay (thế kỷ 21), mỏ vàng Kupol tự hào là mỏ tiên tiến bậc nhất trên thế giới. Công nhân khai thác khoảng 21 tấn vàng mỗi năm.
Để làm được điều đó, người ta đã phải xây dựng cơ sở vật chất cho Kupol rất đầy đủ, tạo điều kiện cho công nhân làm việc. Lương của công nhân cao hơn 25% so với mức trung bình của khu vực.
Công việc ở những tầng sâu nhất dưới lòng đất của khu mỏ được điều khiển và giám sát từ xa.
Một số thợ mỏ cần xuống đất để nạp quặng và gia cố tường.
Trại công nhân phải có đầy đủ các trang thiết bị tiện nghi, đảm bảo toàn bộ sinh hoạt, bao gồm một phòng tập thể dục kích thước đầy đủ, phòng thể thao, bàn bi-a, phòng âm nhạc, thư viện, phòng cầu nguyện, TV và thư viện video. Chi phí của nơi đây lên tới 40 triệu USD.
Ngoài chỗ ăn ngủ, khu nhà ở còn có các tiện ích như phòng gym, thư viện, phòng nghe nhạc, xem tivi...
Một đường hầm kín, dài 900 mét, được mệnh danh là "Hành lang Bắc Cực", cho phép công nhân đi lại giữa trại và khu mỏ mà không phải chịu lạnh trong mùa đông. Khoảng 1.200 người có mặt tại khu mỏ để làm việc liên tục trong 4 tuần, sau đó nghỉ 4 tuần rồi trở lại làm việc. Những người ở xa hơn thì chu kỳ là 6 tuần.
Sản lượng của mỏ Kupol vào khoảng 21 tấn vàng mỗi năm, ở dạng bán tinh chế. Mỏ vàng được khai thác bởi công ty Kinross có trụ sở tại Toronto, Canada.
Vào năm ngoái, Kinross Gold Corp. - đơn vị sở hữu của mỏ vàng Kupol, đã quyết định bán lại nơi này, đồng thời thoái vốn tất cả các tài sản khác ở Nga do lo ngại ảnh hưởng từ biến động chính trị.
Kể từ khi được Kinross khai thác, mỏ Kupol đã sản xuất được 481.108 ounce vàng tương đương, bao gồm giá trị của cả vàng và bạc được sản xuất trong năm 2021. Mỏ này chiếm khoảng 23% lượng vàng được sản xuất bởi công ty năm ngoái.
(Tổng hợp, miningnewsnorth...)