Bí ẩn hành trình dài 345km băng đại dương của loài cá nước ngọt: Khoa học đã giải mã được

Trần Phương |

Poecilia vivipara, loài cá bảy màu sống ở vùng nước ngọt, lại xuất hiện tại quần đảo Fernando de Noronha cách bờ biển đông bắc Brazil 345km. Điều này khiến nhà khoa học đau đầu.

Rõ ràng có điều gì bí ẩn ở đây. Bởi những con cá nước ngọt này có vẻ như không đủ sức cho một cuộc hành trình đầy gian khổ trên đại dương, để tới các đảo đá bị cô lập xa xôi, được hình thành bởi hoạt động núi lửa. Nhưng giờ đây họ tin có thể giải mã được điều bí ẩn này.

Bí ẩn hành trình dài 345km băng đại dương của loài cá nước ngọt: Khoa học đã giải mã được - Ảnh 1.

Quần đảo Fernando de Noronha, Brazil. Nguồn: Stunningplaces.

Phân tích DNA tại Đại học Universidade Federal do Rio Grande do Norte, Brazil cho thấy cá trên đảo có mối quan hệ chặt chẽ với các quần thể gần nhất trên đất liền. Và các nhà nghiên cứu đã vẽ ra một kịch bản mà theo đó, những con cá bảy màu có thể được vận chuyển tới Fernando de Noronha nhờ vào bàn tay của con người (1).

Khả năng cao là chúng được đưa tới Fernando de Noronha bởi các lính Mỹ đóng quân tại đây và tại thành phố gần nhất của Natal cách đây khoảng 60 năm về trước để kìm hãm số lượng muỗi bản địa. Điều này có thể là do loài cá bảy màu được biết tới là "sát thủ" của trứng muỗi và lăng quăng.

Ngoài ra, dữ liệu còn ghi nhận quân đội Mỹ cũng đã sử dụng hóa chất DDT để kiểm soát số lượng muỗi và dịch bệnh sốt rét.

Sự tương ứng chặt chẽ về mặt di truyền giữa những con cá bảy màu ở đảo và trên đất liền có thể đặt ra giả thuyết rằng chúng mới di cư ra đảo rõ ràng cách đây chưa lâu, như vậy nhờ vào sự can thiệp của con người là có căn cứ.

Tuy nhiên, mặc dù các nhà nghiên cứu nói rằng đây là một kịch bản có khả năng xảy ra nhất, nhưng họ vẫn không loại trừ hoàn toàn trường hợp phân tán tự nhiên (2), đưa ra các ví dụ về việc cá nước ngọt đã băng qua đại dương trong quá khứ.

Theo họ, mặc dù cơ hội sống sót là rất nhỏ, cá và trứng cá có thể được vận chuyển bởi chim, thuyền bè, bão và thay đổi dòng hải lưu. Thay đổi mực nước biển và độ mặn của mực nước biển cũng có thể mang tới cho cá bảy màu một cánh cửa cơ hội.

Có lẽ chúng ta sẽ không bao giờ biết chắc chắn về điều này, nhưng các nhà khoa học từ lâu đã bị mê hoặc bởi cách làm thế nào mà các sinh vật có thể đi tới các vùng đá nhô lên xa khơi.

Họ cho biết rằng "Bất kể cách thức di chuyển là như thế nào đi nữa, quần thể cá bảy màu chính là một bài học quý giá về cách thức các quần thể nhỏ bé hình thành và phát triển mạnh mẽ trong các môi trường khác biệt".

Cũng theo nhóm nghiên cứu, DNA của các quần thể này trên quần đảo là chìa khóa để mở cánh cửa bí mật về thế hệ trước của chúng. Nhờ đó, có thể biết được các mối quan hệ di truyền ở những nơi cách xa ngàn dặm đại dương hoặc cách xa hàng trăm năm theo thời gian.

Nghiên cứu được công bố trên ZooKeys.

Nguồn: Sciencealert

Đường dây nóng: 0943 113 999

Soha
Báo lỗi cho Soha

*Vui lòng nhập đủ thông tin email hoặc số điện thoại