Sau các cuộc thám hiểm và nghiên cứu hình ảnh vệ tinh 2 bán đảo Yamal và Gydan, các nhà khoa học cho biết, những ụ đất sưng phồng tại vùng Bắc Cực ở Siberia là những túi chứa khí metan khổng lồ. Và chúng đang có nguy cơ phát nổ bất cứ lúc nào!
"Điều khủng khiếp đáng báo động đó là, hơn 7.000 túi khí metan ẩn dưới lòng đất ở Siberia vùng Bắc Cực đang có nguy cơ bùng nổ." - Alexey Titovsky, Giám đốc Trung tâm Khoa học và Cải tiến Yamal (Tây Bắc Siberi, Nga) cho biết trên tờ The Siberian Times.
Hơn 7.000 túi khí metan ẩn dưới lòng đất ở Siberia vùng Bắc Cực đang có nguy cơ bùng nổ. Ảnh: Trung tâm Khoa học và Cải tiến Yamal.
Theo các nhà khoa học ở Yamal, bán đảo Yamal được xem là vùng đất "lành ít dữ nhiều", nơi tích tụ nhiều khí gas bậc nhất ở Nga. Nếu 7.000 túi khí này bùng nổ, nó sẽ phát thải lượng khí metan khổng lồ ra ngoài bầu khí quyển. Khi đó, nhiệt độ Trái Đất nóng lên mức báo động (gây biến đổi khí hậu) là điều không thể tránh khỏi.
Khí độc metan này thường tích tụ dưới lòng đại dương, ao hồ trên khắp thế giới. Ảnh: Internet.
Chưa hết, các nhà khoa học tìm thấy túi khí metan tích tụ dưới đảo Bely, cách biển Kara ở phía bắc Vòng Bắc Cực hơn 700km. Theo tính toán, nếu túi khí này bị nổ, nó sẽ phát thải lượng khí metan cao gấp 1000 lần so với bình thường.
CH4 (Metan), là một trong những khí độc tự nhiên gây hiệu ứng nhà kính, được giới khoa học xem là "sát thủ ẩn thân" có thể làm Trái Đất nóng lên gấp 84 lần so với khí CO2.
Không chỉ khiến nhiệt độ Trái Đất nóng lên khiến băng tan chảy gây biến đổi khí hậu, khí metan còn gây bỏng nhiệt cho con người. Với khả năng chiếm chỗ của oxy, metan có thể gây ngạt trên diện rộng. Loại khí độc này thường tích tụ dưới lòng đại dương, ao hồ trên khắp thế giới.
Hình ảnh túi khí metan phát nổ dưới hồ. Ảnh: Internet.
Hố địa ngục ở Siberia - Hệ quả của biến đổi khí hậu, sản phẩm của bùng nổ khí metan
Không dừng ở đó, sau khi phát thải khí độc metan ra ngoài khí quyển, các vụ nổ này còn dẫn tới sự hình thành các miệng núi lửa mới hoặc gián tiếp tạo ra các "hố địa ngục" bí ẩn mà nhiều người vẫn gọi tại Siberia.
Hố địa ngục ở Siberia - Hệ quả của biến đổi khí hậu, sản phẩm của bùng nổ khí metan. Ảnh: The Siberian Times.
Điều này giải thích cho hiện tượng, hàng loạt "hố địa ngục" xuất hiện bí ẩn tại Siberia. Trước đó, nhiều người cho rằng, "hố tử thần" tại vùng đất thuộc Bắc Cực này là căn cứ bí mật của người ngoài hành tinh.
Theo các nhà địa chất Mỹ, dưới bề mặt mặt đất ở vùng Bắc Cực xuất hiện nhiều hố băng vĩnh cửu có thể cao hơn 500m. Khi nhiệt độ Trái Đất tăng dần lên do biến đổi khí hậu, các hố băng vĩnh cửu này tan dần ra, gây áp lực lên các túi metan bên dưới.
Kết là quả là khiến cho các túi metan hoặc khí gas tự nhiên phát nổ như một trận phun trào núi lửa, từ đó tạo nên các "hố địa ngục" tại Siberia.
Xét dưới góc độ biến đổi khí hậu, chính sự nóng lên toàn cầu khiến cho nhiệt độ mặt đất và đại dương tăng lên đã kích thích sự giải phóng khí độc tự nhiên vào bầu khí quyển. Tiếp sau đó, các khí nhà kính như metan lại quay trở lại góp phần làm tăng hiệu ứng nhà kính trên Trái Đất.
Hiện, các chuyên gia khí tượng học trên thế giới đang rất lo lắng nếu thảm họa tự nhiên này xảy ra. Hệ quả mà nó gây cho Trái Đất và con người rất tồi tệ.
Bài viết sử dụng các nguồn: Epa.gov, Dailymail