Tây Du Ký 1986 trở thành phiên bản kinh điển mặc dù những kỹ thuật kỹ xảo thời đó hết sức thô sơ, đến ngày hôm nay, khi những sự thật phía sau mỗi một thước phim thần thánh gắn liền với tuổi thơ dần được hé lộ thì càng khiến nhiều người bất ngờ hơn.
Tây Du Ký 1986 là bộ phim eo hẹp về kinh phí, thậm chí các trang phục của nhân vật đều phải mặc đi mặc lại nhiều lần. Về máy móc, ê-kíp làm phim không có hệ thống máy móc tối tân như hiện nay. Tuy nhiên, để có những thước phim sống động, ê-kíp phim cũng đã rất linh hoạt khắc phục được nhiều khó khăn để hoàn thành tác phẩm có thể gọi là xuất sắc.
Trong Tây Du Ký 1986 có rất nhiều cảnh liên quan đến long cung, thủy cung. Với khán giả, thực sự thế giới thủy cung vô cùng ấn tượng, tráng lệ, lung linh. Thế nhưng, trong bối cảnh kinh phí eo hẹp vậy, đoàn làm phim đã phải làm gì?
Ban đầu, mọi người đều lầm tưởng rằng long cung trong phim thực sự tồn tại nhưng thực ra lại không phải vậy. Thực ra, long cung chính là 1 bể cá!
Cảnh long cung trong Tây Du Ký 1986 thực chất là bể cá.
Năm ấy khi quay cảnh long cung, đạo diễn chỉ đặt thêm một bể cá trước ống kính, bong bóng bên trong đó được tạo ra từ ống hút. Điều người ta ngạc nhiên nhất chính là vào thời kỳ kỹ thuật quay phim còn lạc hậu như thế mà đạo diễn có thể tinh tế nghĩ ra biện pháp quay phim có thể coi là độc đáo nhưng vẫn giảm bớt được rất nhiều hiệu ứng ống kính mà vẫn cho khán giả cảm giác vô cùng chân thật. Đây quả thực là chuyện không dễ dàng gì.
Dù hiệu ứng còn đơn sơ và sử dụng kỹ xảo lừa mắt khán giả nhưng đạo diễn đã thành công tạo nên những thước phim cực kỳ sống động, khán giả không chỉ yêu thích mà còn rất hài lòng.
Thậm chí, đến ngày hôm nay, khi đoàn phim tiết lộ những chi tiết hậu trường quý giá này thì khán giả mới dần nhận ra và phát hiện điều bất thường cho thấy khả năng sáng tạo của đoàn phim đã thành công lừa được mắt khán giả suốt bấy nhiêu năm.