Bí ẩn máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ: Lập nhiều chiến công bỗng tự dưng biến mất!

Mạnh Kiên |

F-117 Nighthawk bỗng dưng biến mất sau 27 năm phục vụ trên nhiều chiến trường của không quân Mỹ. Bí ẩn đằng sau được hé lộ.

Tài năng nhưng yểu mệnh

F-117 Nighthawk là máy bay tàng hình hoạt động đầu tiên của không quân Mỹ. Chiếc máy bay thực hiện hành trình đầu tiên vào năm 1981 và bước vào trạng thái hoạt động từ năm 1983.

Những chiếc Nighthawk đã tham gia vào các chiến dịch của Mỹ ở Panama, Chiến dịch Just Cause, vào năm 1989, nhưng được ca ngợi nhiều nhất với vai trò trong Chiến tranh vùng Vịnh năm 1991.

Máy bay cũng từng chiến đấu trên bầu trời Nam Tư vào cuối những năm 1990, nhưng đến đầu những năm 2000, F-117 hoàn toàn biến mất. Đến năm 2008, những chiếc Nighthawk đã hoàn toàn nghỉ hưu chỉ sau 27 năm phục vụ. So với các máy bay B-52, C-130 và KC-135 Stratotanker, nó có thời gian phục vụ tương đối ngắn.

Giống như nhiều loại máy bay có thời gian phục vụ ngắn tương tự, lý do F-117 không được sử dụng là do các vấn đề thiết kế cố hữu và sự gia tăng của các hệ thống vũ khí mới được chế tạo để thay thế cho Nighthawk.

Ngay từ đầu, thiết kế tàng hình của F-117 đã tập trung vào tính khí động học để ưu tiên tiết diện radar nhỏ hơn, nhưng đổi lại máy bay không ổn định về mặt khí động học ở các trục lăn, cao độ và trục nghiêng.

Điều này đòi hỏi phải liên tục hiệu chỉnh chuyến bay từ nhiều hệ thống khác nhau để duy trì khả năng kiểm soát.

Như thể điều đó vẫn chưa đủ tồi tệ, Nighthawk còn gặp phải vấn đề mà các nhà phát triển tại Lockheed gọi là "hỏng cánh". Tính khí động học của máy bay đôi khi có thể buộc phần cánh và phần đuôi tách ra, một lỗ hổng cố hữu trong thiết kế khung máy bay.

Nó cũng có những hạn chế về công nghệ. F-117A không mang theo radar vì nó giúp giảm lượng khí thải và tăng khả năng tàng hình.

Máy bay cũng không có thiết bị đốt cháy sau, không có súng và khoang chứa bom chỉ có khả năng mang bốn quả bom 450kg. Mặc dù Nighthawk là một "phiên bản 1.0" tuyệt vời của các máy bay tàng hình thế hệ tương lai, nhưng những hạn chế này sẽ làm mất đi tính hiệu quả lâu dài của nó.

Với sự gia tăng của các siêu máy tính có thể tính toán mặt cắt radar trong khi vẫn duy trì khả năng khí động học, như đã thấy với máy bay ném bom B-2 Spirit, không quân Mỹ đã có thể tạo ra ngày càng nhiều máy bay tân tiến, được trang bị tốt hơn để chiến đấu trong khi vẫn duy trì được khả năng tàng hình cần thiết.

Bí ẩn máy bay tàng hình đầu tiên của Mỹ: Lập nhiều chiến công bỗng tự dưng biến mất! - Ảnh 1.

Kết thúc thời đại ngắn ngủi

Tuy nhiên, cơ duyên cho Nighthawks không phải là trở thành mẫu máy bay ném bom tàng hình như vậy.

Vào cuối những năm 1990, trong khi những chiếc Nighthawk thực hiện các nhiệm vụ trên đảo Nam Tư, không quân Mỹ đã âm thầm bắt đầu thử nghiệm và bay một chiếc máy bay chiến đấu mới do Lockheed sản xuất, F-22 Raptor.

Được đánh giá là máy bay chiến đấu chiếm ưu thế trên không thực sự, Raptor mang tên lửa không đối không, một khẩu pháo 20 mm và khả năng mang bom không đối đất.

Quan trọng hơn, khả năng tàng hình của F-22 Raptor tích hợp công nghệ mới nhất, bao gồm giảm lượng khí thải, tín hiệu hồng ngoại và âm thanh, và thậm chí giảm bớt các chi tiết nhận dạng khác như động cơ máy bay và mũ bảo hiểm của phi công.

Các máy bay F-117 đã thực hiện các sứ mệnh trên khắp Iraq và Afghanistan trong cuộc chiến chống khủng bố toàn cầu, nhưng không quân đã quyết định cho nghỉ hưu loại máy bay này để sử dụng số tiền tiết kiệm mua thêm F-22.

Đến năm 2008, những chiếc Nighthawk chính thức nghỉ hưu và F-22 cũng được đưa vào biên chế. Ở thời điểm ấy, chiếc F-22 thay thế đang được phát triển một khung máy bay mới thậm chí còn tiên tiến hơn được gọi là F-35 Lightning II.

Các máy bay khác của Mỹ cũng có thời hạn phục vụ ngắn hơn, bao gồm F-101 Voodoo, F-111 Aardvark và F-105 Thunderchief.

Tuổi thọ của chúng bị cắt ngắn vì những lý do tương tự: nhu cầu hoạt động kết hợp không đủ đáp ứng cùng với sự lỗi thời. Không có gì để phàn nàn về thành tích của những chiếc máy nói trên, nhưng thời gian không chừa một ai.

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại